(Lichngaytot.com) Hồi hướng công đức là khái niệm khá quen thuộc mà bất cứ Phật tử nào cũng cần biết. Việc áp dụng các bài Kinh và hành động hồi hướng đúng cách sẽ giúp gia tăng phước báu, may mắn cho bản thân và gia đình. Cùng tìm hiểu rõ hồi hướng công đức là gì và những bài kinh hồi hướng đơn giản, phổ biến nhất thông qua bài viết dưới đây.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
- 1. Hồi hướng công đức là gì?
- 2. Vì sao phải hồi hướng công đức?
- 3. Phân biệt các loại hồi hướng công đức
- 4. Lợi ích của hồi hướng công đức
- 5. Cách hồi hướng công đức chính xác
- 6. Các bài khấn hồi hướng công đức
- 7. Nên làm gì để có công đức mỗi ngày?
1. Hồi hướng công đức là gì?
Để hiểu rõ hơn về khái niệm “hồi hướng công đức” là gì, chúng ta cùng đi cắt nghĩa cụm từ này. Trong đó, “công đức” được hiểu là những hành động làm việc thiện nguyện, giúp đỡ người, chúng sanh tạo nên giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Còn “hồi hướng” là dùng thiện căn công đức của mình tích lũy để hướng về 1 mục đích, tự tăng phước báu, may mắn của bản thân hoặc cho gia đình, chúng sanh khác.
Hiểu một cách đơn giản, hồi hướng công đức là chúng ta mong muốn người khác cũng được hưởng nhân quả việc làm thiện do chính mình tạo ra.
Hồi hướng là bài kinh khấn, hành động mong giảm xá tội, tích công đức cho bản thân, gia đình. Đây được xem là điều căn bản trong phát triển tâm Bồ Đề khi học Phật pháp. Bởi vậy, mà trong đại đa số các kinh Phật đều có câu niệm “Nguyện đem công đức này… hồi hướng về tất cả…”.
Ví dụ, chúng ta bố thí, cúng dường hay tụng kinh, niệm Phật v.v…, theo lý nhân quả ai ăn người nấy no, ai tu người đó được. Nhưng với một vị phát tâm Bồ-đề, lập hạnh Bồ-tát, vì lòng từ bi thương tưởng chúng sinh, vì hướng đến Phật đạo để giúp mọi người cùng thoát khổ, nên đem tất cả công đức bố thí, cúng dường, tụng kinh, niệm Phật v.v…. đều hồi hướng về tất cả chúng sinh, cầu nguyện mình và người đều cứu cánh thành tựu quả Phật.
2. Vì sao phải hồi hướng công đức?
Vì sao nên hồi hướng công đức? Theo luật nhân quả, mỗi hành động của chúng ta đều có phước báo tương ứng, đúng như câu “gieo nhân nào gặt quả nấy”.
Ví dụ: người bố thí sẽ có phước báu giàu có, người bác sĩ chữa bệnh thì phước của họ là sống khỏe mạnh, trường thọ. Còn nếu tu thân không tốt, nghiệp chướng sẽ hướng về họ sau này.
Tất cả điều đó đều thể hiện luật nhân quả. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa nâng cao hơn, chúng ta có thể điều khiển phước báu hướng về người khác, hoặc đi theo hướng chúng ta muốn thông qua các bài kinh hồi hướng công đức.
Ví dụ đơn giản hơn, nếu bố thí thì phước báu của người đó là giàu có, tiền lộc. Tuy nhiên, họ có thể niệm hồi hướng công đức chuyển phước báu tài lộc thành sức khỏe, giảm bệnh tật, tăng tuổi thọ. Song song với đó, phước báu không chỉ mình mình hưởng, mà bạn có thể hồi hướng cho người khác trong gia đình theo mong muốn của bản thân.
arfAsync.push(“knye9xke”);window.googletag=window.googletag||{cmd:[]};googletag.cmd.push(function(){googletag.defineSlot(‘/57976558/Ureka_Supply_lichngaytot.com_Outstream_1x1_060521′,[1,1],’div-gpt-ad-1676366752775-0’).addService(googletag.pubads());googletag.pubads().collapseEmptyDivs();googletag.enableServices();});
googletag.cmd.push(function(){googletag.display(‘div-gpt-ad-1676366752775-0’);});
Vậy, tổng kết lại, hồi hướng công đức là việc các Phật tử thấm nhuần tư tưởng của Phật pháp, đi gieo duyên làm việc thiện để tích đức. Sau đó, công đức của họ sẽ được chuyển hóa thành phước báu tương ứng, giúp gia chủ luôn có cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Phân biệt các loại hồi hướng công đức
Có thể quy kết hồi hướng theo 3 loại: (1) Hồi sự hướng lý, (2) hồi tự hướng tha, (3) hồi nhân hướng quả. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa hồi hướng, chúng ta thử tìm hiểu ba nghĩa này.
3.1 Hồi sự hướng lý
Ở đây, “sự” là sự tướng, tức các hạnh hữu vi, sinh diệt. “Lý” là lý tính, chỉ lý thể bất sinh bất diệt. Nói khác đi, sự là duyên khởi, lý là tánh không; sự là giả tướng duyên khởi, lý là thật tướng không tướng.
Là người trần mắt thịt, chúng ta tu tập các hạnh như bố thí, cúng dường, tụng kinh, niệm Phật v.v… là hạnh hữu vi. Chúng ta cần phải “hồi chuyển” sự tu, tức hạnh hữu vi này “hướng về” lý tánh vô vi, không tu, không chứng, không ta, không người mới có thể giải thoát, giác ngộ.
Nếu không hồi sự hướng lý, phàm phu sẽ rơi vào kiến chấp có tu, có chứng, do đó sẽ khởi tâm ngã mạn, làm chướng ngại Bồ-đề đạo. Cho nên, mục đích của hồi sự hướng lý là để “lý sự viên dung”, khai triển tuệ giác bát-nhã. Tổ Quy Sơn dạy: “Trên đất thực tế không nhận một mảy trần, trong cửa vạn hạnh không lìa một pháp.” Đây chính là ý này.
3.2 Hồi tự hướng tha
“Tự” là chính mình, “tha” là người khác. Hồi tự hướng tha nghĩa là nói đem công đức mình tu tập hồi hướng về tất cả chúng sinh.
Người chưa thông tỏ lý chẳng những chấp sự tu, mà còn chấp ngã. Cho nên, họ làm phước nghiệp gì đều vì mình (ngã) hoặc người thân của mình (ngã sở hữu).
Nếu hiểu được lý trùng trùng duyên khởi (interdependent arising), tương tức tương nhập (inter-beings and inter-penetration) mình và người không khác, nếu chúng sinh an lạc mình sẽ an lạc; nếu chúng sinh còn khổ, mình không thể nào hoàn toàn được an vui.
Cho nên, hồi tự hướng tha chính là phá trừ ngã chấp, nuôi dưỡng tâm đại bi cứu khổ chúng sinh. Kinh Hoa Nghiêm nói:
“Tất cả công đức mình tu được
Không vì riêng mình hay ai khác
Dùng tâm giải thoát không trói buộc
Hồi hướng lợi ích mọi chúng sinh.”
3.3 Hồi nhân hướng quả
“Nhân” là nhân tu, “quả” là quả chứng. Hồi nhân hướng quả là chỉ đem công đức huân tu của ba nghiệp thân miệng ý hướng về quả Vô thượng Bồ-đề, rốt ráo thành Phật, mà không phải cầu phước quả trong cõi trời người, hay quả vị nhị thừa Thanh văn, Duyên giác, cho đến quyền thừa Bồ-tát.
Pháp sư Thư Ngọc đời Thanh dẫn Kinh Diệu Tý Bồ-tát nói: “Có người hiến hương, hoa, đèn, khen ngợi, cúng dường…, cho đến trì giới, tinh tấn lễ tụng, tu hành tất cả thiện pháp đều hồi hướng về Phật quả Vô thượng Bồ-đề. Nếu hồi hướng về nhân thiên thì vẫn không tránh khỏi các khổ; nếu hồi hướng về nhị thừa chỉ có thể tự độ; nếu hồi hướng về Bồ-tát vẫn chưa cứu cánh. Chỉ có Phật quả Bồ-đề mới thực sự là chỗ quy thú, là bảo sở. Ví như cá dòng chảy đều đổ về biển cả. Đã vào biển cả rồi tất cả đều đồng một vị.” (Di Sơn Lễ Phật Phát Nguyện Văn Lược Thích-Sakya Minh-Quang dịch; J 30, trang 915c-916a).
Cùng một ý này, trong Văn Đại Sám Hối (Hồng Danh Bảo Sám) cũng nói: “Con nay phát tâm không phải vì cầu phước báo trời người, quả vị thanh văn, duyên giác, hay Bồ-tát quyền thừa cho mình, mà chỉ y nơi tối thượng thừa phát tâm Bồ-đề, nguyện cùng với chúng sinh trong pháp giới đồng một lúc được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Phật)”.
4. Lợi ích của hồi hướng công đức
Như trên đã trình bày, chúng ta thấy hồi hướng công đức có lợi ích rất to lớn. Đó chính là giúp hành giả giữ gìn chánh niệm từ bi vô ngã, nuôi dưỡng tâm Bồ-đề không để quên mất hay thoái thất.
Vì vậy, người xưa nói, hồi hướng công đức có thể biến công đức ít thành nhiều, nhỏ thành lớn, tất cả đều do tâm lượng lớn nhỏ của người phát tâm tu tạo!
Hành động hồi hướng công đức trong nhà Phật mang ý niệm: “công” tức là công năng mang phước báu, “đức” là phước đức của những người tu hành. Pháp Bảo Đàn Kinh cho rằng công đức nằm trong pháp thân chứ không do tu hành. Do đó, công đức là bình đẳng; chân như; vô sai biệt.
Hồi hướng công đức có ý nghĩa là bố thí khắp cả, hay nói cách khác là bố thí công đức của bản thân cho tất cả chúng sinh.
Tuy nhiên trong cuốn Đại Thừa Nghĩa Chương, hồi hướng công đức mang 3 ý nghĩa khác nhau:
- Cầu mong trí tuệ;
- Đem thiện pháp mà mình tu được ban cho chúng sinh;
- Đưa thiện căn bình minh đến pháp tính bình đẳng như thật.
Đồng thời, cũng có thể hiểu hồi hướng công đức chính là công hạnh tu hành, biểu hiện cho sự thiện nguyện từ bi của người hồi hướng. Theo đó, chúng sinh đều hưởng công đức từ hồi hướng, vô phân biệt, vô chấp.
Theo lời dạy của Huệ Năng và Đại thừa nghĩa chương thì tính chân thật, bình đẳng là pháp vô tri thuộc chân lý tuyệt đối, chân như không liên hệ gì tới nhân quả của hiện tượng. Do đó, mọi chúng sinh đều nhận được công đức hồi hướng. Căn cứ theo thuyết nhân quả thì tùy theo sức hồi hướng, phước báo, nghiệp lực của mỗi người mà thọ nhận sẽ khác nhau.
Còn những người chưa từng làm việc thiện, chỉ làm việc ác nhưng vẫn nhận được công đức thì cũng không hoàn toàn trái với luật nhân quả. Bởi vì, có thể kiếp trước những người đó đã tích được một phần đức.
Hồi hướng công đức chính là nghi thức mà Bồ tát, chư Phật tu hành phát triển tâm linh, nguyện ước lành từ bi mà những người tu hành cần thực hiện.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa công đức và phước đức: Thay đổi cả KIẾP NGƯỜI
5. Cách hồi hướng công đức chính xác
Trong giáo lý nhà Phật, luật nhân quả luôn tồn tại, phước báu đã dùng hết thì nghiệp sẽ trổ ra. Do đó, khi làm việc thiện thì công đức của bạn sẽ tăng cao, hóa giải nghiệp chướng, đem đến cuộc sống tốt hơn.
Để hồi hướng công đức, bạn cần thực hiện các điều như sau:
- Luôn luôn suy nghĩ về việc làm điều thiện, tích công đức cho bản thân. Thực hiện các cách tích lũy công đức để nhận về nhiều phước báu mỗi ngày.
- Khi làm việc thiện hay luôn niệm trong đầu rằng tất cả công đức sẽ hồi hướng về người thân, cha mẹ hay sức khỏe, tình duyên,…
Càng hồi hướng công đức cho nhiều người thì phước báu càng chia nhỏ. Tuy nhiên, phước báu không mất đi mà chỉ tăng dần lên dựa vào việc làm hành thiện của bạn. Do đó, hãy luôn luôn tâm niệm bản thân cần làm việc thiện để nhận về quả vị tốt lành cho mình hay người thân.
5.1 Hồi hướng công đức cho Cha Mẹ
Không cứ là cha mẹ ta còn hay đã mất. Một khi ta phát tâm chân thực, vì họ mà làm các việc thuộc về Thánh đạo, như tụng kinh, trì chú, niệm Phật…Rồi hồi hướng công đức ấy cho cha mẹ, thì đó gọi là Đại hiếu!
Tại sao gọi là Đại hiếu? Bởi công đức vô lậu có sức chuyển hóa nghiệp vô cùng mạnh mẽ. Cha mẹ ta nhờ đó mà được tiêu tai chướng nghiệp.
Nếu bình thường thì sẽ khỏe mạnh, minh mẫn và tăng thêm tuổi thọ; Nếu cha mẹ ốm đau bệnh tật, thì sẽ nhanh được khỏi. Nếu đã mất mà đọa vào ác đạo thì sẽ được giải thoát, sanh lên cõi trời người; Nếu đã tái sanh nơi cõi trời người thì sẽ được tăng trưởng phước báo.
5.2 Hồi hướng công đức cho vong linh và oan gia trái chủ
Chúng ta vô thỉ kiếp đến nay trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Mỗi đời đều gây nghiệp trái hoặc ân hoặc oán, từ việc nhỏ đến việc lớn, có thể nói là vô lượng vô biên.
Bởi thế nên Kinh dạy: “Nếu nghiệp lực có hình tướng thì ngay cả hư không cũng không thể chứa đựng nổi.” Thế thì biết các oan gia trái chủ của ta là vô lượng vô biên, không thể tính đếm! Nghiệp đã gieo thế nào, quả lơ lửng còn đó, chỉ chờ ngày đền trả mà thôi.
Họ nếu đã tìm thấy ta thì luôn luôn đi theo ta chờ ngày báo cừu rửa hận. Nếu chưa thấy ta thì vẫn ẩn khuất đâu đó chờ nhân duyên đòi nợ. Ngày nay ta có phước duyên biết đến Phật pháp, biết tạo công đức vô lậu, thì càng nên phải hồi hướng công đức cho Oan gia trái chủ.
Việc này có tác dụng như thế nào? Bạn hồi hướng công đức vô lậu cho oan gia trái chủ là một hình thức sám hối và trả nợ cho họ. Hồi hướng đến một lúc nào đó, công đức đủ trả nợ; hoặc họ do nghe niệm Phật, kinh hoặc chú mà được khai tâm. Họ khai tâm thì thấu được sự vô duyên của ân oán, sự ràng buộc của nhân quả luân hồi…họ buông bỏ oán hận tất ngay lập tức được vãng sanh về cõi lành. Họ siêu thoát rồi ta mới được an yên.
Bạn cần nhớ rằng: Oan gia trái chủ của ta vô lượng vô biên, hết lớp này đến lớp khác. Không thể trong một sớm một chiều, một năm, mười năm…mà có thể giải quyết hết được. Vậy nên làm được bất kỳ công đức nào, cũng xin nhớ hồi hướng công đức cho Oan gia trái chủ. Quan trọng lắm đấy, chỉ nói đại lược được thôi, không thể nào viết cho cặn kẽ được!
5.3 Cách hồi hướng công đức phóng sinh
Công đức của việc phóng sinh vô cùng lớn, phước báo được khỏe mạnh và tăng thọ ngay trong kiếp này.
Phật dạy: “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh.” Ta nhờ thiện nghiệp mà được sanh làm người, họ vì ác nghiệp mà đọa làm thân súc sanh. “Con người ai ai cũng yêu tiếc mạng sống, muôn vật loài nào cũng mong muốn được sinh tồn.”
Con gà thấy người làm bếp đến bắt thì hốt hoảng bay đậu lên cao để trốn tránh. Con lợn nghe đồ tể ngã giá mua xong thì hai dòng nước mắt tuôn trào như suối.
Cái chết sắp đến chúng đều biết rõ, chỉ vì miệng không thể nói ra lời. Bỗng dưng phải chịu nỗi thống khổ vì đao thớt băm vằm, ruột đứt từng đoạn. Khi mạng sống còn chưa dứt hẳn, dao sắc ngàn lượt cắt xẻ, nước sôi đun nấu trăm lần…” Ngẫm lại thật thê thảm lắm thay!
6. Các bài khấn hồi hướng công đức
Bạn có thể áp dụng các bài Kinh hồi hướng công đức cho cha mẹ, bản thân như sau:
6.1 Bài hồi hướng căn bản
“Nam mô A Di Đà Phật. (3 lần).
Nguyện mười phương chư Phật chư đại Bồ Tát/, chư A La hán, chư Hiền Thánh Tăng/, chư Long Thần Hộ Pháp chứng minh, gia trì/ và cùng với con hồi hướng công đức, phước báu/ từ vô lượng kiếp đến nay/ cho tất cả các chư vị Oan Gia Trái Chủ/ trong, ngoài, trên, dưới của con/ và Oan Gia Trái Chủ của ông (bà)………. (người bị bệnh)/ đầy đủ công đức phước báu/ siêu sanh về cõi an lành, Tây Phương Tịnh Độ.”
Nam mô A Di Đà Phật. (3 lần)”
6.2 Hồi hướng công đức cho cha mẹ
“Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
Hôm nay ngày … tháng … năm … Đệ tử … quy đầu Tam bảo, trì tụng (Kinh, chú, niệm Phật…), hồi hướng công đức cầu nguyện cho bản thân, cho thân nhân, cho chúng sinh, tất cả cùng được thành tựu đại bi thắng phước. Cúi mong Phật đức từ bi không thể nghĩ bàn, ban ơn gia hộ.
Nguyện cho con trong đời này kiếp này và muôn đời sau, con xin Đức Phật A Di Đà chứng giám cho lòng thành của con. Nguyện cho con làm bất cứ mọi điều Phước lành hoặc công Đức tu tập được trong một ngày, mỗi giờ, mỗi khắc, mỗi giây hoặc trong một đời và nhiều đời trước, con xin hồi hướng cho Cửu huyền thất tổ, ông bà nội ngoại, đa sanh phụ mẫu, ân sư đời đạo, tất cả người thân thuộc của con từ nhiều đời nhiều kiếp trước và hiện đời này.
Con nguyện hồi hướng công đức (trì chú, tụng kinh, phóng sinh hay niệm Phật) này cho khắp pháp giới chúng sanh; cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; cho hết thảy các chúng sanh hữu hình hoặc vô hình có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay.
Và đặc biệt cho Cha mẹ của con. Con cầu nguyện đức Từ phụ từ bi phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.
Nam mô A Di Đà Phật (03 lần)”
6.3 Hồi hướng công đức cho người mất
“Nam mô A Di Đà Phật!
Con nguyện hồi hướng công đức niệm Phật này cho hương linh tên là… và Pháp giới chúng sanh. Con cầu nguyện đức từ Phụ phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây phương Tịnh độ.
Nam mô A Di Đà Phật”.
6.4 Hồi hướng công đức phóng sinh
“Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)
Con nguyện hồi hướng công đức phóng sinh này cho khắp pháp giới chúng sanh; Cho linh hồn ông bà tổ tiên, thân gia quyến thuộc của con trong từ vô thỉ kiếp đến nay; Cho hết thảy các chúng sanh hữu hình hoặc vô hình có nhân duyên với con trong từ vô thỉ kiếp đến nay.
Nguyện cho hết thảy cùng phát tâm từ bi, thương người cứu vật. Nguyện đức Từ phụ từ bi phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.
Nam mô A Di Đà Phật(03 lần)”
6.5 Hồi hướng công đức sau khi đọc Chú Đại Bi
“Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
(3 lạy)”
7. Nên làm gì để có công đức mỗi ngày?
Nếu muốn hồi hướng công đức phước báo cho người thân thì mỗi người cần nỗ lực tạo ra phước đức. Cụ thể, khi bạn làm điều thiện, tạo phước cho người khác, bạn có thể cống hiến phước đức cho bố mẹ, anh em… Các cách để bạn nhận được công đức mỗi ngày như sau:
– Trì giới:
Để phát sinh đủ đầy phước báo thì người đệ tử Phật nên tu hành, trì giới đúng quy định. Cụ thể, Phật tử cần thực hành tu tập 10 hạnh lành căn bản như bố thí, giữ giới, hành thiền, cung kính, giúp đỡ người, hồi hướng…
Tuân thủ giới hạnh của Phật pháp sẽ giúp chúng ta có thể tích công đức mỗi ngày và thường xuyên.
– Đọc Kinh, niệm Phật:
Đừng quên đọc Kinh, niệm Phật để tích lũy công đức, nhận về phước báu cho bản thân. Tụng niệm Kinh Phật là cách thể hiện lòng tôn kính với các Ngài, giúp bản thân mỗi người có được sự bình an trong tâm.
– Làm việc thiện:
Trong cuộc sống hàng ngày đều có vô số cơ hội để chúng ta có thể làm phước, làm điều thiện. Việc thường xuyên làm việc thiện với tấm lòng từ bi sẽ nhận được nhiều công đức phước báo đầy đủ.
Tóm lại, hồi hướng công đức là việc bạn sử dụng những bài Kinh Phật để hồi hướng những công đức của bản thân tích lũy đến người thân hay vấn đề nào đó mình muốn. Tích lũy công đức qua những điều thiện lành thực hiện trong cuộc sống sẽ đem lại nhiều phước báu và cuộc sống hạnh phúc hơn cho mỗi người.
Trên đây là tất cả những kiến thức về hồi hướng công đức, cũng như nghi thức tụng kinh hồi hướng trong Phật giáo. Hy vọng, những thông tin này đã giúp bạn hiểu hơn về hồi hướng công đức là gì, từ đó tích được nhiều phước báu cho bản thân và những người xung quanh.
Tu hạnh đầu đà là gì? Ý nghĩa của 13 Pháp hạnh đầu đà và lợi ích tối thượng cho người tu hành
Phật dạy 7 pháp đoạn trừ phiền não, chấm dứt khổ đau, sống an lạc mỗi ngày
Lục hòa là gì? Phật dạy tu pháp Lục hòa để tiêu trừ mọi ác nghiệp, cuộc sống được an lành
Dù bạn có tin vào Phật Pháp hay không, tuyệt đối đừng làm hại 3 kiểu người này, hậu quả khó gánh!