Bán khoán là gì
Bán khoán con cho chùa là một tín ngưỡng dân gian. Đây là một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Người mẹ sau khi thụ thai được 15 ngày thì phải có Vong Hồn Nhị Giới Đầu Thai vào tạm thời tá túc thì thai đó mới giữ được. Khi có tim thai là vong hồn chính thức trú ngụ và hoạt động; từ đây một sinh linh được hình thành theo cơ chế sinh học của con người.
Vong hồn nhị giới đầu thai gồm:
– Vong hồn đầu thai giới cõi Thiên
– Vong hồn đầu thai giới cõi Địa
Dù là vong hồn cõi nào thì cũng phải trải qua các thời kỳ Định nghiệp; Chuyển nghiệp; Tái sinh luân hồi. Do đó tùy theo vong có nghiệp chướng bản thân nặng; nhẹ ra sao mà sau khi được sinh ra đứa trẻ có thể khó nuôi; dễ nuôi hoặc chết yểu.
Với những trẻ có triệu chứng khác lạ khiến cho việc chăm sóc; nuôi dưỡng gặp khó khăn như hay ốm đau, bệnh tật, khóc lóc không rõ nguyên nhân, hoặc bé sinh vào ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 Âm lịch) nên phải bán khoán con cho chùa mục đích là để trẻ có thể khôn lớn; phát triển bình thường.
Việc bán con vào cửa thánh hay cửa chùa chỉ giải quyết về niềm tin tôn giáo. Các thủ tục bán con thường chỉ bằng miệng, bố mẹ thấy con “khó nuôi” thì đưa cháu lên chùa. Tại đây, thầy trụ trì sẽ chọn ngày và lên chánh điện làm lễ.
Buổi lễ diễn ra cũng rất nhanh chóng, thầy thắp hương và bạch Phật, sau đó dùng nước sái tịnh và lấy tay xoa đầu cho bé. Sau đó, thầy đặt cho một cái tên (tên này khác với ý nghĩa của pháp danh). Đây chỉ là cái tên của thầy đặt cho để công nhận bé là người của nhà chùa. Sau khi làm lễ xong, bố mẹ bé có thể đưa bé ra về. Việc làm này chỉ nhằm giúp bố mẹ nuôi bé dễ hơn. Việc bán con này phổ biến diễn ra ở các vùng nông thôn, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc.
Gửi trẻ vào cửa Phật, đặt một cái tên khác để giúp cho bé dễ nuôi chứ không phải đi tu nên cũng không ảnh hưởng đến hôn nhân và công danh của bé sau này. Tuy việc làm này hỗ trợ niềm tin nhưng cũng không nên quá lạm dụng. Có những gia đình vì quá tin vào thầy bói, khi nghe phán là cháu khắc với cha mẹ, sinh cháu ra sẽ làm ăn lụi bại hay đoản mệnh… thì tìm cách bán khoán cháu, để chùa nuôi là điều không nên.
Còn nếu con không phạm gì xấu; cũng không khắc cung mệnh với bố hoặc mẹ thì không cần bán khoán hoặc cho người khác nhận con nuôi làm gì. Trẻ con dưới 3 tuổi ốm đau là chuyện bình thường. Miễn sao chăm sóc con tốt nhất là được rồi; kể cả bán khoán con cho chùa mà chăm sóc con không tốt thì cũng không có ý nghĩa gì cả.
Bán khoán tiến hành như thế nào?
Thường thì xưa và nay, người ta bán cho Đức ông; ở chùa có tượng mặt đỏ; trùm vải đỏ; trông nghiêm nghị đầy thần khí; đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi chùa.
Khi tiến hành bán khoán; bố mẹ đứa trẻ lên chùa (hay vào đền; nếu bán cửa thánh) nhờ vị trụ trì hay người trông coi tại đó viết số; ghi rõ tên tuổi đứa trẻ; ngày; tháng; năm; giò sinh; bán cho Đức Thánh tên là gì…
Kèm với mâm lễ vật (thường là lễ mặn; như xôi gà; trầu rượu; vàng hương); đặt lên bàn thờ Đức Thánh mà đứa trẻ cần bán tới; khi cúng xong (cháy 2/3 hương) thì đem hoá vàng và sớ.
Thời gian bán khoán thường từ 10 – 12 năm; có khi đên 20 tuổi; sau đó mới làm lễ chuộc con về nuôi.
Trong thời gian làm “con nuôi” Đức Thánh; các ngày lễ trọng hàng năm: như Rằm tháng Giêng; rằm tháng Bảy; Tết Nguyên đán; bố mẹ và đứa trẻ (khi đã lớn) đến đền; chùa thắp hương khấn lễ “cha nuôi”.
Đứa trẻ sinh vào những giờ nào thì phải bán khoán? Đó là những đứa trẻ sinh vào giờ Kim xà Thiết Tỏa, Quan sát, giờ Tướng quân, giờ Diêm Vương, giờ Dạ đề.
Thời điểm bán khoán con cho chùa
Tùy thuộc vào khoảng thời gian đứa trẻ có những biểu hiện tai ương bệnh tật như ốm đau sài, biếng ăn liên tục;… Bởi vậy có đứa trẻ bán khoán từ khi thôi nôi, có đứa thì năm 3-4-5 tuổi, cá biệt có những trường hợp trên 10 tuổi vẫn bán khoán.
Hoặc quan niệm: Trước hết, muốn bán khoán phải đợi cho đứa trẻ sinh được ba tháng mười ngày, nghĩa là phải chờ đứa trẻ đã sạch hết những ô uế của lúc ra đời và người mẹ cũng đã hết tuần chay gái đẻ, không còn nhưng dơ dáy của buổi lâm bồn nữa.
Khi đứa trẻ đã qua ba tháng mười ngày rồi, phải chọn một ngày tốt, mang đồ lễ tới đền chùa. Rồi cha mẹ đứa bé phải lễ trước bàn thờ, trong khi thầy cúng đọc sớ.
Sớ đọc xong, được đem hóa. Một bản khoán lưu ở đền chùa, còn một bản khoán cha mẹ đứa bé mang về. Kể từ ngày bán khoán, tuy trên thực tế và giấy khai sinh đứa trẻ vẫn mang họ của cha, nhưng đối với thế giới thần linh, đứa trẻ mang họ của Thần Phật, và trong mọi sự lễ cúng khi khấn cho đứa trẻ phải khấn theo họ của Thần Phật.
Việc bán khoán là nên, cần thiết, thực tế nghiệm chứng một số trường hợp cha mẹ có cung mệnh kết hợp xấu – Tuyệt mệnh, hay kết hôn phạm năm kim lâu, phạm ngày kết hôn Kim thần thất sát… hiếm muộn con cái đã đành, nếu có còn khó nuôi.
Xem thêm: Phong thủy cầu tự Giúp vợ chồng hiếm muộn cầu tự thành công
So sánh với những trường hợp đã bán khoán thì trẻ còn tồn tại và phát triển bình an, nhà không bán khoán hay không dùng một biện pháp nào khác thì có thể trẻ không tồn tại hoặc tồn tại mà trắc trở… Hoặc trẻ sinh chạm giờ, giải giờ và bán khoán ngay có thấy hiệu ứng khi vượt qua tật bệnh nan nguy…
Tại sao lại bán khoán đến 13 tuổi hay 16? Đó là một giáp 12 năm cộng 1; ngày xưa con trai 13 tuổi thường lấy vợ, con gái 16 tuổi lấy chồng, có trường hợp bán khoán 18 vì quan niệm tuổi thành niên, ý thức đã vững vàng nhưng ngày nay tuổi kết hôn chậm đi nên cũng có nhiều thay đổi đi theo đó.
Người trong tứ trụ có sao hoa cái trước 24 tuổi hay bệnh tật, tai hoạ liên miên, người sinh ra trong gia đình có hệ quả tuyệt mệnh hoặc kết hôn phạm kim lâu thì bản thân gặp nhiều kiếp nạn. Bây giờ nên bán khoán đến 25 tuổi mới chuộc, chính là 2 giáp cộng 1.
Một số người quan niệm: bán khoán trăm năm, bán khoán cả đời…
Trong thời gian bán khoán con cho chùa thì đứa trẻ là con nhà ông Thánh; ông Phật; nhờ đó mà có sự độ trợ từ siêu hình; được miễn truy hồn theo luật quy định; đứa trẻ sẽ được bản mệnh vững vàng; việc nuôi nấng chăm sóc cũng vì thế mà dễ dàng thuận lợi khác hẳn với lúc chưa bán khoán.
Tuy nhiên việc bán khoán không phải mọi trường hợp đều có kết quả tốt; cũng có những trường hợp mặc dù trẻ đã bán khoán nhưng vẫn chết yểu. Điều này là do nghiệp chướng bản thân đứa trẻ đó quá nặng hoặc là nghiệp chướng dòng họ quá lớn khiến việc tái sinh luân hồi bị đứt đoạn.
Minh Minh