Trong hầu hết những lời Phật dạy, Người đều định hướng cho chúng ta trở thành người lương thiện trong cuộc sống này. Thế nhưng làm thế nào để trở thành một người lương thiện không hề dễ vì đó thực sự là quá trình tu luyện bản thân trong suốt thời gian dài, kiên nhẫn, nỗ lực tranh đấu với tâm lý của mình, thậm chí kéo dài từ kiếp này sang kiếp khác.
Người đời thường ca ngợi những người khôn lỏi, túc trí đa mưu và chê những người hiền lành là yếu đuối. Thế nhưng đừng nghĩ khờ khạo có nghĩa là ngốc nghếch, bởi có đôi khi, thông minh khôn khéo quá cũng đồng nghĩa với việc gieo rắc tội lỗi mà không hay.
Phật giáo cho rằng, lương thiện đỉnh cao của trí tuệ bởi điều đó thể hiện người đó có sự hiểu biết, phân biệt tốt xấu đúng sai và kiềm chế được bản thân, không bị hoàn cảnh xung quanh làm ảnh hưởng.
Không tự hãm bản thân
Sinh ra ta là một đứa trẻ lương thiện, đó là bản chất của ta, vì thế không cần cố gắng cũng lương thiện, do đó đừng tự hãm mình bằng những tham lam dục vọng, lợi lộc, tiền bạc, danh vọng… Đừng vì thấy người ta khen ngợi mấy kẻ khôn ngoan, gian dối mà cố bắt chước làm theo cho bằng được. Thực tế họ tưởng mình có nhiều nhưng họ đang mất nhiều lắm đấy!
Lương thiện là bản tính vốn có trong mỗi con người, giữ gìn hay đánh mất nó là do sự lựa chọn của mỗi người. Hãy nghĩ cách tự biến mình thành người lương thiện, hoặc ít ra là giữ vững sự lương thiện vốn có.
Làm người lương thiện ta có thể sống ung dung, tự tại, không phải lo lắng nhiều khi đã tự mình hóa giải những muộn phiền trong đời.
Sống lương thiện là cách sống dễ nhất nhưng cũng là khó nhất, người lương thiện là người thiệt thòi nhất nhưng cũng hưởng nhiều phúc báo nhất.
Thông minh là một loại thiên bẩm còn lương thiện lại là lựa chọn. Khuyết danh |
Không dồn ép người khác
Họ cho rằng mình cần đứng về lẽ phải và dồn ép người “được cho là sai” tới đường cùng, cố tình triệt đường sống của người ta một cách nhẫn tâm.
Phật dạy làm người quan trọng nhất là có “tâm”, tâm ấy không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh. Người đã đi tới đường cùng, không nên dồn ép, hãy luôn chọn cách cho người ta một đường lui vì người đã thấy được cái sai không nên vạch mặt, quyết liệt tới cùng, người đã nhận ra lỗi lầm không nên hạch sách.
Thay vào đó, ta cần dùng tình thương, sự cảm thông, suy nghĩ thiện lương của mình để sưởi ấm lòng người mới là đúng cách.
Không tranh cãi với người khác
Ta sẽ ra sao khi phải đối diện với những hiểu lầm, những nỗi oan ức trong cuộc sống? Có những lúc, cứ lặng lẽ mỉm cười cho qua, cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Tranh cãi với người không cùng tầng cũng như việc bạn nói tiếng Ý nhưng người ta nói tiếng Anh nên không ai hiểu ai vậy, không ít người cố gắng giải thích, phân bua lại còn bị suy diễn cho sai lệch tình huống theo cách nghĩ tiêu cực của họ, càng khiến sự việc đi quá xa, vậy nên chẳng cần phải tranh giành đúng sai, hãy biết nhẫn nhịn và bỏ qua vì đó là cảnh giới cao nhất của tu dưỡng.