Khoa học chưa bao giờ thừa nhận thế giới tâm linh nhưng có một số nhà khoa học công khai tuyên bố tin tưởng vào các hiện tượng tâm linh, đồng nghĩa với việc tin tưởng rằng trên đời có tồn tại ma quỷ, linh hồn hay một đấng tối cao nào đó.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
► Tra cứu: Lịch âm, Lịch vạn niên chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
Wolfgang Pauli
Wolfgang Pauli là một nhà vật lý lý thuyết và tiên phong trong lĩnh vực cơ học lượng tử. Bản thân Pauli đã giải thích niềm tin của mình vào những hiện tượng siêu nhiên khi nhà khoa học công khai tin tưởng vào sự tồn tại của các thực thể tâm linh tương đối ổn định có cái tôi cá nhân. “Tất cả những hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát được là ảnh hưởng của họ lên cuộc sống của những người khác, nơi mà mức độ tinh thần và cá tính có liên quan đến các thực thể đó”.
Margaret Mead
Margaret Mead là một nhà nhân chủng học văn hóa Mỹ, một người theo đạo Ki tô nhánh Anh giáo. Nhà khoa học này tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh tâm linh thông qua việc bà đề cập đến những người sở hữu năng lực ví dụ như năng lực thôi miên.
Fred Alan Wolf
Tiến sĩ Fred Alan Wolf là người có các công trình ảnh hưởng bởi lý thuyết của các nhà khoa học thực nghiệm đời đầu như David Bohm và Pribram Karl. Ông cũng là nhà khoa học tin tưởng vào sự tồn tại của các kết nối huyền bí giữa vật chất và ý thức. Câu nói gây nhiều tranh cãi của ông là: “Có đầy đủ bằng chứng để chỉ ra rằng trong bản chất sự hình thành vũ trụ vật lý có hiện diện yếu tố gọi là tâm linh”.
Eben Alexander
Tiến sĩ Eben Alexander có thể xem như là người gây ra nhiều tranh cãi nhất trong danh sách này. Alexander tuyên bố đã đến thăm thiên đường trong một trải nghiệm cận tử. Kinh nghiệm của ông được ghi lại trong cuốn sách: Bằng chứng về thiên đàng: cuộc hành trình của một bác sĩ giải phẫu sau khi chết. Trong đó kết luận rằng, cuộc sống không kết thúc sau khi chết, mà có sự phục sinh tâm lý ở các trạng thái khác nhau.
ST