Bố thí ba la mật là gì? Hiểu xong bạn sẽ tự soi lại mình

Bố thí ba la mật là gì? Hiểu xong bạn sẽ tự soi lại mình
By Tâm Linh
Th1 16

Bố thí ba la mật là gì? Hiểu xong bạn sẽ tự soi lại mình

(Lichngaytot.com) Không ít người thực hành bố thí nhưng không phải ai cũng hiểu Bố thí ba la mật là gì? Tìm hiểu khái niệm này sẽ mở ra cho bạn một cách nhìn hoàn toàn mới trong việc giúp đỡ người khác.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Chúng ta vốn đã biết rằng bố thí là một hành động tích cực giúp tích lũy rất nhiều công đức. Tuy nhiên, không ít người vẫn bố thí sai phương pháp. Không chỉ xuất phát từ cách cho mà còn từ tâm của người cho, có người bố thí vì để thể hiện, để có chút danh tiếng, để được xem là người tốt, thiện lành hoặc mong được thoát nạn, cầu may. 
 
Bất cứ việc gì có động cơ phía sau đó đều không có nhiều lợi ích cho mình. Đức Phật dạy rằng, khi chúng ta trao cho người khác dù là vật chất, công sức hay kiến thức, chúng ta cũng không mong đợi phần thưởng. Chúng ta tặng mà không gắn bó với món quà hay người nhận. Chúng ta thực hành bố thí là để giải phóng lòng tham và bám víu của chính mình mà thôi.
 
Chỉ khi cho đi một cách vô tư, không mong cầu được ai đáp trả thì chúng mới tích luỹ công đức và tạo ra nghiệp lành đem lại hạnh phúc. Nếu thực hành đúng hành bố thị này thì đó chính là bố thí ba la mật.
 
giup do nguoi khac
 
 

1. Bố thí ba la mật là gì?

Bố thí ba la mật tức là một môn tu hành bằng phương pháp bố thí, có công năng như một chiếc thuyền, đưa mình và người từ bờ mê lầm của chúng sinh sang bờ giác ngộ của chư Phật. 

Bố là khắp, thí là cho. Bố thí là cho khắp tất cả. Như ta đã thấy bố thí gồm có nhiều nghĩa: cho, tặng, biếu, cúng dường, bố thí. Bố thí có nghĩa là cho đi những gì thuộc về mình như: Vật chất, thời gian, công sức và cũng bao gồm việc hướng dẫn tinh thần cho những ai cần nó. 

 

Ba la mật có nghĩa là hoan hỷ, háo hức để qua bờ bên kia, bờ của những vị giác ngộ luôn hướng về chúng sinh mà không mong cầu thành quả.
 
Động cơ để khiến một người thực hành bố thí khá là đa dạng nhưng nhìn chung khi nói đến sự bố thí, thì ta nhận ra có ba yếu tố tạo ra nó, đó là: người cho (năng thí), món đồ (vật thí), và người nhận (sở thí).

Xem thêm  7 địa danh chiến tranh bị đồn có ma ám trên thế giới

Bố thí ba la mật hay bố thí không trụ tướng trong tiếng Phạn là Dana paramita. Nó bao gồm 3 phương diện được gọi là Tam Luân Không Tịch. Tức là không thấy người cho, vật cho và người nhận. Đây là 3 yêu cầu để người thực hành bố thí ba la mật không vướng dính vào cái tôi của mình.

arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Tam Luân Không Tịch có thể tạm hiểu là: Trước tiên không được quá đề cao hành động của mình, cho rằng mình đã có lòng tốt với ai đó. Không được xem rằng ai đó đã nợ ơn ta và mong họ sẽ chịu ơn và đền ơn. Không nên đánh giá thứ mang đi trao tặng cho rằng nó có giá trị hay là không. Thứ gì mình có thể cho thì hãy cho, và khi trao đi rồi thì không còn nghĩ về nó nữa.
 
Có thể nói bố thí Ba la mật không có thái độ chấp ngã, tại thời điểm, không gian đó, ta làm một việc nghĩa đó cho con người đó là việc đã xong, ai đó có biết ơn mình hay không là chuyện của họ, mình không nên quan tâm.
 
Dù 2 nguồn kinh điển Pali và Đại Thừa có quan điểm khác nhau về bố thí ba la mật, thì điểm trọng yếu mà chúng ta cần lưu tâm là: Khi làm 1 việc nghĩa, việc thiện chúng ta nên hiểu rõ là chúng ta đang làm cho chính mình để hoàn thiện đạo Bồ tát, từ đó hướng đến quả vị giác ngộ – giải thoát. Cuộc đời này giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ chính mình chứ không phải là đang giúp đỡ ai cả. Hiểu được điều này thì khi cho đi điều gì đó tâm chúng ta thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
 

2. Nhận thức đúng về cho nhận trong bố thí ba la mật

 
Đôi khi cho đi mà không cần nhận lại và đó là niềm tin được xây dựng trong bố thí ba la mật. Điều quan trọng cần nhớ là trong bố thí ba la mật thì không có: Cho người không muốn nhận, cho những thứ không phù hợp hoặc không cần thiết với người nhận vào thời điểm đó. Ví dụ mình cho nhưng đối phương không nhận thì việc cho – nhận này không được ghi nhận. Quan trọng là người nhận đang rất cần những gì mình muốn cho, nếu không họ sẽ không đón nhận.

Xem thêm  Cung dưỡng tam thánh, học đạo tu đời theo Phật, Bồ Tát để hưởng phúc

Việc cho và nhận phải cùng phát sinh, không thể từ một phía, cho và nhận, nhận và cho là một. Cho đi và tiếp nhận với sự hiểu biết này gọi là sự hoàn hảo của việc bố thí.

 
Trong Phật giáo người khác cũng chính là chính chúng ta. Vì thế để không có điều kiện kèm theo trong thực hành cho – nhận, chúng ta phải nhận ra rằng, không có gì là thực sự riêng biệt, vạn vật tồn tại là nhờ tương quan lẫn nhau.
 
Vì thế, khi giúp được ai đã chúng ta đã có niềm vui rồi, ai đó có cảm ơn hay không nói lời cảm ơn cũng không còn quan trọng nữa. Chúng ta sẽ không bị vướng kẹt vào chủ nghĩa thành quả, rằng chúng ta mặc cả quy luật nhân quả về những việc làm thiện mà chúng ta đang làm.
 
Bố thí chưa đạt ba la mật đó là khi ta vẫn mong cầu ai đó tri ân, ghi nhớ công ơn của ta và trả lại khi cần. Thực ra suy nghĩ này khá phổ biến, do đó, chúng ta phải tập thay đổi nhận thức về bố thí, giúp ai đó xong rồi chúng ta hãy quên đi.
 
Mặc dù người thực hiện bố thí ba la mật không cần sự đền ơn của người nhận, nhưng người nhận phải luôn ghi nhớ điều đó để có thể đáp nghĩa khi có cơ hội. Người nhận phải lấy người cho làm tấm gương mà cố gắng thực hành ba la mật để tránh phiền não khi làm những việc thiện.
 
Ở một khía cạnh khác, có thể nói rằng không chỉ là đơn giản là hành động muốn giúp ai đã mà còn là cách chúng ta trả lại những gì thế giới này, vũ trụ này đã trao cho chúng ta. Những ân huệ mà ta nhận được cũng là được hưởng hợi từ sự hỗ trợ của nhiều người mà có được. Không thực thể nào có thể tồn tại nếu chỉ có một mình. 

 

3. Lợi ích của bố thí ba la mật 

 
Nếu chúng ta chỉ khư khư giữ lợi ích cho mình không biết giúp đỡ, không bao giờ biết làm phước bố thí cho ai, thì kiếp sau ta sẽ chịu cảnh nghèo khổ. Vì nghèo khổ nên ta có những ý tưởng trộm cắp, lường gạt.

Và nếu đi trộm cắp hay cướp giật thì ta dễ phạm phải tội giết người. Vì nghèo khổ nên ta khó có thể thỏa mãn dục lạc, dục lạc không được thỏa mãn thì ta sẽ dễ phạm vào tà hạnh dâm dục.

Xem thêm  Bố thí đúng cách - hưởng thụ khi học Phật

Vì nghèo khổ nên ta phải chịu làm những việc hạ tiện, hạ cấp. Vì hạ tiện, hạ cấp nên ta luôn luôn sợ chủ và ta sẽ dễ phạm phải tội nói dối, nịnh bợ,… Như vậy, vì nghèo khổ, ta sẽ dễ phạm vào mười điều ác của thân, miệng, ý.

 
Ngược lại, nếu kiên trì thực hành bố thí, ta sẽ tái sinh trong cảnh giàu sang, tiền của đầy đủ, nhờ đó sẽ dễ giữ gìn giới luật.
 
– Bố thí làm nền tảng cho thiền định Người tu Thiền định, ban đầu luôn luôn gặp phải năm chướng ngại (ngũ cái)  tham lam, giận tức, hôn trầm, trạo cử và nghi hối. Nếu không diệt trừ được năm chướng ngại này thì không thể tiến xa trong Thiền định.
 
Thực hành Bố thí trong sạch tức là đang diệt trừ chướng ngại trong cuộc sống. Chúng ta sẽ bớt đi tính tham lam, có tính nhẫn nhục, tiêu trừ được giận tức.
 
– Khi bố thí có thể bố thí rộng rãi cho tất cả mọi loài. 
 
– Khi bố thí, khởi tâm trong sạch, tâm kính trọng người nhận, chú ý đến hành động của mình không dám suy nghĩ bậy bạ, nên luôn luôn tỉnh thức không chạy theo vọng tưởng, do đó diệt trừ trạo cử. Trạo cử là để chỉ trạng thái tâm và thân như khỉ vượn chuyền cành, không bao giờ chịu ở yên, luôn lay động và/hoặc suy nghĩ lung tung.
 
– Khi thực hành bố thí, sẽ gặt được phước đức quả báo vô lượng, và từ đó lại càng tin nơi sự bố thí. Nhờ lòng tin vững chắc này phá trừ nghi hối.

Minh Minh (Tổng hợp)

Đến 90% mọi người chưa hiểu hết BỐ THÍ LÀ GÌ và có bao nhiêu loại?
Bố thí đúng cách – hưởng thụ khi học Phật

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!