- 1. Chú lăng nghiêm là gì?
- 2. Lợi ích trì chú lăng nghiêm
- 3. Chú lăng nghiêm sang tiếng Phạn, tiếng Việt
- 4. Lưu ý khi trì chú lăng nghiêm
1. Chú lăng nghiêm là gì?
![]() |
Thần chú này mạnh đến mức không có một nơi nào trong không gian hay pháp giới mà không thể soi sáng tới. Nếu trên thế gian này không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện. Nhưng chỉ cần một người trì tụng, thiên ma Ba Tuần cũng không dám lộ diện.
Nguồn gốc của chú Lăng Nghiêm
2. Lợi ích trì chú lăng nghiêm
Giúp người tu tập trở nên sáng suốt
Thần chú giúp người tu hành gỡ bỏ vướng bận trong tâm trí, phá vỡ bóng tối vô minh. Người tụng chú sẽ đạt được trạng thái định tâm, không bị lay động bởi ngoại cảnh, từ đó trở nên sáng suốt trong quá trình tu tập.
Ánh sáng từ đảnh nhục kế của Đức Phật là biểu tượng cho sức mạnh kỳ diệu của thần chú, có khả năng phá tan màn đêm tăm tối và giúp người tu hành hoàn thành mọi công đức.
Chú có thể phá tan các chướng ngại trên con đường tu hành, Từ sự tích của Bồ tát Văn Thù sử dụng thần chú Lăng Nghiêm để giúp tôn giả A-nan thoát khỏi mê hoặc của Ma-đăng-già, ta có thể thấy sức mạnh to lớn của chú Lăng Nghiêm trong việc bảo vệ và dẫn dắt người tu hành thoát khỏi mọi cám dỗ và đạt đến giác ngộ.
Tiêu trừ ác nghiệp
Trì tụng chú Lăng Nghiêm không chỉ hóa giải ác nghiệp, thậm chí trừ nghiệp chướng từ nhiều kiếp trước. Những vong linh hữu duyên, và cửu huyền cũng được siêu thoát.
Nếu đọc tụng hoặc đeo giữ và cúng dường Tâm Chú này thì kiếp kiếp chẳng sinh vào những chốn nghèo nàn hèn hạ và những nơi chẳng an lành.
Các chúng sinh này dù cho tự thân chẳng làm Phước Nghiệp thì mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ, do đó trong vô số kiếp thường sinh đồng một chỗ với chư Phật, liên kết chặt chẽ vô lượng vô số công đức để cùng tu tập tại một nơi với nhau.
Trong tương lai, nếu tiếp tục tu tập, người trì chú sẽ đạt đến quả vị Phật, chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Trừ tà ma
Nếu có chúng sinh tùy theo vật dụng có được trong nước mình cư ngụ như: Vỏ cây hoa, lá cây Bối, giấy trắng, nhung trắng… đem viết bài Chú này vào rồi đựng trong một cái túi thơm. Như người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ được thì ở trên thân mình hoặc để trong nhà thì trọn đời người ấy chẳng bị các thứ độc làm hại.
![]() |
3. Chú lăng nghiêm sang tiếng Phạn, tiếng Việt
- Kim Cang bộ: Đại diện cho phương Đông, do Đức Phật A Súc là chủ.
- Bảo Sinh bộ: Thuộc về phương Nam, do Phật Bảo Sinh là chủ.
- Phật bộ: Thuộc về vị trí trung tâm, do Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.
- Liên Hoa bộ: Tương ứng với phương Tây, do Phật A Di Đà là chủ.
- Nghiệp bộ: Liên kết với phương Bắc, do Phật Thành Tựu là chủ.
4. Lưu ý khi trì chú lăng nghiêm
Ngài A Nan là đa văn bậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh không sót một chữ, mà lúc gặp nạn, nếu không nhờ đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng thần Chú Lăng Nghiêm đến cứu, thì Ngài A Nan đã mất giới thể, mà mất giới thể thì không thể thành tựu đạo Nghiệp!
4.1 Có phải trì chú thì sẽ ly hôn?
Nhiều người trì trì tụng hiểu sai ý nghĩa trừ tà đuổi ma của chú thành người trì tụng chú Lăng Nghiêm không thể có vợ hoặc có vợ rồi mà trì chú này cũng sẽ dẫn tới ly dị.
Đây là cách hiểu hoàn toàn sai lệch, không đúng với ý kinh và tính nhân bản của Phật giáo.
4.2 Tụng chú Lăng Nghiêm có giờ giấc quy định không?
Không có giờ nào quy định để tụng chú Lăng Nghiêm, Chú Ðại Bi, hoặc Thập Chú gì cả. Có thể tụng buổi sáng, tối hoặc bất cứ lúc nào trong ngày cũng được. Tuy nhiên trong Chùa thường tụng chú Lăng Nghiêm khi vừa thức giấc, nghĩa là bốn giờ sáng.
4.3 Tụng chú có thể trừ ma quỷ, không vào đạo tràng cũng như vào đạo tràng?
Không phải vậy. Trừ được tà ma quỷ mị hay không chủ yếu là do tâm của hành giả, chứ không phải do chú.
Các bậc đại hành giả thì dù không tụng chú nhưng với tâm thanh tịnh, giữ giới đức nghiêm trang thì nhân thiên kính phục, quỷ thần phải sợ.
Nhân gian còn nói: “Tài cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần kinh” huống hồ các bậc Bồ-tát, Thánh Tăng hoặc các bậc chân tu. Còn các người phàm phu, tâm loạn động thì dù tụng mấy ngàn biến vẫn không điều phục nổi quỷ thần, mà ngược lại bị quỷ thần điều phục nữa là khác.
4.4 Nếu phạm giới mà tụng chú Lăng Nghiêm cũng xem như giữ giới?
Tu pháp Lăng Nghiêm rất là linh cảm, nhưng cũng không dễ dàng. ạn nhất định phải giữ năm giới, hành thập thiện. Ðó là quy tắc tối thiểu phải giữ gìn.
4.5 Tụng chú Lăng Nghiêm, cầu gì được nấy, bịnh tật tiêu trừ?
Xem thêm tin liên quan: