- 1. Ăn chay là gì?
- 2. Nguồn gốc của việc ăn chay
- 3. Lợi ích và tác hại của việc ăn chay
- 4. Ăn chay có bao nhiêu loại?
- 5. Hình thức ăn chay phổ biến nhất hiện nay
- 6. Ăn chay có tốt không?
- 7. Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đến ăn chay
- 8. Gợi ý thực đơn ăn chay – Ăn chay đúng cách
1. Ăn chay là gì?
Từ “chay” là viết trại của chữ “ăn trai”, trai có nghĩa là thanh tịnh. Như vậy ăn chay có nghĩa là ăn với sự thanh tịnh từ tâm cho tới bên ngoài vì ta đã không gây tổn hại tới các mạng sống của những loài chúng sinh khác.
Tuy nhiên, ăn chay mà không hiểu biết, ăn sai cách sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe.
2. Nguồn gốc của việc ăn chay
Có thể nói, văn hoá ăn chay của nước ta cũng như một số nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… bị ảnh hưởng rất sâu sắc từ quan điểm của Phật học Trung Hoa.
Trong khi đó, Phật giáo từ Ấn Độ truyền qua Trung Hoa thì gặp phải những khác biệt lớn về văn hóa giữa hai nước và bắt đầu có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Theo đó, họ khuyên con người nên kiêng ăn thịt, uống rượu, tiết dục, nên ăn các loại rau củ, thảo mộc cho thân thể nhẹ nhàng, thanh tịnh, dễ được làm Tiên. Đó cũng là lí do vì sao các nước ảnh hưởng tư duy này đề cao việc ăn chay như vậy.
Ngoài ra, một lý do khác đó là những tín đồ Phật giáo cũng bị ngăn cản việc đi khất thực ở Trung Hoa, thế nên họ cũng phải đi làm nông, tự trồng rau, trồng đậu, rồi tự nấu ăn để đảm bảo cuộc sống.
Với tâm thiện của mình, các tu sĩ không muốn sát sinh bất cứ loài vật nào để làm thức ăn. Văn hóa ăn chay, không giết thịt các loài khác cũng được dần hình thành từ đó.
Sau đó, hình thức này cũng nhanh chóng lan rộng ra nhiều quốc gia và được nhiều nhà tu hành Phật giáo áp dụng.
3. Lợi ích và tác hại của việc ăn chay
3.1 Lợi ích của việc ăn chay
Theo đó, ăn chay giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim mạch, hạn chế béo phì, ít mắc bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, ruột, táo bón, giảm nguy cơ bị ung thư.
3.2 Tác hại của việc ăn chay
Không phải ai cũng có thể ngay lập tức trả lời: Ăn chay có lợi hay hại? Vội vàng phủ nhận hay khẳng định lợi ích của ăn chay là điều hoàn toàn không nên.
4. Ăn chay có bao nhiêu loại?
4.1. Dựa vào THỜI GIAN ăn chay
4.2 Dựa vào LOẠI ĐỒ ĂN sử dụng ăn chay
Càng ngày có càng nhiều phương pháp ăn chay phù hợp với lối sống, quan niệm, giá trị văn hóa… khác nhau. Nếu ăn chay, bạn sẽ chọn loại nào cho riêng mình?
5. Hình thức ăn chay phổ biến nhất hiện nay
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ngay lập tức ăn chay 3 bữa mỗi ngày, tất cả các ngày trong năm, vì thế đã xuất hiện rất nhiều phương pháp ăn chay khác nhau phù hợp với sở thích, khả năng của mỗi người.
Tuy nhiên, nổi bật nhất là có những hình thức ăn chay sau đây mà được nhiều người biết tới nhất.
5.1 Ăn chay trường
Khi ăn chay trường, bạn sẽ có thể lựa chọn bất kỳ một chế độ ăn chay nào phù hợp và duy trì trong thời gian liên tục, không xen vào bất kỳ bữa ăn mặn nào.
5.2 Ăn chay kỳ
Khác với chay trường ngày nào cũng áp dụng thì chay kỳ có cột mốc thời gian mang tính phân bố đều nhau, hợp lý để người ăn chay thực hiện nghiêm túc.
Thông thường, những người mới bắt đầu ăn chay sẽ làm quen bằng việc ăn chay kỳ và dần chuyển qua ăn chay trường khi cơ thể đã thích ứng được. Tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện hoàn cảnh mà mỗi người sẽ phát nguyện áp dụng chế độ chay kỳ cho bản thân phù hợp nhất.
- Nhị trai: Ăn chay vào ngày rằm mùng 1 và 15 hàng tháng.
- Tứ trai: Ăn chay vào ngày 1, 8, 15, 23 hoặc 30, 1, 14, 15.
- Lục trai: Ăn chay vào ngày 8, 14, 15, 23, 29, 30. Trường hợp nếu tháng thiếu sẽ thực hiện vào ngày 28, 29.
- Thập trai: Ăn chay vào ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 hàng tháng. Tháng thiếu sẽ áp dụng vào ngày 27, 28, 29.
- Nhất ngoạt trai: Ăn chay cả một tháng, thường là tháng giêng, tháng bảy và tháng mười.
- Tam ngoạt trai: Ăn chay tính 3 tháng 1 lần vào tháng 1, 5.
5.3 Ăn chay thuần
5.4 Sự khác nhau giữa ăn chay, ăn chay trường và ăn thuần chay
Ăn chay (Vegetarian) | Ăn chay thuần (Vegan) | Ăn chay trường | |
Khả năng bao quát | Bao gồm nhiều hình thức và nhiều chế độ ăn chay khác nhau. | Chỉ là một phương pháp ăn chay. | Chỉ là một phương pháp ăn chay. |
Loại đồ ăn | Khái niệm tổng hợp nhất nói đến việc kiêng tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến hoạt động giết mổ động vật. | Một chế độ ăn loại bỏ tất cả các sản phẩm từ động vật bao gồm cả trứng, sữa, mật ong, các sản phẩm thử nghiệm trên động vật và các phục trang có chi tiết từ động vật. | Một chế độ ăn chay nào đó có thể thuần chay hoặc có thể ăn cả trứng, sữa, mật ong,… |
Thời gian áp dụng | – Tùy vào chế độ ăn chay bạn lựa chọn, có thể áp dụng liên tục trong một khoảng thời gian hoặc đến suốt đời. – Có thể ăn vào một số ngày cố định trong tháng, năm. | – Có thể áp dụng liên tục trong một khoảng thời gian hoặc đến suốt đời. – Có thể ăn vào một số ngày cố định trong tháng, năm | Được áp dụng liên tục trong một khoảng thời gian hoặc suốt đời. |
6. Ăn chay có tốt không?
6.1 Theo góc nhìn khoa học
Trong khi đó, chế độ ăn chay bổ sung nhiều thực phẩm từ thực vật, trái cây có chứa ít chất béo, cholesterol xấu, natri và chứa hàm lượng kali tốt. Từ đó sẽ góp phần duy trì huyết áp ổn định cho cơ thể.
– Giảm nguy cơ đau tim: Theo nghiên cứu, chế độ ăn chay bổ sung thực phẩm từ thực vật có lượng chất xơ hòa tan cao và giúp giữ lượng đường trong máu ổn định. Từ đó, bạn sẽ làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bị đau tim.
Điều quan trọng đó là những người có xu hướng ăn chay đều thay đổi lối sống, rèn luyện thân thể và sống tịnh tâm hơn nên sức khỏe ngày càng được cải thiện.
6.2 Theo góc nhìn Phật giáo
– Đoạn trừ ân oán: Đức Phật có nói tất cả nữ nhân trên đời là mẹ ta, tất cả nam nhân trên đời là cha ta. Mình đã luân hồi qua vô lượng kiếp và bất cứ chúng sinh nào cũng có thể là cha, mẹ của ta ở vô lượng kiếp trước. Khi ta ăn chay sẽ hạn chế việc làm hại chúng sinh, chấm dứt ân oán.
7. Giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đến ăn chay
7.1. Ăn chay có ăn được trứng không?
7.2. Ăn chay có giảm cân không?
7.3. Ăn chay thường thiếu vitamin gì?
- Vitamin B12
- Vitamin D
- Canxi
- I ốt
- Sắt
- Omega-3 tốt
7.4. Mang thai có được ăn chay không?
7.5. Nuôi con bằng đồ chay liệu trẻ có đủ lớn?
7.6. Nên hay không nên ăn chay giả mặn?
7.7. Ăn chay nghĩa là kiêng hẳn thịt?
7.8. Thịt chay là thế nào?
7.9. Có cần chế độ đặc biệt nếu tập thể dục không?
7.10. Ăn hoa quả và rau hữu cơ có tốt hơn không?
8. Gợi ý thực đơn ăn chay – Ăn chay đúng cách
8.1. Thực đơn ăn chay cho người mới bắt đầu
Gợi ý 7 món chay cho một tuần để các bạn không phải đau đầu nghĩ cách thay đổi món:
Thứ 2
- Sáng: Súp rau củ, bánh mì nướng, sữa đậu nành
- Trưa: Cơm trắng, đậu phụ sốt cà chua, rau cải xào tỏi, sữa chua
- Tối: Giò chay, cơm trắng hoặc bánh mỳ, nước ép rau củ
Thứ 3
- Sáng: Bún sườn non chay, sữa hạt, 2 quả chuối
- Trưa: Cơm trắng, giá đỗ xào mướp hương, canh nấm củ quả và hoa quả trắng miệng
- Tối: Súp rau củ, 2 cái bánh mì nướng bơ, hoa quả tùy thích
Thứ 4
- Sáng: Xôi lạc, súp bí đỏ, hoa quả dầm sữa chua
- Trưa: Bún ăn với canh rau củ quả hầm, chuối chín
- Tối: Canh chuối đậu, nấm xào, cơm trắng
Thứ 5
- Sáng: Xôi gấc, sữa đậu nành
- Trưa: Cơm trắng, canh khoai tây, muối vừng, đậu phụ hấp, hoa quả theo sở thích.
- Tối: Su su xào tỏi, sườn non chay chiên sả ớt, hoa quả chín, sữa chua đánh đá
Thứ 6
- Sáng: Bánh mỳ nướng ăn với mứt hoa quả, sữa hạt
- Trưa: Salad rau trộn, khoai tây xào, bánh mì hoặc bún lứt
- Tối: au cải bắp xào cà chua, nem chay và canh khoai sọ
Thứ 7
- Sáng: Bánh mì chấm sữa, sữa chua uống
- Trưa: Cơm trắng, trứng tráng, cải chíp xào tỏi
- Tối: Đậu phụ sốt nấm, canh rau cải ngọt, cơm trắng, nước hoa quả.
Chủ nhật
- Sáng: Khoai lang luộc hoặc ngô luộc, sữa đậu hoặc sữa bí nóng.
- Trưa: Đậu cô ve xào nấm hương, rau củ chấm kho quẹt chay, canh rau củ thập cẩm
- Tối: Bánh mì ăn với súp khoai tây hoặc mứt hoa quả, khoai tây chiên chấm tương ớt
8.2. Thực đơn ăn chay cho người tập gym
8.3. Thực đơn ăn chay cho bà bầu
- Chất đạm cần thiết từ đậu xanh, diêm mạch, yến mạch, kiều mạch, lúa mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì, mì ống nguyên cám, quả óc chó, hạt điều, hạnh nhân, bơ hạt, sữa đậu nành, đậu hũ…
- Canxi từ việc uống sữa, sữa chua, phô mai, các loại rau lá xanh, đậu hũ, nước ép cam quýt tăng cường canxi.
- Sắt từ diêm mạch, các loại đậu, yến mạch, lúa mạch.
- Vitamin B12 cùng với axit folic là một chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể được bổ sung trong thực phẩm chức năng trước khi sinh do bác sĩ kê toa.
- Vitamin D quan trọng cho sự hấp thụ canxi của cơ thể. Mẹ bầu có thể ổ sung vitamin D bằng sữa và ánh sáng mặt trời ở cường độ phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Kẽm giúp xây dựng các khối DNA trong cơ thể em bé. Kẽm thường được thêm vào các loại vitamin trước khi sinh vì nguồn kẽm từ thực vật không cho phép hấp thụ tốt khoáng chất. Kẽm có nhiều trong các loại hạt và hạt nảy mầm, rau mầm, các loại đậu.
- I-ốt hỗ trợ cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Nó cũng đóng một vai trò trong việc điều chỉnh chức năng của tuyến giáp và tỷ lệ trao đổi chất. Phụ nữ mang thai mà ăn chay thì nên ăn khoai tây, sữa, đậu và muối iốt.
- DHA là một axit béo omega-3 bị thiếu trong chế độ ăn chay vì nguồn giàu chất này đến từ hạt lanh, cá, dầu cá và tảo. Có thể bổ sung trước khi sinh bằng các loại tảo và các loại rau lá xanh.
Bữa sáng
- 1 cốc ngũ cốc ăn liền tăng cường Vit B-12, thêm nho khô phủ lên trên và 1 cốc sữa đậu nành
- 2 lát bánh mì nướng nguyên cám với 2 thìa bơ hạnh nhân.
- 1 cốc nước ép trái cây tăng cường canxi
Bữa trưa
- Sandwich với 2 lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, rau diếp và đậu phụ
- 2 bát salad trộn rắc rau thơm
- 1 quả trứng gà luộc và sữa chua uống
Bữa tối
- Gạo lứt nấu với đậu đỏ hoặc đậu đen
- Bông cải xanh nấu chín
- Salad rau bina
- Sữa đậu nành hoặc sữa hạt hạnh nhân
Đồ ăn nhẹ
- 2 muỗng canh các loại hạt
- 1 bát trái cây trộn
- 3 – 4 chiếc bánh quy giòn
8.4. Thực đơn ăn chay cho trẻ
Bữa sáng
Bữa trưa
Bữa tối
Đồ ăn nhẹ
Xem thêm những thông tin cụ thể ở bài viết sau:
Thực đơn ăn chay đủ chất dành cho trẻ em, bà bầu, người mới bắt đầu… sẽ được chúng tôi liệt kê kỹ ngay sau đây, ai cũng có thể tìm hiểu.