- 1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
- 2. Sự tích về A Nan Đà
- 3. Vì sao A Nan Đà là thị giả của Đức Phật?
- 4. Tiền kiếp của A Nan Đà
- 5. Ngài A Nan Đà những ngày cuối đời
1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
Tướng của A Nan Đà gần như Đức Phật, thân dài 1 trượng 5 tấc, tướng mạo đoan chính, có 30 tướng đẹp (Đức Phật có 32 tướng đẹp). Chính vì có tướng hảo đoan nghiêm như vậy nên ông được gọi là Tôn Đà La Nan Đà có nghĩa là Nan Đà đẹp như con gái.
A Nan Đà có tướng hảo như vậy là vì đời quá khứ thường lấy vàng ròng làm trang nghiêm các tượng Phật, rồi thắp đèn cúng Phật.
Sau khi đức Thế Tôn thành đạo đã trở về thăm cố hương Ca Tỳ La Vệ đúng lúc Nan Đà chuẩn bị kết hôn với cô gái vô cùng xinh đẹp là Tôn Đà Lợi. Tuy nhiên, Đức Phật lại dùng phương tiện để khuyến dụ ông xuất gia, dứt khỏi ái dục.
2. Sự tích về A Nan Đà
Tôn giả thừa nhận con khỉ xấu không thể so với Tôn Đà Lợi đẹp như tiên, nên lúc nào vị Tỳ kheo cũng nhớ nhung. Sau đó, Đức Phật và Nan Đàn cùng đến cõi Trời Đạo Lợi gặp vô số Thiên Nữ đang vui đùa.
Nan Đà hỏi Đức Phật và biết được nơi đây là địa ngục A Tỳ nhưng không biết vì sao có vạc kia còn trống tội nhân. Nan Đà liền đến hỏi ngục tối:
Sau đó Đức Phật nắm cánh tay Nan Đà biến khỏi Địa Ngục trở về vườn Cấp Cô Độc. Lúc đó đức Phật chỉ dạy cho Tỳ Kheo Nan Đà phương pháp tu hành.
Ông không quên lời hứa của Đức Phật:
3. Vì sao A Nan Đà là thị giả của Đức Phật?
Các Tỳ kheo lần lượt lên tiếng và tự đề cử cho công việc nhưng đều bị Đức Thế Tôn từ chối. Khi ấy, Mục Kiền Liên nhập Như kỳ tưởng định để quán sát tâm niệm của toàn thể đại chúng nên biết Thế Tôn muốn chọn A Nan Đà, sau đó tôn giả xuất định thưa với đại chúng:
- Tôi nguyện không mặc áo Cà Sa của đức Thế Tôn dù cũ hay mới.
- Tôi nguyện không ăn thực phẩm do Thiện tín dâng đến đức Phật.
- Tôi nguyện không gặp đức Thế Tôn không đúng lúc.
- Tôi nguyện không ở chung cùng một phòng-thất với đức Thế Tôn.
- Đức Thế Tôn chấp thuận cùng tôi đi đến nơi nào có thí chủ thỉnh tôi đến.
- Đức Thế Tôn hoan hỷ cho phép tôi được tiến dẫn những vị khách đến xin yết kiến Ngài.
- Đức Thế Tôn cho phép tôi đến thưa hỏi mỗi khi có điều hoài nghi phát sinh.
- Đức Thế Tôn hoan hỷ lập lại bài Pháp mà Ngài đã giảng trong lúc không có mặt tôi.
Ban ngày, A Nan ở một bên đức Phật, nhắc nhở những điều cần làm; ban đêm cầm đèn và gậy, A Nan Đà đi xung quanh phòng Đức Phật sẵn sàng đáp ứng. Tôn giả cũng truyền lại hoặc thỉnh ý của Phật khi chư tôn giả có việc cần thưa thỉnh và đôi khi đóng vai trò là người gác cổng, để Đức Phật không phải gặp quá nhiều người cùng một lúc hoặc những việc ảnh hưởng đến sức khỏe của Đức Phật.
Tôn giả A Nan có trí nhớ siêu phàm, Ngài nhớ được tất cả những lời Phật thuyết dạy hằng ngày một cách vô cùng chính xác, không thừa, thiếu một câu nào. A Nan được tán thán là Tôn giả “Đa văn đệ nhất”.
Tôn giả A Nan là bậc kỳ tài hiếm có trên thế gian này, vì Ngài có một bộ óc siêu phàm tuyệt vời. Ngài nhớ được tất cả những lời đức Phật giảng dạy hàng ngày mà Ngài đã được nghe trong suốt thời gian hai mươi lăm năm làm thị giả cho Đức Phật.
4. Tiền kiếp của A Nan Đà
Nghề nghiệp của họ là tẩy uế những nơi hôi hám dơ dáy. Ðể tránh khỏi bị khinh bỉ, cả hai đã cải dạng làm những thanh niên thuộc giai cấp Ba la môn, mới vào được trường đại học Takkasila để tiếp tục sự học.
5. Ngài A Nan Đà những ngày cuối đời
Sau khi đức Thế Tôn nhập đại Niết bàn, Đại Ca Diếp cùng các vị Thánh Tăng vào động tập kết kinh điển, còn tất cả mọi người đều phải ở ngoài.
Lúc này A Nan Đà cũng chưa đắc quả Thánh nên cũng không được vào động.
Một trở ngại lớn lao trong việc kết tập là mỗi vị Thánh Tăng chỉ được nghe một phần khi Phật giảng, chứ không vị nào được nghe nhiều như tôn giả A Nan Đà, nên Đại Ca Diếp thuyết phục các vị Thánh Tăng A Nan Đà vốn là thị giả của Phật gần Ngài nhất, hơn nữa tôn giả có trí tuệ rất sáng suốt, mặc dù ông chưa chứng quả Thánh, nhưng hễ ông nghe chánh pháp thì nhớ chính xác.
– A Nan! Cây trụ cờ phướn trước cửa đổ rồi!
Tôn giả A Nan Đà nghe Đại Ca Diếp nói nhưng không hiểu ý nghĩa gì. Tuy nhiên, tôn giả có cố gắng hỏi lại thì cũng không còn nghe được tiếng trả lời nữa.
Tôn giả A Nan Đà thắc mắc không hiểu tại sao cây trụ cờ phướn đổ. Rồi tôn giả ăn không ngon, ngủ không yên với câu hỏi treo trên đầu. Việc thắc mắc mãi về lời nói ấy chính là đại nghi tình, đại thắc mắc của Thiền tông mà Tôn giả A Nan không biết là mình đang tham thiền.
– Nếu đã ngộ rồi thì tự vào, sao còn nhờ mở cửa?
Tôn giả A Nan Đà liền biến mình nhỏ lại chui qua khe cửa mà vào, rồi đảnh lễ Thánh chúng; đại hội Thánh chúng ui mừng ón tiếp Tôn giả A Nan Đà đã đại ngộ và liền cử Tôn giả lên tòa cao ngồi trùng tuyên Kinh Giáo của Phật.
Sau khi kết tập bộ Tăng Nhất và toàn bộ Đại Tạng Kinh xong, Đại Ca Diếp liền truyền giao chính pháp cho A Nan làm Tổ thứ hai.
Tôn giả A Nan nhập Niết Bàn vào năm 485 TCN, ở tuổi 120 tuổi ở giữa sông Hằng (ranh giới giữa hai nước Magadha và Tì-xá-ly).
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: