(Lichngaytot.com) Ăn chay 6 ngày 1 tháng là những ngày nào? Ăn chay 6 ngày 1 tháng có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau!
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
- Ăn chay có lợi hay hại? Không nên vội vàng phủ nhận lợi ích của ăn chay
1. Ăn chay 6 ngày 1 tháng là những ngày nào?
Ăn chay 6 ngày 1 tháng hay còn gọi là Lục trai, là ăn chay trong các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 hàng tháng (nếu là tháng thiếu thì 28, 29), thuộc phương pháp ăn chay kỳ theo hàng tháng, hàng năm.
Trong đó:
Các ngày 8, 14 và 15 (từ ngày mùng 1 cho tới ngày 15) được xem là Bạch Nguyệt, tức ngày mặt trăng dần dần sáng lên.
Các ngày 23, 29, 30 (từ ngày 16 trở về sau) được xem là ngày Hắc Nguyệt, tức là ngày mặt trăng dần mờ đi.
Lục trai sẽ được thực hiện đều đặn 3 ngày nửa đầu tháng và 3 ngày nửa sau tháng. Trong những ngày này, Phật tử nên thọ trì bát quan giới trai, tăng chúng học tập luật giới, phản tỉnh việc làm trong nửa tháng trước.
Thực chất, số ngày ăn chay là tùy thuộc vào lòng tin cũng như điều kiện của mỗi người, Phật giáo không đưa ra quy định hay ép buộc Phật tử thực hiện nghĩa vụ ăn chay khắc nghiệt.
Xem thêm: Ăn chay là gì?
2. Nguồn gốc ăn chay 6 ngày 1 tháng
Sau khi biết ăn chay 6 ngày 1 tháng là những ngày nào, ta cũng nên biết thêm nguồn gốc của những ngày này. Ngày Lục trai, Phạn ngữ gọi là Bô sa tha (Posadha), cùng với Bố tát của Phật giáo (mỗi nửa tháng Bố tát thuyết giới) đồng một nghĩa là trưởng tịnh, nghĩa là trưởng dưỡng thiện pháp, thanh tịnh phạm hạnh.
Kinh Đại Bát Nhã quyển 14: “Sáu ngày trai trong tháng là mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30, chư thiên hội họp”.
Kinh Tứ Thiên Vương ghi: “Ngày trai chư Thiên xem xét người thiện ác: Tu Di Thiên Vương tức là đệ nhị thiên, Thiên đế tên Thích Đề Hoàn Nhân phước đức vòi vọi, Điển chủ tứ thiên, Tứ thiên Thần vương, tức là Nhân Tứ Trấn Vương mỗi người quản một phương, thường thường mỗi tháng vào ngày mùng 8 sai sứ giả xuống đi khắp thiên hạ dò xét đế vương, thần dân, long quy, các loài côn trùng, tâm nghĩ miệng nói thân làm thiện ác. Ngày 14, sai Thái tử xuống; ngày 15, Tứ Vương xuống; ngày 23, Sứ giả xuống; ngày 29, Thái tử lại xuống; ngày 30, Tứ vương tự xuống”.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Những ngày ấy ác quỷ đi theo đoạt mạng người, tật bệnh hung suy nảy sinh khiến con người không an nên thánh nhân dạy người trì trai tu phước để tránh hung suy.
3. Ý nghĩa của ăn chay 6 ngày 1 tháng
Ăn chay để thể hiện lòng từ bi đối với muôn loài.
Đạo Phật cho rằng con người và muôn loài đều có kiếp luân hồi. Trong kiếp trước hoặc kiếp sau, động vật có thể cùng máu mủ ruột già với con người. Do vậy, phát nguyện ăn chay 6 ngày là một hình thức để san sẻ yêu thương, lòng từ bi bác ái với muôn loài.
Ăn chay giúp giữ tâm bình an
Trai giới giúp Phật tử tránh nghiệp sát sinh và giữ tâm bình an, tránh rơi vào vòng luẩn quẩn, thù ghét oán hận lẫn nhau, nhờ thế mà con người cảm thấy thảnh thơi, bình an hơn, bớt phiền muộn lo âu để tích đức cho con cháu, thế hệ sau.
Ăn chay giúp tâm được nhìn thấu
Ăn chay cũng giúp sự thành tâm của mỗi người được nhìn thấu. Từ đó, Đức Phật, trời xanh, tổ tiên sẽ chứng giám, phù hộ cho người ăn chay những điều tốt lành.
Mục đích ăn chay 6 ngày chẳng phải sợ thiên thần đến dò xét thiện ác, chẳng phải sợ bệnh tật hung suy mà là vì gieo trồng công đức. Sáu ngày trai chỉ trì một ngày cũng có công đức một ngày. Nếu chẳng trì giới trai, lại tạo ác nghiệp, đặc biệt là trong 6 ngày này thì tội càng nặng.
Xem các bài viết khác:
Ăn thuần chay là gì? Làm thế nào để ăn thuần chay được lợi nhất, không lo thiếu chất?
Ăn chay 10 ngày 1 tháng là những ngày nào và có ý nghĩa gì?