Kinh luân là gì? Công dụng và cách dùng pháp bảo Kinh luân để đón nguồn năng lượng an lành

Kinh luân là gì? Công dụng và cách dùng pháp bảo Kinh luân để đón nguồn năng lượng an lành
By Tâm Linh
Th11 09

Kinh luân là gì? Công dụng và cách dùng pháp bảo Kinh luân để đón nguồn năng lượng an lành

(Lichngaytot.com) Kinh luân, hay còn gọi là bánh xe cầu nguyện, là một biểu tượng đặc trưng trong văn hóa Phật giáo Kim Cương Thừa với nhiều ý nghĩa tâm linh. Cùng tìm hiểu cụ thể Kinh luân là gì, ý nghĩa của Kinh luân và cách xoay đúng để nhận được nguồn năng lượng an lành nhé.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Kinh luân là gì?
  • 2. Cấu tạo của Kinh luân
  • 3. Ý nghĩa tâm linh của Kinh luân trong Phật giáo
  • 4. Tác dụng của Kinh luân
  • 5. Hướng dẫn cách thực hành quay Kinh luân
  • 6. Vị trí đặt Kinh luân nhận nhiều năng lượng nhất
  • 7. Các dạng Kinh luân phổ biến

1. Kinh luân là gì?

 
Kinh luan la gi
 
Kinh luân, hay còn được gọi với cái tên “bánh xe cầu nguyện”, là một loại pháp khí được giáo đồ Phật giáo Tây Tạng sử dụng cho việc hành trì tụng niệm, tu tập công đức để rút ngắn tối đa thời gian tích lũy phước báu cho chúng sinh.
 
Trụ có hình tròn, chính giữa có một cái trụ có thể xoay quanh trục chính. Bên trong hình trụ này dán những tấm giấy chép kinh văn, vỏ bên ngoài chạm khắc thần chú Lục Tự Đại Minh Chân ngôn cùng các biểu tượng Tam muội da của Chư Phật hoặc các biểu tượng cát tường thù thắng.
 
Đối với Phật giáo Tây Tạng thì Kinh luân là một pháp khí không thể thiếu trong mỗi thực hành tâm linh nơi đây. Mục đích thực hành Kinh luân là hướng tới sự xoa dịu mọi đau khổ cho chúng sanh. 
 
Trong kinh điển Phật giáo có ghi chép lại rằng: Khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài đã ngồi im lặng cho đến khi các Chư Thiên xuống thỉnh Ngài chuyển bánh xe Pháp, thuyết giảng và hoằng truyền giáo pháp về chân lý vũ trụ và con đường giác ngộ. Bánh xe Kinh luân chính là một phương tiện giúp hành giả thực hành vận chuyển và kết nối với bánh xe chính Pháp của Chư Phật.
 
Nhờ sự thực hành này mà hành giả có thể chứng quả vị Phật, trở thành bậc giác ngộ toàn chi xoay chuyển bánh xe Pháp Luân vì lợi ích của tất thảy hữu tình không phân biệt bất kỳ điều gì.
 
Những người cầu nguyện sẽ vừa xoay Trụ Kinh luân pháp bảo vừa tụng niệm câu thần chú Om Mani Padme Hum, nhằm ca tụng và ghi nhớ hồng danh của Chư Phật. 
 

2. Cấu tạo của Kinh luân

 
Cau tao cua kinh luan la gi
 
Kinh luân có thiết kế hình tròn quay quanh một trục ở giữa, tượng trưng cho bánh xe luân hồi chuyển hóa. Bên trong Kinh luân thường có các câu thần chú cổ linh thiêng “Om Mani PadMe Hum” (Án ma ni bát di hồng ). Câu tụng này có ý nghĩa ca tụng các vị chư Phật.
 
Hình trụ bên ngoài của kinh luân được làm bằng kim loại repousse, thường là đồng mạ vàng. Bánh xe được đỡ trên một tay cầm hoặc trục làm bằng gỗ hoặc kim loại quý.
 
Ở bên ngoài của hình trụ có các dòng chữ bằng chữ Phạn (hoặc đôi khi là tiếng Tây Tạng) (thường là Om mani padme hum) và các biểu tượng Phật giáo tốt lành. Phần bên ngoài này có thể tháo rời để cho phép đưa văn bản thánh vào hình trụ. Điểm trên cùng của kinh luân tạo thành hình búp sen.
arfAsync.push(“knye9xke”);window.googletag=window.googletag||{cmd:[]};googletag.cmd.push(function(){googletag.defineSlot(‘/57976558/Ureka_Supply_lichngaytot.com_Outstream_1x1_060521′,[1,1],’div-gpt-ad-1676366752775-0’).addService(googletag.pubads());googletag.pubads().collapseEmptyDivs();googletag.enableServices();});

googletag.cmd.push(function(){googletag.display(‘div-gpt-ad-1676366752775-0’);});
 
Hình trụ chứa một văn bản thiêng liêng được viết hoặc in trên giấy hoặc da động vật. Những văn bản này có thể là kinh hoặc lời cầu nguyện đến các vị thần cụ thể (dharani hoặc thần chú). Văn bản phổ biến nhất được sử dụng trong kinh luân là thần chú Om mani padme hum.
 
Bánh xe mani cần phải xoay theo chiều đồng hồ, xoay được một vòng tượng trưng cho đọc một lượt thần chú. Vì vậy, Kinh luân còn có được gọi với những cái tên như bánh xe cầu nguyện, bánh xe mani.
 
Người dân vùng Himalaya chế tạo ra kim luân với nhiều kích cỡ khác nhau từ chiếc bé nhỏ có kích cỡ vài centimet đến chiếc lớn đường kính vài mét. Có những Kinh luân chỉ được trang trí một cách mộc mạc đơn giản như bằng lớp vải, gỗ hoặc da.
 
Một số khác cỡ lớn hơn lại được trang hoàng rất tinh tế, cầu kỳ, khảm đồng thếp vàng như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo. Loại Kinh luân này được gọi là Kinh luân Vương.
 
Để yểm kim luân Lục tự minh chân ngôn, trước hết các vị Tăng an vị trục quay ở bên trong Kim luân. Kế đến các ngài gia trì trục trung tâm của kim luân bằng cách thư lên ba chủng tử “OM, AH, HUNG” và sau đó viết chân ngôn thích hợp bằng tiếng Phạn hoặc tiếng Tạng phía dưới chủng tử này.
 
Cuối cùng, các vị sẽ đưa các bản kinh in chân ngôn Lục Tự minh “Om mani padme hum” với kích cỡ phù hợp vào trục của Kinh luân, rồi bắt đầu cuốn từ vị trí của chữ “Om” theo chiều quay đồng hồ cho đến khi Kinh luân chứa đầy kinh. Khi đã cuốn xong, người ta có thể dùng vải bọc kín vòng kinh yểm bên trong lại.
 
Nếu trong bánh xe này có 1.000 thần chú Om Mani Padme HUm thì cũng tương tự như tụng 1000 biến chú này vậy. Nếu trong bánh xe có 100.000.000.000 biến chú mà bạn quay 1 vòng cũng như tụng ngần nấy thần chú. Đây là phương tiện Thiện Xảo nhất để tích tập Công đức một các rốt ráo trong thời gian ngắn.
 

3. Ý nghĩa tâm linh của Kinh luân trong Phật giáo

 
– Tiêu trừ nghiệp chướng:
 
Theo kinh điển Phật giáo Kim Cương Thừa, Kinh luân là công cụ giúp chúng sinh tiêu trừ nghiệp chướng, tích lũy phước báu nhanh nhất.
 
Khi Kinh luân xoay chuyển sẽ kéo theo sự chuyển động của những câu thần chú Om Mani Padme Hum chứa đựng tấm lòng đại bi của Bồ Tát Quan Thế Âm ở bên trong, tạo nên một nguồn năng lượng tâm linh mạnh mẽ có sức chuyển hóa chúng sinh.
 
– Thức tỉnh chúng sinh:
 
Nguồn phúc lạc to lớn và năng lượng tích cực sẽ giúp mọi người thức tỉnh, tìm về bản thể trong sáng của mình và nuôi dưỡng Phật tính để trở thành những con người thiện lành, mang tấm lòng từ bi độ lượng.
 
– Lòng bác ái của Đức Phật:
 
Trong Phật Giáo, Kinh luân có nguồn gốc xuất phát từ “Trường phái Thích Ca Mâu Ni”. Bánh xe này chính là minh chứng của lòng bác ái và thương cảm vô hạn của Đức Phật dành cho chúng sinh.
 
Ngài nghĩ đến những người không biết chữ, những người mù hay những người không có khả năng nói, họ đều không thể nào đọc được Kinh Phật. Chính vì vậy, Kinh luân ra đời với ý nguyện giúp cho tất cả mọi người đều có thể tụng niệm được Kinh Phật.
 
– Mang lại từ trường an lạc:
 
Để một Kinh luân trong nhà sẽ mang lại từ trường an lạc, quân bình vô cùng tích cực nhờ năng lượng của những câu thần chú bên trong Kinh luân lan toả.
 
Các bậc Thầy Kim Cương thừa dạy rằng một ngôi nhà có Kinh luân sẽ được bảo hộ như Potala – cõi Tịnh độ của Đức Quán Âm mà không cần có sự sắp đặt phong thủy hoặc an vị nào khác. Khi Kinh luân được đặt trên mặt đất, tất cả chúng sinh chạm vào mặt đất đó cũng thoát khỏi mọi đau đớn, khổ sở của quỷ đói.
 
Kinh luân là một trong những phương pháp thực hành tâm linh đơn giản và hiệu quả nhất. Bất kể bạn có phải là tín đồ Phật giáo hay không, chỉ cần quay hoặc ở gần một Kinh luân, bạn sẽ được nhận những năng lượng từ trường an lành vô cùng tích cực, khiến tịnh hóa vô vàn nghiệp xấu và giúp thân tâm trở nên an lạc.
 

4. Tác dụng của Kinh luân

 
Kinh luan, banh xe cau nguyen
 
Để hiểu rõ năng lực kỳ diệu của các Kinh luân, chúng ta phải thấu hiểu năng lực của các thần chú (mantra). Chữ mantra bắt nguồn từ tiếng Phạn mà nghĩa đích thực của nó là “bảo vệ tâm”.
 
Trong văn hóa Tây Tạng, các thần chú được giải thích là những chủng tự tâm linh được ban năng lực của các bậc giác ngộ, đem lại lợi lạc cho hữu tình chúng sanh.
 
Việc trì tụng thần chú là một trong những phương pháp hiệu quả nhất nhờ đó họ thực sự đạt được sự an lạc, xả ly và hạnh phúc trong tâm hồn.
 
Về mặt tinh thần, các thần chú làm hiển lộ và là chất xúc tác cho tâm giác ngộ xuyên qua những âm thanh thiêng liêng cùng với sự cầu khẩn các Bổn tôn, Chư Phật, Chư vị Bồ tát, các Dakini và các đấng linh thánh khác. Năng lực của Kinh luân phát xuất từ lòng từ bi vô lượng của các bậc linh thánh luôn muốn dẫn dắt mọi chúng sanh đến giác ngộ càng sớm càng tốt.
 
Tương truyền, Kinh luân được mang đến trái đất từ thế giới của loài Rồng (là những chúng sanh sống trong các đại dương) nhờ Bồ tát Long Thọ vì ngài được mách bảo bởi Bồ tát Quan Âm trong một linh kiến rằng “những lợi ích của nó đối với chúng sanh là vô cùng to lớn”. Ngài Long Thọ đã trao cho vị Dakini mặt sư tử phương pháp thực hành Kinh luân, về sau vị này dạy lại cho Đức Liên-Hoa-Sanh, người đã truyền nó vào Tây tạng.
 
Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni dạy rằng một lần quay Kinh luân còn tốt hơn là nhập thất trong nhiều năm, dù đó là một thực hành tâm linh mãnh liệt. Ngài bảo “Chuyển bánh xe pháp còn tốt hơn lắng nghe, suy tư và thiền định trong một tỷ năm”
 
Đức Phật A-Di-Đà dạy “Kẻ nào trì tụng thần chú Sáu âm trong lúc quay Kinh luân phước của kẻ đó ngang với 1,000 vị Phật”. Lợi ích nhất chính là mọi nghiệp lực và vô minh phiền não tích tập trong chuỗi tái sinh dài vô tận được tịnh hóa dễ dàng không nhọc công.
 
Đức Liên-Hoa-Sanh dạy “Ngay cả với kẻ thiếu kiên trì, vẫn có được những năng lực kỳ diệu. Những ai tinh tấn trì tụng Sáu âm và quay Kinh luân thì không nghi ngờ gì nữa họ sẽ đạt được thập địa”.
 
Sử dụng Kinh luân là một trong những cách thức dễ dàng nhất để tịnh hóa nghiệp tiêu cực trong quá khứ, mọi ác hạnh, nhiễm ô và những chướng ngại ngăn che chúng ta nhận ra tự tánh của mình và vạn pháp.
 
Người ta tin rằng nếu đặt trong nhà một trụ Kinh luân thì gia đình sẽ luôn nhận được sự bảo hộ của Chư Phật đại bi. Nếu mang bên người một trụ Kim Luân thì ngay khi bạn chết, bạn sẽ được chuyển di tâm thức tới cõi Tịnh Độ mà không cần phải sử dụng pháp Chuyển Di Thần Thức. Chỉ cần chạm vào bánh xe cầu nguyện đã là một sự tịnh hóa to lớn xóa bỏ nghiệp chướng và các che chướng.
 

5. Hướng dẫn cách thực hành quay Kinh luân

 
Cach thuc hanh quay kinh luan
 

5.1 Khi nào sử dụng Kinh luân?

 
Bạn có thể quay Kinh luân khi đang thực hành thiền định và trì tụng thần chú hàng ngày.
 
Nó cũng có thể được sử dụng trong những đàn tràng trì tụng Chenrezig, Bát nhã tâm kinh, Thập nhị nhân duyên của Đức Phật, v.v… Kinh luân không được quay khi Đạo sư đang nói hoặc giảng dạy giáo lý.
 
Kinh luân có thể quay khi đang kinh hành bảo tháp, thánh địa và thậm chí trong lúc xem tivi hay nghe radio hoặc âm nhạc.
 

5.2 Cách dùng Kinh luân

 
Người cầu nguyện sẽ vừa xoay bánh xe Kinh luân vừa tụng niệm thần chú Om Mani Padme Hum, nhằm ca tụng và ghi nhớ hồng danh Chư Phật.
 
Bánh xe cần được xoay theo một chiều đồng hồ, xoay được một vòng tượng trưng cho đọc một lượt câu thần chú. Bánh xe có thể được xoay bằng tay, sức nước hoặc bằng lửa và gió.
 

5.3 Ý nghĩa của việc quay Kinh luân là gì?

 
Số lần quay Kinh luân khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau như:
  • Quay Kinh luân 1 lần bằng 1 lần đọc Tanjur (luận giải về giáo lý của Phật).
  • Quay 2 lần bằng 1 lần tụng Kanjur (kinh Phật).
  • Quay 3 lần sẽ loại bỏ nghiệp chướng đã gây ra.
  • Quay 10 lần sẽ loại bỏ khối ác hạnh to lớn như núi Tu-di.
  • Quay 100 lần sẽ sánh ngang Yama, vua Pháp.
  • Quay 1000 lần sẽ nhận ra ý nghĩa của Pháp thân, làm lợi ích cho chính mình.
  • Quay 10,000 lần sẽ có khả năng làm lợi ích cho kẻ khác
  • Quay 100,000 lần sẽ được sanh làm người hầu của Đức Chenrezig.
  • Quay 1 triệu lần, chúng sanh trong sáu cõi sẽ đạt được đại dương hạnh phúc.
  • Quay 10 triệu lần, sẽ cứu thoát tất cả chúng sanh hữu tình khỏi địa ngục.
  • Quay 100 triệu lần, bạn sẽ đồng đẳng với Đức Chenrezig tôn quý.
Ý nghĩa cụ thể của việc quay Kinh luân như sau:
  • Quay Kinh luân có năng lực ban phước nhanh chóng. Nó có năng lực giải thoát khỏi những chướng ngại ma quỷ, ngoại đạo, phá giới. Ngăn ngừa mọi chướng ngại và sẽ bảo hộ chúng ta. Mọi kẻ thù đều vượt qua.
  • Kinh luân như viên ngọc báu, bất cứ điều gì bạn muốn, nó sẽ hoàn thành những thành tựu thông thường và siêu việt.
  • Quay Kinh luân với sự ăn năn sám hối lớn lao sẽ loại trừ 5 hành động bị báo ứng nhãn tiền, 4 trọng tội, 8 tà kiến, 10 hành vi bất thiện.
  • Trong lúc bạn quay, bất kỳ ai nhìn thấy bạn quay Kinh luân, chạm vào bạn hoặc Kinh luân, nghĩ đến bạn hay Kinh luân, sẽ không bị đọa vào 3 đường ác, và được đưa vào con đường của Phật quả.
  • Quay Kinh luân có năng lực mạnh mẽ hơn 100 vị tăng tụng kinh và thần chú Trường thọ, và mãnh liệt hơn 100 yogi đang thiền quán về vòng bảo vệ kim cang.
  • Bất kỳ nam hay nữ quay Kinh luân sẽ đạt được mọi điều họ ước muốn vì điều đó hòa hợp với pháp.
  • Bất kỳ ai quay Kinh luân sẽ không tái sanh làm một gia chủ tà kiến, người què, mù, câm, điếc hoặc nghèo khổ.
  • Bạn sẽ đạt được trí tuệ giác ngộ bình đẳng hành động vì lợi ích của chúng sanh.
Xem thêm  Tìm hiểu cách ngày xưa Đức Phật hóa giải thiên tai, dịch bệnh

5.4 Lợi ích của thực hành Kinh luân

  • Chuyển thân, khẩu, ý của hành giả thành thân, khẩu, ý của một vị Phật. Thân của người đó trở thành cõi tịnh độ.
  • Chuyển nhà cửa và của cải của hành giả thành cõi tịnh Potala an lạc và quý báu hoặc cảnh giới cao của chư Thiên.
  • Cứu mọi chúng sanh trong khu vực chung quanh Kinh luân không đọa vào các cõi thấp (như súc sanh chẳng hạn).
  • Tịnh hóa thân, khẩu và ý của hành giả.
  • Tích lũy lượng công đức bao la cho chính mình và mọi chúng sanh trong vùng.
  • Ngăn chặn những tai họa gây ra bởi các tinh linh và ác ma.
  • Chữa lành mọi bệnh tật và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

5.5 Quán tưởng đúng đắn khi quay Kinh luân 

 
Việc quay Kinh luân không phải là một thực hành với tâm lơ đãng. Việc hành trì Kinh luân phải được thực hiện với những mục đích đúng đắn.
 
Việc quay Kinh luân phải quán tưởng nó như sự hiển lộ của “thân, khẩu và ý” của chư Phật.
  • Về “thân”: Tay của chúng ta quay và chuyển động Kinh luân.
  • Về “khẩu”: Miệng chúng ta trì tụng một trong những thần chú của Kinh luân (Om Mani Padme Hum).
  • Về “ý”: Chúng ta chuyên chú vào việc quán tưởng hoặc trì tụng, phát khởi động lực của chúng ta là vì lợi lạc của chúng sanh và sự an bình của xung quanh và toàn thể pháp giới.
Quán niệm trong lúc quay Kinh luân bao gồm:
 
– Trì tụng Om Mani Padme Hum trong khi quay Kinh luân. Việc này giúp tâm chúng ta trở nên kiên cố và tập trung tốt nhất vào thực hành và tăng trưởng lợi lạc vì tất cả chúng sanh.
 
– Chuyên chú tâm của bạn vào lòng từ bi, bình đẳng và lợi ích vì tha nhân,không phải cho bạn.
– Quán tưởng những tia sáng rực rỡ như mặt trời, phóng ra từ Kinh luân chiếu sáng mười phương. Những tia sáng này phá hủy mọi ác nghiệp và đau khổ không chỉ của loài người, mà tất cả chúng sanh bao gồm súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, atula và chư thiên. Mọi ác nghiệp bị thu hút vào Kinh luân và tiêu tan.
– Tập trung vào một vấn đề, chẳng hạn chiến tranh hoặc thảm họa, quay Kinh luân nghĩ tưởng đang hóa giải nỗi đau thương của chúng sanh đang gặp nạn.
– Hồi hướng công đức của việc thực hành Kinh luân nhằm tịnh hóa nguyên nhân căn bệnh của ai đó để điều trị bệnh.
Đức Phật đã từng dạy rằng không hồi hướng công đức giống như giọt nước rơi trên đá, nó nhanh chóng bay hơi và biến mất. Hồi hướng công đức như giọt nước rơi vào biển cả, nó còn mãi cùng với đại dương bao la.
Sau khi quay Kinh luân, thật lợi lạc khi hồi hướng công đức của việc thực hành thiêng liêng này vì sự giải thoát của chúng sanh hữu tình, đánh thức Bồ đề tâm, vì sự trường thọ và truyền bá giáo pháp của các vị Thầy.
 

6. Vị trí đặt Kinh luân nhận nhiều năng lượng nhất

 
Khi đã biết công dụng cũng như cách dùng Kinh luân, bạn cũng nên lưu ý về vị trí đặt pháp bảo này. Vì là một pháp khí quan trọng và không thể thiếu trong các nghi thức tâm linh của đạo Phật nên không thể đặt Kinh luân tùy tiện.
 
Khi Kinh luân hoạt động, nó sẽ lan toả một nguồn năng lượng tích cực vô cùng lớn cho bạn và cho không gian trong gia đình nhà bạn.
 
Để nhận được nhiều năng lượng nhất từ Kinh luân, khi thỉnh Kinh luân về nhà bạn nên đặt Kinh luân trên bàn thờ gia tiên nhà mình hoặc những nơi trung tâm mà bạn có thể thường xuyên nhìn thấy nó.
 

7. Các dạng Kinh luân phổ biến

 
Kinh luân có nhiều dạng thức, nhiều kích cỡ. Chúng có thể nhỏ và được gắn vào một cây gậy, và quay bằng tay; quy mô vừa và được thiết lập tại các tu viện hoặc chùa chiền; hoặc rất lớn và liên tục quay bằng máy nghiền nước. Nhưng bánh xe cầm tay nhỏ là loại phổ biến nhất cho đến nay.
 

7.1 Kinh luân cầm tay

 
Kinh luan cam tay
Kinh luân cầm tay
Kinh luân cầm tay là một loại Kinh luân được thiết kế để giúp bạn tập trung và cầu nguyện khi bạn đang di chuyển hoặc làm việc.
 
Cách sử dụng kinh luân cầm tay: Bạn cần cầm nó trong lòng bàn tay và xoay theo chiều cố định, có thể theo chiều kim đồng hồ.
 
Trong khi xoay, hãy tưởng tượng rằng bạn đang cầu nguyện cho điều gì đó mà bạn muốn hoặc đọc câu thần chú của Quan Thế Âm Bồ Tát. Thực hiện việc này trong khoảng 5-10 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng.
 

7.2 Kinh luân điện

 
Kinh luan dien
Kinh luân điện
Kinh luân điện là một pháp khí rất có ích cho những người tích tập công đức hằng ngày. Nó giúp tạo ra một không gian yên tĩnh và giúp người tích tập công đức tập trung hơn.
 
Để sử dụng Kinh luân điện, trước tiên bạn cần kết nối Kinh luân với nguồn điện ổn định trong nhà, sau đó chỉ cần ngồi lại gần và trì chú bên cạnh Kinh luân. Để câu thần chú được phát huy hết sức mạnh, người đọc thần chú cần chú tâm đến câu thần chú và không để tâm trí vào việc khác.
 
Ngoài ra, để việc trì chú được tập trung tối đa, người đọc có thể tạm thời tắt nhạc đối với các Kinh luân điện có nhạc và tắt điện quay Kinh luân bằng tay đối với Kinh luân điện có kéo tay.
 

7.3 Kinh luân xoay

 
Kinh luan xoay
Kinh luân xoay
Kinh luân xoay được tạo ra để giúp người tu hành tập trung vào việc cầu nguyện và giải thoát khỏi vòng luân hồi. Khi xoay Kinh luân, người tu hành sẽ lặp đi lặp lại một câu nguyện hay một lời kinh để tập trung tâm trí và tạo ra sự yên tĩnh trong lòng.
 
Đồng thời, việc xoay Kinh luân cũng được coi là một hành động thiện đức và mang lại phước lành cho bản thân và những người xung quanh.
 
Kinh luân xoay thường được làm từ các vật liệu như gỗ, đồng, bạc hoặc thậm chí cả vàng. Khi chọn mua Kinh luân dạng xoay, bạn nên chọn một chiếc có chất liệu và thiết kế phù hợp với sở thích và nguyện vọng của mình.
 
Để dùng Kinh luân xoay đúng cách bạn cần thực hiện các bước sau đây:
  • Bước 1: Ngồi ở tư thế thoải mái và đặt Kinh luân trong lòng bàn tay phải (hoặc tay trái nếu bạn thuộc phái Phật giáo Tây Tạng).
  • Bước 2: Dùng ngón trỏ của tay còn lại để xoay Kinh luân theo chiều kim đồng hồ.
  • Bước 3: Trong khi xoay, hãy tập trung vào lời kinh hoặc câu nguyện mà bạn đã chọn trước đó. Lặp đi lặp lại lời kinh này trong lòng và cố gắng để tâm hồn được an lạc.
  • Bước 4: Tiếp tục xoay Kinh luân trong khoảng thời gian bạn muốn hoặc cho đến khi bạn cảm thấy tâm trí đã yên lặng và an lành.
Với riêng Kinh luân dạng đại bảo tháp, nếu có cơ hội được chạm và tận tay thực hiện việc xoay Kinh luân, bạn nên lưu ý thực hiện như sau:
  • Du khách sẽ quay Kinh luân theo chiều kim đồng hồ vì đây là thuận theo chiều sinh học của con người và chiều của trời đất từ Đông sang Tây. Ý nghĩa của việc này là thuận theo tự nhiên.
  • Du khách nên tập trung để nhất tâm cầu nguyện, ở trong trạng thái chánh niệm khi quay Kinh luân để giải thoát khỏi khổ đau luân hồi, đồng thời, gửi gắm những nguyện ước gửi vào vũ trụ để mang may mắn, bình an, hạnh phúc cho gia đình và bản thân.
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn Kinh luân là gì, cũng như ý nghĩa, công dụng và cách sử dụng pháp khí này để chuyển hóa những nỗi buồn, lo âu sang trạng thái bình an, tĩnh lặng, ở chiều lớn hơn đó là giải thoát khỏi khổ đau luân hồi.
 
>> Mua sản phẩm uy tín giá tốt: Kinh luân điện có nhạc

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!