Thực tế cho thấy việc gì cũng có hai mặt nhưng với vấn đề tâm linh thì nhiều mặt! Đó là lý do chúng ta hay sử dụng từ “huyền bí” khí nói về vấn đề này. Chẳng ai thực hiểu sâu về nó thì tốt hơn hết không nên nâng cao quan điểm.
Người ta cô gắng rằng áp dụng khoa học như là một quy chuẩn để nói về một sự việc nào đó nhưng chẳng ai lật ngược lại vấn đề: Khoa học chắc gì đã đúng? Nó cũng chỉ là quan điểm cá nhân được bảo vệ hàng đống thí nghiệm, thử nghiệm có tính na ná và tương đồng để rút ra một kết luận nghe có vẻ có lý mà thôi.
Cuối cùng ta dựa vào niềm tin mà chúng ta gây dựng qua thời gian để tự giải thích về một hiện tượng mà mình không biết.
Tâm linh là gì?
Cũng như tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống, văn hóa tâm linh cũng có những mặt tích cực và tiêu cực, vì vậy cần phải tìm hiểu để có nhận định đúng đắn, thay bằng việc né tránh hay phủ nhận hoàn toàn những vấn đề liên quan.
Không đủ trí sẽ thành mê tín
Họ không đủ trí tuệ để tìm hiểu sâu sắc một vấn đề, họ lười nhác trong cuộc sống đời thường, lười lao động, lười rèn luyện cá nhân nên nếu có đọc thì kiến thức cũng chẳng thể thấm vào người. Đó là lý do, họ bị mê muội, bị dẫn dắt bởi những thông tin mơ hồ và lừa bịp, tham gia những giáo phái lạ.
Hiểu về tâm linh như thế nào cho đúng?
Họ quên mất rằng: “Dù xây chín bậc phù đồ – Không bằng làm phúc cứu cho một người” hay “Tu đâu lại bằng tu nhà – Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”.
MiMo