- 1. Câu chuyện nữ quỷ hoàn lương cảm động
- 2. Vì sao tâm từ cảm hóa cả ma quỷ?
- 2.1 Từ bi là cứu cánh duy nhất
- 2.2 Chúng sanh ai cũng có Phật tánh
1. Câu chuyện nữ quỷ hoàn lương cảm động
Một vị được xem là bậc thầy tạc tượng, ông tạc tượng đẹp và khéo léo đến nỗi trông như thật, thế nên các tu sĩ ở ngôi chùa làng bên nhờ ông qua để tạc tượng Bồ Tát cho họ. Thế nhưng khó khăn nhất là để đi sang chùa ở làng đó phải băng qua ngọn núi có quỷ dữ chuyên hại người.
Người ta đồn rằng, bất cứ ai đi qua ngọn núi đó mà không thể rời khỏi trước khi trời tối sẽ bị một nữ quỷ giết hại. Thế nên mọi người ra sức can ngăn ông không nên đi ngay mà đợi tới khi trời sáng hẳn rồi mới lên đường.
Đang tiếp tục hành trình, ông chợt nhìn thấy một cô gái với bàn chân rớm máu, đôi giày đã bị rách khi ngồi bên vệ đường. Khuôn mặt cô trông rất mệt mỏi, thiếu sức sống.
Thầy điêu khắc trả lời:
Đúng lúc ấy, thầy điêu khắc vô tình tìm được ở bên đường có một khúc gỗ lớn, ông bèn lấy dụng cụ mang theo người ra. Rồi ông đưa mắt nhìn cô gái, trong phút chốc ông đã có thể khắc xong bức tượng tuyệt đẹp. Cô hỏi:
Thầy điêu khắc trả lời:
– Tôi đang tạc tượng Bồ Tát. Tôi cảm thấy gương mặt của cô hiền hòa, từ bi, giống hệt hình ảnh Bồ Tát mà tôi từng gặp vậy. Nhân đây, tôi muốn dựa theo dung mạo của cô mà điêu khắc một bức tượng Bồ Tát dâng lên cho chùa.
Cách đây rất lâu, trên đường thăm quê ngoại, cô và con gái nhỏ phải băng qua khu rừng này để trở về nhà. Thế nhưng không may gặp những tên cướp hung tợn, chúng đã làm nhục cô và giết hại con cái cô.
Từ đó trở đi, khi trời tối, cô hóa thân thành cô gái xinh đẹp để thử lòng những người qua đường. Vô số người đã đi qua khu rừng này từ thanh niên cho tới trai tráng hay những người đàn ông đã đến tuổi xế chiều. Thế nhưng đa số họ khi nhìn thấy cô ở nơi vắng vẻ liền khởi tâm bỉ ổi.
Chính niệm tà ác dẫn mời tà ma khiến cô hóa thành quỷ dữ giết hại họ. Thế nên chừng ấy năm cô không tin còn có người ngay thẳng, chính trực, nỗi hận thù lại càng dâng lên.
Thế nhưng nhờ một nhân duyên nào đó mà hôm nay cô lại gặp được một bậc nhân đức như ông, người đã không coi cô là quỷ dữ, mà ngược lại, còn khen ngợi dung mạo cô hiền từ, giống hệt như Bồ Tát.
Đừng quên tham khảo: Lời khuyên của vị cao tăng: Dù tin Phật hay không, người làm được 4 điều TỪ BI trong cuộc đời này chắc chắn CÔNG ĐỨC vô lượng
2. Vì sao tâm từ cảm hóa cả ma quỷ?
2.1 Từ bi là cứu cánh duy nhất
Quỷ cũng có muôn ngàn loại khác nhau, đủ hình đủ dáng, chúng nó đều là do cảm quả thọ báo, tùy theo loại mà hiện hình. Thế nên, thay vì ngồi đó nghĩ cách để phòng ngừa thì ta hãy chăm chỉ làm điều thiện, điều tốt cho người, cho đời thì quỷ không bao giờ có quỷ ghé thăm.
Cuộc sống này có quá nhiều sân hận, chúng ta cứ đi gieo hận thù và đi tìm nhau để báo thù thì vòng luẩn quẩn này không bao giờ chấm dứt. Thế nên Đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta rằng chỉ có dùng sự từ bị hóa giải oán thù. Ngay cả với quỷ cũng vậy, chúng ta cũng có thể dùng lòng từ để giúp đỡ họ.
Hơn nữa, Phật giáo không phủ định sự tồn tại của quỷ thần vì quỷ cũng thuộc 1 cõi trong 6 cõi sống của chúng sinh nằm trong vòng sinh tử luân hồi. Một người cũng có thể trở thành quỷ khi họ có lòng sân hận quá lớn.
Quỷ có rất nhiều loại trong khi chúng ta nghĩ rằng quỷ là phải có bộ mặt hung ác đáng sợ, mặt xanh, răng nhọn,… thật ra quỷ có thể hóa thành người, thành súc sanh như ngựa, trâu, thậm chí nó còn mượn hình tướng của Phật, quan thế âm,… để lừa chúng ta vì chúng có thần thông.
Chúng ta sau khi chết, linh hồn sẽ trải qua giai đoạn trung gian gọi là thân trung ấm, sau đó linh hồn sẽ phải tái sinh vào một trong 6 cõi tuỳ theo nghiệp của mình. Ngạ quỷ là những chúng sinh tạo nghiệp xấu nên bị tái sinh vào môi trường xấu. Chúng cũng vì vô minh mà tái sinh vào cõi xấu, chịu cuộc sống hôi hám, bẩn thỉu, với lòng sân hận lúc nào cũng sôi sục.
Thế nên quỷ đáng thương hơn đáng tội, việc chúng ta có thể làm là trải tâm từ đến với cả quỷ dữ. Việc này giống như cách nuôi dạy một đứa trẻ hư hỏng vậy, nếu chúng ta trách mắng, đánh đập, xua đuổi chỉ càng làm chúng trở nên hung dữ hơn. Ngược lại, nếu ta vẫn chọn cách yêu thương, hướng dẫn những đứa trẻ này thì theo thời gian sẽ cảm hóa được chúng từng chút một.
Vậy nên tâm từ thực sự là một loại năng lượng tích cực để chuyển hóa tự thân và chuyển hóa cuộc đời đi đến hoàn thiện. Có thể nói rằng từ cuối cùng, hạnh tu của người con Phật cũng là định hướng để chúng ta mở rộng tâm từ bi.
Đừng bỏ lỡ:
Giúp đỡ người khác, tha thứ cho ai đó một chút là ta đã nghĩ rằng mình từ bi, điều này không sai, thế nhưng lời Phật dạy về lòng từ bi còn sâu sắc hơn nhiều.
2.2 Chúng sanh ai cũng có Phật tánh
Quỷ có rất nhiều giống loài mà còn đông hơn người rất nhiều vì để được có thân người không phải là chuyện dễ dàng gì. Khi Phật còn tại thế, Ngài nắm một nắm đất trong tay và hỏi đệ tử: “Các ông xem đất trên bàn tay ta nhiều, hay hay đất trên đại lục này nhiều?”.
Ðệ tử thưa: “Ðương nhiên đất trên đại lục nhiều, dĩ nhiên là đất trên bàn tay Thế Tôn rất ít”.
Thế Tôn nói: “Làm được thân người như đất trong bàn tay, mất thân người như đất trong đại lục!”.
Người tạo nghiệp tội, bị đọa xuống làm quỷ vô cùng nhiều, không ngừng tăng lên trong một giây, mỗi giờ, không thể tự thoát khỏi được. Thế nên nếu một người có thể dùng lòng từ của mình để hóa giải, giúp quỷ dữ xả bỏ sân hận thì có thể tạo ra vô lượng phước báu.
Từ câu chuyện trên chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng tâm từ cảm hóa cả ma quỷ, chính lòng từ bi cũng có thể cứu rỗi được cả quỷ dữ vì theo lời Phật dạy, chúng sanh đều có mầm Phật tánh.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật nói là: “Ai có tâm thì đều có thể thành Vô thượng Bồ đề”. Như vậy rõ ràng muốn giác ngộ thì từ nơi tâm giác chứ không thể tìm ở đâu khác. Mỗi người hãy khéo soi trở lại tự tâm mình để tìm giác ngộ mới là chân thật, là con đường đi chính xác, còn lo tìm bên ngoài thì càng tìm càng xa.
Ngay trong cuộc sống thường nhật, chúng ta hãy nhớ rằng ngay cả quỷ được khơi gợi lòng tốt sâu bên trong nó thì bất cứ ai xung quanh chúng ta dù là anh em, bạn bè, con cái,… đang sa lầy vào con đường xấu thì cũng đừng vì thế mà quên sử dùng tâm từ hóa giải cho họ.
Giống như hoa sen sống trong bùn hôi tanh nhưng không vì thế mà quên tỏa nhụy vàng thơm ngát. Vậy nên đừng dùng tâm phân biệt mà phán xét, xua đuổi những thứ mà ta nghĩ rằng chúng xấu xa. Sự thật là nhiều người nói những lời ngon ngọt nhưng tâm địa lại không khác gì quỷ dữ còn đáng sợ hơn.
Thế mới có câu “buông đao thành Phật”, nghĩa là kẻ ác nhưng khi nguyện làm việc thiện kể từ khi buông đao thì đều có thể làm Phật. Vậy nên, nếu có thể, hãy khơi gợi Phật tánh trong người mỗi chúng ta.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: