Bài sám nguyện mở lòng hướng về điều tốt đẹp được giới thiệu dưới đây có thể được dùng để sám hối tụng hàng ngày với tâm thành kính, tâm bình an, hối lỗi những lỗi lầm của mình đã gây ra…
1. Vì sao việc sử dụng bài sám nguyện quan trọng?
Trong đạo Phật không chủ trương có một đấng toàn năng nào đó có khả năng thưởng thiện phạt ác, cũng không có ai “giảm lỗi” chúng ta, mọi thứ đều tuân theo quy luật Nhân – Quả. Đức Phật là người đã thấu suốt điều này nên Người chia sẻ những gì đã biết cho chúng sinh mà thôi, không phải là người ra quyết định thưởng, phạt.
Theo đó, sám hối là nhận ra sai lầm của bản thân và mong muốn hối cải, tương tự như một người đứng trước mặt ta xin lỗi vì những sai lầm họ gây ra thì ta cũng bớt giận và có thể tha thứ. Sám hối bao gồm sám những tội dễ nhận biết và sám hối cả những tội khó nhận biết.
- Tội dễ nhận biết: Là vi phạm các luật lệ, các luân lý đạo đức xã hội, những quy ước xã hội đề ra, khi phạm lỗi ta biết ngay mình đã mắc lỗi.
- Tội khó nhận biết: Có thể không nằm trong các quy định hay luật lệ nhưng ta vô tình phạm lỗi khi cạnh tranh trong quá trình sinh tồn, tương tác hàng ngày, đã vô tình làm tổn hại đến uy tín, danh dự của người khác, làm cho người khác đau khổ mà mình không nhận thức hết được.
Vì thế việc thể hiện sám hối là cần thiết và quan trọng, cho dù nó không thể nào tiêu sạch tội lỗi của mình. Sám hối chính là phương thức chuyển nghiệp từng chút một và giúp ta sống trong tỉnh thức hơn, có định tuệ sắc bén thì mới đoạn trừ được cái gốc của tham, sân, si.
Lời Phật dạy về sám hối giúp ta nhận ra rằng phải biết ăn năn, hối cải về những tội nghiệp dù lớn dù nhỏ mà ta gây ra thì mới mong lòng được thành thơi.
2. Nghi thức lạy sám hối
2.1 Thời gian
Chọn giờ yên tĩnh trong ngày, tốt nhất là từ 4-7 sáng hoặc tối (hoặc tùy thời gian cho phép).
2.2 Cách tụng
Trước khi thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ, thay y phục, thực hiện các bước cơ bản:
- Bước 1: Chuẩn bị không gian thanh tịnh, yên tĩnh. Nếu có bàn thờ Phật, bạn có thể thắp 3 cây hương, gõ 3 tiếng chuông (nếu có) và đặt một bát nước sạch trên bàn thờ để tăng sự trang nghiêm, ngồi và giữ tư thế thoải mái, tập trung.
- Bước 2: Khấn nguyện trước khi bắt đầu tụng kinh, mong chư Phật, chư vị Bồ Tát và các vị thần hộ trì cho buổi tụng kinh diễn ra tốt đẹp.
- Bước 3: Bắt đầu tụng kinh, hãy đọc rõ từng câu, từng chữ với tốc độ vừa phải để thấm nhuần ý nghĩa của kinh.
- Bước 4: Sau khi tụng xong bài kinh, bạn có thể hồi hướng công đức tụng kinh và dành một ít thời gian để ngồi thiền, tĩnh tâm suy nghĩ về những gì đã tụng và lắng nghe tâm hồn mình.
3. Chi tiết bài sám nguyện mở lòng hướng về điều tốt đẹp
Nam mô A Di Đà Phật con là…, tuổi … ở tại… Đối trước mười phương Chư Phật và tâm của mình con thành tâm xin được xám hối mọi lỗi lầm do 3 nghiệp thân, khẩu, ý, sinh ra. Con xin Chư Phật giúp con tiêu trừ nghiệp chướng.
Trang nghiêm đài sen ngự tọa
– Con xin hồi hướng tới tất thảy chúng sinh không chừa sót một ai. Nguyện cho con cùng tất thảy chúng sinh đều tiêu trừ nghiệp chướng. Nam mô A Di Đà Phật.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: