1. Nhận ra tất cả hữu tình đều đã là cha mẹ ta
Theo luân hồi sinh tử xoay vần, trong một kiếp nào đó họ hoàn toàn có thể là ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, chồng vợ, hoặc là bạn bè, đã từng có ơn lớn đối với chúng ta. Không có ai là vô tình gặp gỡ và cũng không có gì là ngẫu nhiên cả.
Mỗi khi nhắc nhở mình về điều đó, chúng ta lại càng cảm thấy dễ dàng yêu thương, muốn mang tới những điều tốt đẹp hơn cho họ bất kể họ đang là ai, trong hình hài nào khi hiển diện trước mặt chúng ta.
Hạt giống an lành, tốt đẹp này sẽ dẫn dắt chúng ta tái sanh vào cõi tốt đẹp khi từ giã cõi đời này và chính nó sẽ vun bồi thắng duyên trên con đường tu tập nhiều đời sau.
2. Ta nuôi dưỡng và phát triển tâm vị tha và từ bi
Phát tâm Bồ Đề là phát tâm vì lợi ích của chúng sinh, việc phát tâm là mong muốn giúp chúng ta sinh ở kiếp nào cũng không bị cái duyên ác dẫn dụ, làm những việc sai trái.
Bên cạnh đó, khi phát tâm Bồ Đề, nguyện thực hành Bồ Đề hạnh, gieo hạt giống giải thoát, giúp chúng ta đời đời kiếp kiếp sinh ra nơi đâu cũng làm các thiện pháp lợi ích cho chúng sinh, không bao giờ có duyên mang cái phúc này làm việc ác.
3. Mạnh mẽ chống chọi với cuộc đời
Ví dụ như một người hết lời mắng nhiếc, oán trách ta, ta chỉ cần dùng Tâm Bồ Đề để quán tưởng rằng, có thể họ đang vừa trải qua một ngày vất vả, quá khứ họ có nhiều bất ổn, ta dễ dàng thông cảm và tha thứ cho họ để không để tâm tới lời ác ý của đối phương nữa.
Có thể nói “chiếc áo giáp” càng dày thì bản thân càng có năng lực chịu đựng được những làn tên mũi đạn bắn vào mình. Nó giúp ta đứng vững trước mọi phong ba bão tố, mà không một chút sợ hãi nào.
Trước những hiểm nguy đó, người có Bồ đề tâm sẽ không sợ hãi và vượt qua một cách dễ dàng. Một người, dù cho có phạm nhiều tội nặng đi nữa, chỉ trong một chốc lát cũng có thể giải trừ được.
4. Chinh phục mọi ác nghiệp
Luân hồi sinh tử là thứ mà con người vì vô minh nên khó thoát ra được, cuối cùng thì ta đi từ cái khổ này tới cái khổ khác không biết khi nào mới dừng lại. Khi ác nghiệp tới có người sẽ oán giận nhưng khi đã có Bồ Đề Tâm ta dễ có được sự bình thản đón nhận.
Khi Trái Đất rơi vào kiếp hoại, con người phải chịu những quả báo nặng nề từ nghiệp chướng đã gây tạo. Tuy nhiên, “Bồ đề tâm có thể đốt cháy tất cả tội lỗi, nghiệp chướng trong chốc lát”.
Đôi khi chỉ cần lâu lâu cũng khởi một niệm nghĩ đến điều lành cũng có thể cứu lấy ta thoát khỏi khổ ải bằng tâm bình an.
Bồ đề tâm được ví như là ánh sáng xóa tan màn đêm tăm tối. Bởi nghiệp chướng con người sâu nặng, tham sân si chi phối. Con người không thể làm chủ chính mình và luôn tạo ra tội lỗi.
Chỉ có Bồ đề tâm mới giúp con người tăng trưởng những pháp thiện, mở rộng tâm hồn, thương yêu chúng sanh và chinh phục những ác nghiệp từ nhiều đời kiếp tích tụ.
5. Bản thân trở nên cao quý
Con người có khả năng tự nhận thức rất tốt vì ta là loài thông minh nhất trên thế giới, vậy nên với những tội lỗi mình gây ra ta luôn ý thức được, chính điều đó sẽ mang lại cho ta cảm giác thấp kém.
Có muốn trốn chạy cảm giác tội lỗi cũng không được vì ta hiểu chính mình hơn ai hết. Con người là vậy, vốn mang thân tứ đại vô thường và bất tịnh. Thế nhưng khi có Bồ đề tâm thì không chỉ tâm hồn thanh tịnh mà còn biến thân thể này trở nên trong sạch, trang nghiêm, thánh thiện “ví như viên ngọc vô giá vì chứa đựng Đức Phật”.
Ai trong chúng ta cũng có lòng tốt ẩn tàng, khi có cơ hội phát tâm Bồ Đề ta cũng cảm thấy mình tốt đẹp, đáng quý vì thế mà khiến ta trở nên thánh thiện, cao quý hơn.
6. Công đức của Bồ Đề tâm luôn còn mãi
Giống như giọt nước rơi vào đại dương bao la sẽ không bao giờ mất đi cho đến khi bản thân của đại dương đó không còn nữa. Cũng vậy, người đã gieo hạt giống Bồ đề tâm sẽ là nhân tăng trưởng thêm vô lượng công đức cho đến khi nào giác ngộ giải thoát.
7. Nhân quan trọng để thành Phật
Ngược lại, dù chỉ một lần trong đời có tâm Bồ Đề thực sự là cũng là hạt giống cho muôn kiếp về sau chúng ta có duyên thành Phật, hoàn toàn thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Làm người khó thoát được cái tâm hẹp hòi ích kỷ, tham lam, đố kỵ, sân si; nhưng giờ đây chỉ chỉ cần tỉnh thức, phát Tâm Bồ Đề rộng lớn “Trên cầu giác ngộ thành Phật, dưới nguyện độ tất cả chúng sinh” thì chúng ta sẽ được mười phương Chư Phật chứng minh và gia hộ.
Bất cứ ai dù người thường hay bậc tu hành, khi chưa phát tâm Bồ Đề thì không thể thành Phật được, phải có nhân của phát Bồ Đề Tâm, phát Bồ Đề nguyện và thực hành Bồ Đề hạnh mới có thể thành tựu được Phật quả, đạt được giác ngộ tối thượng. Vậy nên, trong giáo Pháp của Phật rất coi trọng tâm Bồ Đề.
Người thường hay nóng lòng muốn được thành Phật nhưng đừng vì thấy khó khăn mà nản chí vì con đường Phật đạo phải trải qua ba A Tăng kỳ kiếp.
Như Đức Phật cũng đã trải qua vô lượng kiếp mới thành Phật. Ngày nay, chúng ta cứ noi theo gương Ngài tinh tấn tu hành, nuôi dưỡng Tâm Bồ Đề, giữ chánh niệm, không sống buông lung làm khổ mình khổ người, chứ không phải chỉ tụng suông ở đầu môi chót lưỡi.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: