Phước đức có bị hết hay không? Biết câu trả lời ta càng choáng váng về những việc mình đã làm

Phước đức có bị hết hay không? Biết câu trả lời ta càng choáng váng về những việc mình đã làm
By Tâm Linh
Th9 08

Phước đức có bị hết hay không? Biết câu trả lời ta càng choáng váng về những việc mình đã làm

(Lichngaytot.com) Ta hay nghe phước dày, phước mỏng vậy phước đức có bị hết hay không? Cùng Lịch Ngày Tốt đi tìm câu trả lời càng khiến ta phải thức tỉnh về từng việc nhỏ ta đã làm và cân nhắc hơn điều ta sẽ làm.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

 

Liệu phước đức có bị hết?

Thường khi có vận may đến với mình ta thấy mọi thứ quá dễ dàng nên chẳng trân trọng, ta chẳng biết mình có phước sâu dày đến đâu, cứ đang sung sướng thì cứ thế sử dụng, đến lúc hết phước, mình cần kiệm, chắt chiu cũng đã muộn màng.

Ví dụ điển hình là những nghệ sĩ có tài năng, tiếng tăm nhờ phước lớn từ kiếp trước nhưng họ không giữ gìn, tiêu xài quá nhiều phước của mình bằng việc ăn chơi, sa đọa, đến cuối đời phước âm lại rơi vào cảnh nghèo khó, bệnh tật, không chốn dung thân,… 

Có những ông hoàng, bà chúa thời phong kiến khi xưa. Nhưng tại sao hầu hết các triều đại phong kiến đều kết thúc với những cái chết nhục nhã, lẩn trốn và kiệt quệ. Bởi vì hầu hết các triều đại vua chúa, cuối cùng đều đắm chìm trong rượu và đêm ngày ở bên các cung tần mỹ nữ.
 

Được làm người thực ra đã là phước lớn vì so với loài động vật chúng chẳng có quyền chọn lựa nhiều như chúng ta, thậm chí sinh mạng đôi khi còn bị chúng ta quyết định.

Có thể nói, ai phước lớn thì càng có nhiều quyền chọn lựa, như người giàu họ có quyền, có tiền trong tay, tha hồ có nhiều lựa chọn. Trong khi ai đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn thì lấy tiền đâu ra mà kén cá chọn canh.

Xem thêm  Ba phương bái Phật, trăm sự đều lành

Người nhiều phước còn được nhiều người lắng nghe, tin tưởng, vậy nên khi nào thấy mình ít được lắng nghe thì nhớ tỉnh thức để hiểu rằng mình đang có phước mỏng.

 
dung tieu ton lang phi phuoc duc
 
Có người sinh ra trong nhung lụa, có người mở mắt đã là ăn xin, khi sinh ra con người chẳng thể chọn được. Đó là phước báo. Phước báo có tuần hoàn, có tăng trưởng và có tiêu diệt.

Nhưng vì thế chớ vội mừng, đừng vội dùng quyền của mình mà ép người, vì đó là phước bị hao hụt, hãy dùng tình thương, sự đức độ của mình để đối đãi với người. 
 

Hãy bớt nhờ người giúp, ép ai đó làm theo ý mình để tránh tổn đi phước báu của mình nếu không muốn sau này làm gì cũng thất bại mới nhận ra phước báu đã tiêu tan từ bao giờ.

Thế nên mới có chuyện có những người đi phẫu thuật thẩm mỹ để mong có dung nhan đẹp hơn nhưng kết quả là nhan sắc xuống dốc hoặc bị tử vong, vì họ không biết rằng mình đã dùng sạch hoặc âm phước của mình chỉ vì hành động đấy. Do đó, thay vì tìm cách sửa bên ngoài hãy nghe Phật dạy cách có tướng mạo xinh đẹp không cần phẫu thuật thẩm mỹ.

Vì thế, phước đức sẽ có ngày hết lúc nào không hay. Do đó, làm người đừng cố dùng hết phước thay vào đó hãy tìm cách để tạo phước cho mình và mọi người.
 

Cách giữ được phước báu cuộc đời

 
Thật là may mắn cho những ai đã đủ tỉnh thức mới dám tự vấn bản thân rằng: Phước đức có bị hết hay không?

Dân gian có câu: Phước bất tận thâu, Lộc bất tận hưởng.

Xem thêm  Cảnh chen chúc ở Tam Chúc: Cẩn thận lại mất lộc chứ mơ tưởng gì tới tăng thêm phước lộc!

Tạm hiểu là: “Khi được phước, được lộc đừng bao giờ hưởng hết một mình, mà nên san sẻ và Phải tích phước và (tiết) kiệm phước!

Thế mới thấy, đáng sợ nhất là hưởng hết phước báo mà không tạo ra phước mới. Câu dân gian trên có nghĩa là cách để gữ phước báu cũng giống như cách bạn đang tiết kiệm tiền vậy, cũng phải dành dụm và tìm cách để nó sinh sôi mỗi ngày. 

Và người xưa đã chỉ ra rằng muốn giữ được phước báo thì lại phải san sẻ, tức là cho đi thật nhiều với thái độ vô tư, vui vẻ, mong điều tốt đẹp đến cho mọi người. Vì thế, bên cạnh việc tiết kiệm thì phải biết cho đi nữa, chứ không phải khư khư ôm hết về mình với suy nghĩ có càng nhiều càng tốt.

Việc làm điều tốt, điều phước đức cho mọi người có thể xem là hình thức “đầu tư” để chúng nhân lên, sinh sôi ra nhiều thêm lên, chứ không phải chỉ giữ để không hết. 
 

Ví dụ như thấy hoàn cảnh khó khăn thì ta có thể làm từ thiện, mình có ít giúp người ta ít, có nhiều thì giúp người ta nhiều, dù khó khăn trong kinh tế nhưng luôn tự nhủ mỗi năm phải làm từ thiện.

Có như vậy thì gương mặt họ luôn bừng sáng, thanh thản và hạnh phúc còn tiền bạc sẽ đến chậm hơn và theo sau nên cũng không cần vội vã.

 
Muốn nhận được thì trước tiên bạn hãy học cách cho đi. Mà không cần có tiền và giàu có mới cho đi và bố thí. Ta không có tiền thì bố thí lời nói, trí tuệ, hành động…..!

 
Không ngẫu nhiên khi mà những người giàu nhất thế giới luôn ý thức làm từ thiện khi họ còn giữa giàu có. Ví dụ như Bill Gates biết làm từ thiện ngay khi kiếm được những đồng đô la đầu tiên.

Xem thêm  Quả báo nói xấu người khác: Nếu không muốn thất bại, ê chề hãy quản cái miệng

Không chỉ tạo ra phước mới bằng việc làm từ thiện mà ông cũng rất “tiết kiệm” phước bằng lối sống chuyên cần, không dùng đồ xa xỉ và tiệc tùng nhậu nhẹt. 

 
Ngược lại, có quá nhiều tấm gương của những người thành công sớm nhưng đã hưởng hết mà không biết cách chăm sóc, vun trồng tạo ra phước báo mới nên công danh càng về cuối đời càng lụn bại. 
 
Khi xưa lời Phật dạy về phước đức đã chỉ ra cách để giữ được phước báo, tài sản ta kiếm được thì hãy chia thành 4 phần:
 
Một phần để sử dụng hàng ngày, sinh hoạt, kinh doanh.
 
Một phần để dự trữ phòng khi bất trắc.
 
Một phần để giúp đỡ bà con quyến thuộc, người nhà.
 
Và một phần để làm từ thiện, công đức.

Khoan dung độ lượng với người chính là tạo phúc báo cho mình
3 việc càng lười làm càng tạo phúc, tưởng đơn giản mà không phải ai cũng làm được

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!