Đức Phật biết chịu thiệt để hưởng phúc vì khó khăn cũng chỉ là tạm thời

Đức Phật biết chịu thiệt để hưởng phúc vì khó khăn cũng chỉ là tạm thời
By Tâm Linh
Th1 07

Đức Phật biết chịu thiệt để hưởng phúc vì khó khăn cũng chỉ là tạm thời

(Tamlinhthanbi.com) Đức Phật biết chịu thiệt để hưởng phúc vì khái niệm “phúc” của Ngài không đơn giản là tiền bạc, của cải hay cuộc sống sung sướng mà đó là có được sự an ổn trong tâm hồn ở bất cứ hoàn cảnh nào.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
 

Đức Phật và đệ tử chấp nhận chịu thiệt

Nói tới việc chấp nhận chịu thiệt chắc chắn chẳng ai thích vì tại sao phải làm như thế trong khi lòng mình không thấy vui. Thực ra vì hầu hết chúng ta chưa nhận ra giá trị của việc bản thân cần nhún nhường, chịu phần kém về mình, cho người khác phần hơn.

Nên có những người vừa phải chịu thiệt thòi một chút đã suy nghĩ tiêu cực, cho rằng đời bất công, thậm chí rơi vào trạng thái u uất khó chịu trong thời gian dài.
 
Thế nhưng theo người xưa thì “chịu thiệt là hành phúc”, bởi chịu thiệt nhiều khi không nhất định là phải chịu tổn thất mà ngược lại, nó lại là một món lợi, là kinh nghiệm giúp chúng ta trưởng thành hơn.

Xưa kia chính Đức Phật Thích Ca và các đại đệ tử của Phật cũng không ít lần phải chịu thiệt thòi, oan ức nhưng họ vẫn an nhiên đón nhận. Riêng Đức Phật từ nhỏ đến lớn hay thậm chí khi đã thành Đạo vẫn thường xuyên bị Đề Bà Đạt Đa tìm cách quấy phá, gây thương tổn cho Người, thậm chí có đến hai lần tìm cách lấy mạng của Phật.

Đức Phật biết chịu thiệt để hưởng phúc, đó là sự an ổn suốt cả cuộc đời. Ngài biết rằng việc anh họ rắp tâm hãm hại Đức Phật cũng là do nhân duyên từ kiếp trước nên luôn tìm cách để báo thù.

Ngài không làm gì để trả thù lại nhưng đến cuối cùng thì chính Đề Bà Đạt Đa phải bị đọa vào A Tỳ địa ngục trong 2 Đại A tăng kỳ kiếp mới được ra khỏi. Có thể thấy, dù thiệt thòi hết lần này tới lần khác nhưng Ngài vẫn giữ được tâm bình an, vô sự, không vì thế mà cho phép mình làm hại người.

Xem thêm  Nóng hổi về những thay đổi của thế giới năm 2024 qua lời dự đoán của thần đồng tiên tri Ấn Độ
!!!
 
Không chỉ Đức Phật mà vị đệ tử rất xuất sắc của Ngài – Đức Mục Kiền Liên được xưng tôn là Thần Thông Đệ Nhất trong hàng đại đệ tử của Phật, cũng cam tâm để cho ngoại đạo đánh chết, sau đó bằm thây Ngài ra thành nhiều mảnh vụn rồi vùi xuống dưới hầm phân.
 
Ở hai hoàn cảnh trái ngang khác nhau nhưng cả Đức Phật và Đức Mục Kiền Liên đối với những sự việc này không có nửa lời oán thán, đều là cam tâm mà chịu. Mục Kiền Liên đủ trí tuệ để nhận ra rằng đó là cách để Ngài có thể hóa giải duyên tiền kiếp mà chính mình đã gây ra nên dù rơi vào tình huống đáng sợ như vậy, Ngài vẫn không dùng phép thuật để tự cứu lấy mình.
 
Trải qua đến nay đã gần 3000 năm, từng thế hệ đệ tử đều lấy tấm gương của Phật và của Mục Kiền Liên làm ánh đuốc soi đường cho chính mình trên con đường tu hạnh nhẫn nhục. 

Phật dạy, làm người chịu thiệt chính là cái phúc quả không sai. Người sẵn sàng nhận thiệt về mình mà vẫn giữ tấm lòng nhân ái sẽ luôn được Trời Phật giúp đỡ. Chúng ta đều biết, sân hận nhất định đọa vào địa ngục, tham lam sẽ đọa vào ngạ quỷ nên không vì người đối xử tệ với ta mà cho phép mình làm điều tương tự để cuối cùng lại hại thân. 

Cần nhớ rằng PHÚC hay HỌA đều ở ngay việc ta hành xử với mọi người, với cuộc đời. Do đó phải tỉnh táo để làm kẻ trí vì chỉ có người mê hoặc điên đảo mới muốn đi tranh đoạt, đi hơn thua cùng người khác, khi bị một chút uẩn khúc thì liền không chịu nổi, bị một chút oan ức thì liền ôm hận trong lòng, đều tìm cơ hội để trả thù, đến cuối cùng thì chiêu cảm lấy ác báo không như ý. 

 
Đức Phật biết chịu thiệt để hưởng phúc
 

Hóa giải mọi mâu thuẫn trên đời khi ta biết chịu thiệt

Vì tranh đua chức vị, tham lam tiền bạc nên giờ đây chúng ta mới có nhiều mâu thuẫn, căng thẳng trong cuộc sống. Thế mà ta vẫn cứ được người đời tán dương hết lời, trong khi lòng ta mãi không được yên.

Xem thêm  Nghe giáo huấn của Đức Phật, vị đệ tử xấu hổ vì lãng phí trong việc ăn mặc

Do đó, ngay từ đầu, người thật sự giác ngộ sẽ không bao giờ muốn đi tranh, đi đoạt, đi hơn thua cùng người. Họ vẫn chăm chỉ làm việc, ung dung tận hưởng sự an vui trong từng việc mình làm. Họ vẫn lao động hăng say một cách thích đáng có khả năng mài luyện ý chí và rèn luyện thân thể.

Càng hiểu biết càng nhận ra rằng, thà rằng chịu thiệt, cũng không cần chiếm chút tiện nghi nhỏ. Thế nên, chỉ có những kẻ ham muốn hưởng lạc là dễ dàng tiêu hao mài mòn ý chí và ăn mòn tinh thần nhất.

Thử đôi lần chịu thiệt xem bạn sẽ bất ngờ vì mình có thể hóa giải mọi mâu thuẫn chỉ bằng việc lùi lại một bước. Mà khi bạn không tranh, không đoạt, không hơn thua thì sẽ không có phiền não, cuộc sống theo đó liền được tự tại an vui.

 
Trong cuốn “Quẳng gánh lo đi mà vui sống” có kể về câu chuyện một cậu bé mồ côi hay bị bạn bè xem thường. Suốt ngày cậu khóc lóc ỉ ôi, nhưng đến khi nghe được lời khuyên quý giá: Hãy giúp đỡ người khác nhiều hơn, từ đó, cậu quyết tâm học thật giỏi, chọn cách luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người, hỗ trợ bạn bè làm bài tập và từ từ xây dựng được uy tín, chẳng ai dám chê cậu nửa lời.

Tưởng rằng cậu chịu thiệt khi dành nhiều thời gian, công sức đi giúp bạn bè mình nhưng cuối cùng là lại có thể hóa giải những muộn phiền, căng thẳng trước đây mà chính những kẻ đó đã gây ra cho cậu.

 

Hoặc bạn thử chiêm nghiệm ngay trong cuộc sống của mình mà xem, những người chấp nhận chịu thiệt về mình gặp họa sẽ hóa lành. Ví dụ gặp một kẻ hung hãn nhưng ta cứ nhường cho nó phần thắng đi thì ta còn cứu được cái mạng của mình, ngược lại nếu còn đối đầu thì nó sẽ kiếm cớ hại ta.

Xem thêm  Lời Phật dạy về danh lợi: Tranh giành về mình cũng chắc gì đã có được nhiều thêm

Thế nên mới có câu: Nhẫn một chút sóng êm gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn nhịn là vốn quý của đời người. Khi bị người khác đối xử bất công, trước những thiệt thòi về lợi ích cá nhân, ai có thể chịu thiệt để có thể kiểm soát bản thân mình, khi đó là lúc ta nhận được phúc báo. 

Mà không tranh giành với người với đời thì chẳng ai có thể khiến ta muộn phiền, cuộc sống từ nay về sau sẽ không có phiền não, mới mong có được tự tại an vui.

Làm người đừng luôn so đo, hãy có niềm tin lớn lao rằng, người khác nợ bạn thì ông trời sẽ trả cho bạn. Dẫu người ta có nợ với mình, cũng đừng đem lòng oán thán, bởi vì Trời thực sự công bằng, sẽ an bài mọi sự để họ trả lại cho bạn, theo một cách nào đó, có thể là bạn sẽ gặp may mắn sau này chẳng hạn.

Ta nên học tập Đức Phật biết chịu thiệt để hưởng phúc, vì phúc phận ấy là bởi có chịu khổ rồi mới có cơ hội nhận lãnh được. Còn người trong mê, không thấu hiểu đạo lý mà suốt đời nuôi trong lòng oán hận, tâm trí chẳng lúc nào yên thì cũng không đắc được gì cả.

Vì sao những đệ tử đầu tiên mỉa mai Đức Phật? Phản ứng của Ngài khiến ta ngỡ ngàng
Đừng vội oán giận, hãy nghe Đức Phật lý giải về người đối xử tệ với ta

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!