(Lichngaytot.com) Phần lớn mọi người đều bái Phật để cầu nguyện những điều mình mong muốn nhưng 3 tầng ý nghĩa của việc bái Phật gồm những gì ít ai hiểu rõ.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
3 tầng ý nghĩa của việc bái Phật
Từ xưa đến nay, phần lớn mọi người đi chùa bái lạy để cầu xin tiền tài, sức khỏe, lợi ích, tai qua nạn khỏi, công danh sự nghiệp vẻ vang, con cháu đông đủ…
Thậm chí có không ít kẻ làm việc ác, việc hại người xong cũng lên chùa bái Phật để cầu mong được xá tội, tìm sự thanh thản trong tâm.
Vậy liệu đó có thật sự nằm trong 3 tầng ý nghĩa của việc bái Phật hay không?
Theo giáo lý cửa Phật, hành động bái Phật có 3 tầng ý nghĩa chính như sau: Một là để sám hối, hai là tu hành thiền định, ba là cảm ơn kính lễ.
Đọc thêm: Lời Phật dạy về sám hối: Làm người phải biết “hối” mới mong nhẹ nghiệp
Chúng ta đều biết rằng Đức Phật hướng con người tới những điều từ bi, lương thiện, tu tâm tích đức, sống hòa hợp với đạo lý của đất trời.
Người có lòng tin vào Phật, tới trước tượng Phật để bày tỏ lòng kính ngưỡng, nhất tâm làm theo lời Phật dạy sống thiện lương, có lòng yêu thương vạn vật, đối đãi khoan dung với mọi người.
Phật giáo cũng phê bình những kẻ chỉ biết cúi đầu máy móc mà không biết sám hối, chỉ biết bái Phật mà không thấy hổ thẹn về những việc xấu mình đã làm.
Kiểu bái Phật như vậy, chỉ có động tác sáo rỗng nhưng không thật tâm, chẳng có ích lợi gì với việc hoàn thiện nhân cách con người. Hành động đó không thuộc 3 tầng ý nghĩa của việc bái Phật thật sự.
Xem thêm: Biết 7 nguyên tắc bái Phật mới nên đi lễ chùa
Vì sao con người phải bái Phật?
Bái Phật là phương pháp tu tâm để diệt trừ sự cống cao, ngã mạn, bởi bản chất của con người luôn tự cao tự đắc, để cao “cái tôi”, coi bản thân là trung tâm vũ trụ. Đó là những tính xấu khiến mọi người xa lánh, làm tiêu mòn công đức.
Cho nên ta phải cúi lạy trước những bậc trí giả tài đức hơn, tự thấy mình không sánh kịp các Ngài, kém tài kém đức nên phải kính lạy Đức Phật, Đức Bồ Tát và các vị thần phật khác để diệt trừ tâm cao ngã mạn của bản thân.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Ngoài ra, lễ bái còn là pháp tu hành căn bản để giải thoát nghiệp chướng mà con người đã tạo ra từ nhiều kiếp trước. Trong đó, Phật giáo đặc biệt chú trọng việc bái Phật phải đi kèm với sám hối. 8 kiếp nạn của Đức Phật không phải ai cũng đủ khả năng vượt qua
Sám hối thật sự là ý niệm phát ra từ trong suy nghĩ của mỗi người, không giới hạn ở nơi nào, cũng không bắt buộc phải quỳ trước tượng Phật.
Tượng Phật là đạo cụ để lễ bái, là tượng trưng cho nhân cách vĩ đại mà con người hướng tới. Người ta coi tượng Phật như tấm gương phản chiếu hành trình công đức sám hối đến đâu.
Đối với bất cứ một nghi thức lễ bái nào, thân xác phải hòa nhập với từng ngôn từ khi thốt lên – có nghĩa là mỗi cử chỉ phải phù hợp với từng lời nói. Tất cả đều hòa nhập với nhau để trở thành một nếp sinh hoạt đồng nhất.
Động tác bái Phật là để tỏ lòng thành kính: hai tay chắp lại, cúi đầu khom người, cúi sát đất; hai cùi chỏ, hai đầu gối và trán chạm đất. Đây được gọi là tư thế bái Phật đúng chuẩn nhất.
Sở dĩ phải khom người cúi đầu là để bày tỏ sự khiêm tốn, thừa nhận phúc đức, trí tuệ của bản thân chưa đủ, cho nên vẫn cần phải được Đức Phật soi đường chỉ lối. Những lễ nghi đừng quên khi tới cửa chùa dâng hương bái Phật
Người bình thường rất khó cúi đầu trước người khác, huống chi là để trán chạm đất. Nhưng mặt đất rất rộng lớn, là nơi nuôi dưỡng chúng sinh, vậy mà chúng sinh lại giẫm đất dưới chân, ném đủ thứ rác rưởi xuống đất.
Đất đai cung cấp cho con người nguồn tài nguyên vô tận, chúng ta cứ thế hưởng dụng mặt đất bao la như mội lẽ tự nhiên, như vậy chẳng lẽ không nên tỏ lòng thành kính cảm ơn mặt đất bằng cách cúi đầu quỳ lạy sát đất hay sao?
Con người ta rất dễ cúi đầu trước những người quyền cao chức trọng, có địa vị hơn mình. Nhưng trước người không mang lại lợi ích gì cho mình, thậm chí với người không bằng mình, để có thể cúi đầu cần phải có quá trình tu dưỡng lâu dài.
Thời xa xưa, những vị vua quan có lòng nhân ái, có tài đức nếu buông bỏ được thân phận cao quý của mình để cúi đầu trước các vị nhân sĩ, bá tánh thường dân, đối xử trọng hậu với người có thân phận thấp hơn mình thì nhất định sẽ nhận được sự cống hiến, phò trợ hết mình của những người kia.
Đây chính là đạo lý kính trọng người khác thì sẽ nhận lại được sự tôn trọng tương tự.
Đừng bỏ lỡ: Đi lễ chùa nên cầu gì, vái mấy lần mới không bị coi là bất kính
Tóm lại, 3 tầng ý nghĩa của việc bái Phật trên đây giúp con người ta hiểu rõ hơn về hành động bái lạy Đức Phật. Đó không phải là hành động thấp hèn làm mất phẩm cách con người, gợi lên dấu ấn phong kiến mà chính là một đạo nghĩa, một nghĩa cử rất cao đẹp của những người sống có văn hóa.
Lam Lam
Đức Phật nói về việc cúng tế: Người thân có nhận được tiền và đồ ăn không?
Hiểu đúng về chữ buông của đạo Phật để tránh phí hoài một đời vô nghĩa
Đức hi sinh vợ của Đức Phật đâu phải người phụ nữ nào cũng làm được
Ý nghĩa sâu sắc về ngày Đức Phật Thích Ca nhập cõi Niết bàn
Vì sao Phật giáo không tin vào đấng sáng thế?