Thủ ấn còn được hiểu là các tư thế chính mà Phật dùng trong đời sống hằng ngày, thuần túy là các tư thế của Phật. Thủ ấn được dùng để miêu tả, trình bày hình tượng, tranh ảnh Đức Phật.
Theo truyền thống Vệ đà, các ngón tay của bàn tay đại diện cho năm yếu tố cơ bản tạo nên cơ thể con người: đất, nước, gió, không khí và lửa. Nghĩa là những đầu ngón tay của chúng ta đều mang năng lượng và khi chạm chúng lại vào nhau theo những cách khác nhau hoặc đến các bộ phận khác của lòng bàn tay sẽ điều chỉnh và cân bằng dòng năng lượng (Prana) trong cơ thể chúng ta, và năng lượng truyền qua các dây thần kinh kích thích các luân xa khác nhau.
1. Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra)
Vòng tròn này tượng trưng cho một dòng năng lượng và thông tin liên tục. Khi người đi thuyết giảng, người đã dùng thủ ấn này, như là kêu gọi chúng sinh hãy giải quyết mọi chuyện thông qua tư duy và biện luận thay vì những xúc cảm nhất thời.
Ấn quyết này cũng còn đuợc gọi biện minh ấn vì đây được xem như Đức Phật đang kêu gọi mọi người hãy giải quyết các vấn đề thông qua tư duy và biện luận. Đức Phật đã dùng ấn quyết này suốt giai đoạn thuyết giảng trong cuộc đời của ngài.
2. Trì bình thủ ấn (Patahattha Mudra)
3. Tư thế Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra)
– Tư thế tay: Đức Phật ngồi xếp bằng, hai tay đặt trước bụng, ngón tay duỗi thẳng, những ngón tay trái đặt trên những ngón tay mặt, hai ngón cái chạm nhau, gan bàn tay ngửa lên trên, có khi bắt chéo thành góc 45 độ.
– Ý nghĩa: Thủ ấn này là biểu tượng của Thiền, tượng trưng cho trí tuệ, muốn nói đến tâm thức giác ngộ vượt lên khỏi thế giới hiện tượng. Đây là tư thế khi thực hành một thăng bằng hoàn hảo giữa suy nghĩ, bình tâm, thư thái trong những tác động tập trung tư tưởng.
4. Thí nguyện thủ ấn (Varada Mudra)
Năm ngón tay mở rộng ra, điều này đại diện cho 5 sự hoàn hảo của người đắc đạo: Hào phóng, đạo đức, kiên nhẫn, nỗ lực và tập trung.
5. Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra)
Ý nghĩa các tư thế tay tượng Phật – Vô úy thủ ấn |
Trong cuộc đời đức Phật có giải thích về nguồn gốc của ấn này khi Ngài đứng trước một con voi hung dữ liền giơ tay như ấn quyết này để cản lại voi, như vậy, ấn không chỉ có ý nghĩa làm dịu mà còn gợi lên ý tưởng không sợ, đem lại yên tĩnh cho những người xung quanh.
Abhaya là cử chỉ của sự không sợ hãi. Khi bàn tay Phật thể hiện thủ ấn này cho thấy Đức Phật không hề sợ hãi trước một kẻ thù hay nghịch cảnh. Cũng như thể hiện rằng Đức Phật ngay sau khi đạt được giác ngộ đã vượt thoát trên mọi nỗi sợ hãi đau khổ của thế gian.
6. Xúc địa thủ ấn (Bhumistarsa Mudra)
Bhumisparsha, có nghĩa là “chạm vào Trái Đất”, hay gọi Trái Đất để chứng kiến. Thủ ấn này gợi nhớ lại hình ảnh khi Ngài ngồi hành thiền trong đêm rằm tháng Vesak, Ma vương (Mara) xuất hiện quấy nhiễu Ngài.
Ma vương có ý định đuổi Ngài ra khỏi chỗ ngồi dưới cội bồ đề và hỏi: “Ai là chứng nhân để biết chỗ ngồi này là của Ngài?” Đức Phật từ tư thế thiền định, đặt bàn tay phải chạm đất và tuyên bố: “Mặt đất này là chứng nhân, đã chứng kiến qua nhiều kiếp, ta đã hoàn thiện hạnh Bố thí ba-la-mật, hạnh Trì giới ba-la-mật, và các ba-la-mật khác.”
Khi được thỉnh cầu, đất đã gửi một đạo quân thiên thần để diệt trừ những quỷ sứ của Mara và cũng theo thuyết đó, xúc địa ấn còn có nghĩa là ấn hàng ma phục quỷ. Ma vương run sợ, thất bại, và rút lui.