- 1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
- 2. Sự tích về Ca Chiên Diên giúp bán cái nghèo
- 3. Vì sao Ca Chiên Diên là Đệ nhất nghị luận?
- 4. Tiền kiếp của Ca Chiên Diên
- 5. Ngài Ca Chiên Diên những ngày cuối đời
1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
Tôn Giả Ca Chiên Diên tên thật là Na La Đà là con thứ hai của một vị quốc sư giàu có nước A Bàn Đề (Avanti), thuộc miền Nam Ấn Độ. Gia đình Ngài thuộc một trong những dòng dõi lâu đời và khả kính nhất của hàng Bà la môn nhưng cha mẹ của Ngài đều là người tốt bụng, là những người vô cùng nhân đức.
Cậu bé chào đời cực kỳ đặc biệt với thân hình có màu da vàng óng nên được đặt tên là Kañcana (nghĩa là màu vàng kim). Ca Chiên Diên chỉ là họ của Ngài nhưng vì sau này danh tiếng lẫy lừng nên họ dùng họ để gọi tên Ngài.
Anh trai của Ngài học hành giỏi giang, sau khi không ngừng học hỏi các kiến thức khắp nơi đã mở đàn tràng ở nhà để thuyết giáo cho mọi người. Tôn giả Ca Chiên Diên cũng bắt chước anh mở đàn tràng đối diện, dù cậu không được học hành gì nhiều nhưng lại được mọi người đến nghe nhiều hơn.
Thấy em làm mất mặt mình trước đám đông, người anh thưa với cha để mong cha trừng phạt, thế nhưng Ca Chiên Diên quỳ lạy và bày tỏ:
Một thời gian sau, trong thành có người vô tình đào bới được một tấm bia đá trên mặt khắc một lối chữ mà chẳng ai biết là thứ chữ gì. Họ tin rằng ai đọc được tấm bia có bài kệ trên đó chắc chắn là một bậc đại giác. Nhà vua yêu cầu đại thần nếu như không tìm được ai hiểu được bài kệ trong 7 ngày sẽ bị cách chức.
2. Sự tích về Ca Chiên Diên giúp bán cái nghèo
Chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tôn giả Ca Chiên Diên với một cô gái khi Ngài đang trên đường trở về Xá Vệ sau chuyến hoằng pháp tại nước A Bàn Đề. Tôn giả lúc này vô tình gặp một phụ nữ trong tay cầm một bình nước và đang ngồi khóc thảm thiết. Thấy cô gái dường như đang muốn nhảy xuống sông, tôn giả mới hỏi:
3. Vì sao Ca Chiên Diên là Đệ nhất nghị luận?
Thế nên khi tìm hiểu Ca Chiên Diên là ai, chúng ta càng nể phục khi Ngài là vị tôn giả rất giỏi về thuyết pháp, bất luận ai có thắc mắc gì hay muốn giảng về đạo lý gì, tôn giả đều có rất nhiều lý lẽ để luận giải.
Kinh điển tuy hay nhưng không phải ai cũng hiểu, khi đó chúng ta cần một người giải thích đơn giản, gần gũi. Thế nên người thuyết pháp vô cùng quan trọng. Bởi thế để trở thành một người thuyết pháp giỏi ngoài am tường nội điển, tối thiểu các tăng sĩ cần rèn luyện, biết thêm ngôn ngữ và có kiến thức phổ thông.
Thời Phật còn tại thế, trong số 10 đại đệ tử, Ngài Ca Chiên Diên không những chỉ thông hiểu những tư tưởng triết học đương thời, am tường giáo pháp của Đức Phật, mà còn có tài luận nghị khiến ai vấn nạn cũng đều thán phục. Vậy nên Đức Phật và Thánh chúng phong tặng cho Ngài là bậc Luận Nghị Đệ Nhất.
Trong những cuộc đối đáp, lập luận sắc bén và sự khéo léo của ngôn từ sẽ giúp chân lý được sáng tỏ. Đối trước những vấn nạn hóc búa, những thắc mắc kỳ lạ, những lập luận gài bẫy, Tôn giả đã thuyết phục, giải bày dẫn dắt cực kỳ hấp dẫn mà không ai có thể không hài lòng.
Nhờ vậy mà những bài Pháp thiêng liêng không chỉ trên lý thuyết nữa, mà đã sống động như trong cuộc sống đời thường vậy.
4. Tiền kiếp của Ca Chiên Diên
Ca Chiên Diên trong kiếp đó vô cùng thán phục và kính ngưỡng vị Tỳ kheo này và ước muốn được thành tựu danh vị tương tự trong thời Đức Phật tương lai.
Ông mời Phật và chư tăng đến nhà cúng dường trai tăng trong một tuần, và thốt lời phát nguyện trên. Đức Phật Padumuttara tiên đoán rằng ước nguyện của ông sẽ thành tựu vào thời Đức Phật Gotama.
Ông bay xuống tới gần để nghe thuyết pháp, và được nghe Ngài khen ngợi một vị tỳ khưu là vị đệ tử bậc nhất về biệt tài giảng giải các lời dạy ngắn gọn của Tôn Sư. Lúc ấy vị đạo sĩ quay về Hy mã lạp sơn, hái và kết một bó hoa tươi, rồi lập tức phi hành trở lại nơi Đức Phật thuyết pháp để dâng cúng Ngài.
Lúc này ông đã phát nguyện được trở thành vị đệ tử tối thắng dưới thời Đức Phật tương lai. Đức Phật Padumuttara tiên đoán rằng ước nguyện của ông sẽ thành tựu vào thời Đức Phật Gotama.
5. Ngài Ca Chiên Diên những ngày cuối đời
Có thể nói, ngoài những câu chuyện kể về những lần thuyết pháp của Ngài cho đại chúng thì những chi tiết về đời sống thường nhật và sinh hoạt của tôn giả Ca Chiên Diên rất hiếm khi tìm được trong kinh điển cũng như các chú giải.
Nhưng thông tin chủ yếu về Ca Chiên Diên đó là vai trò thuyết giảng Giáo Pháp, đặc biệt là những bài luận giải chi tiết cho các lời dạy ngắn gọn của Đức Bổn Sư. Từ các bài giảng giải này, ta biết được trú xứ chính của ngài sau khi thọ giới tỳ khưu là Avantī.
Ngài thường sống ẩn dật nơi vắng lặng, chỉ khi nào cần hướng dẫn môn đệ pháp học hay pháp hành tôn giả Ca Chiên Diên mới xuất hiện. Thỉnh thoảng ngài đến trú xứ của Bổn Sư để viếng thăm hay cùng theo Thầy du hành hoằng pháp.
Có ba bài kinh trong Trung Bộ Kinh kể về vai trò luận giải Giáo Pháp của Ca Chiên Diên, xảy ra ở ba nơi khác nhau – Kapilavatthu, Rājagaha, và Sāvatthi.
Chi tiết về thời gian và hoàn cảnh tôn giả Ca Chiên Diên nhập diệt không được ghi trong kinh điển. Nhưng vào đoạn cuối Madhura Sutta, ngài có tuyên bố là Đức Phật đã nhập Niết Bàn.
Hơn nữa, sau khi Đức Phật qua đời, các đệ tử mới kết tập kinh điển và có sự đóng góp của Ngài. Điều này chứng tỏ là ngài qua đời sau khi Đức Phật nhập diệt.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: