Cách rút bớt chân nhang trong bát hương và vệ sinh ban thờ ngày Tết đúng chuẩn

Cách rút bớt chân nhang trong bát hương và vệ sinh ban thờ ngày Tết đúng chuẩn
By Tâm Linh
Th1 17

Cách rút bớt chân nhang trong bát hương và vệ sinh ban thờ ngày Tết đúng chuẩn

Vệ sinh bát hương ngày tết là điều nên làm khi Tết đến Xuân về, chúng ta nên vệ sinh ban thờ vào ngày 23 hoặc 30 tháng Chạp hoặc ngày nào hợp mệnh gia chủ là được.

 

var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

1. Việc cần làm trước khi vệ sinh ban thờ ngày Tết

Trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ ngày Tết, cần thắp hương và khấn xin phép như sau:
 
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
 
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
 
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu,quê ở đâu thì thêm vào)
 
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp) ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật

 

Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.

Việc lau dọn bàn thờ cuối năm không nhất thiết phải làm sau ngày cúng ông Công ông Táo. Bạn đọc tham khảo bài viết bên dưới để hiểu hơn về vấn đề này:

Lau dọn bàn thờ cuối năm khi nào: Trước hay sau lễ cúng ông Công ông Táo?
Thông thường trong 7 ngày Táo Quân lên chầu trời, người ta thường tiến hành dọn dẹp bàn thờ để không kinh phạm các vị thần, vì khi đó nơi toạ của các vị thần

2. Nghi thức thay chân nhang trong bát hương ngày Tết

2.1 Sử dụng bát hương

Bát hương đã bốc xong, gia chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.
 
Khi vệ sinh bát nhang, bài vị, ban thờ… phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch. Quan điểm không để động bát hương chỉ phù hợp với từng nơi nhé, có nhiều nơi vẫn bê bát hương xuống vệ sinh lau chùi bình thường.
 
ve sinh ban tho ngay tet, thay bat huong hinh anh
Nên vệ sinh ban thờ vào ngày 23 hoặc 30 tháng Chạp
arfAsync.push(“knye9xke”);

2.2 Cách rút bớt chân nhang trong bát hương (chân nhang, chân hương)

Khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần rồi đốt, thả tro xuống sông suối.
 
Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp. Nghiệm ra những người (gia chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.
 
Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ.

Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến.

Đồng thời không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hỏa.
 

Trường hợp bát hương bốc cháy, dân gian cho rằng báo “điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng lửa dập tắt tránh “Thủy Hỏa giao tranh“.
 
Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt các điềm báo chân hương:
  • Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ…
  • Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;
  • Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát…
Trường hợp bạn muốn thay tro thì các bạn đốt rơm nếp lấy tro, các bạn nhớ giữ lại cốt bát hương đừng có vứt đi đấy, vứt đi thì mất hết lộc.
 
Nếu muốn thay bát hương mới thì để đầu xuân cúng tạ đất thì thay một thể. Có thể nhờ thầy đến giúp, nếu còn cốt bát hương thì lấy lại, nếu không còn thì các bạn nhờ thầy viết cho.

Tuy nhiên, cần mua bát hương sao cho phù hợp với ban thờ, đốt rơm nếp lấy tro và cho vào bát hương, dã gừng tươi hòa một chút nước lã (rượu trắng), lấy cành tre có lá nhỏ nhúng vào bát nước gừng sau đó vẩy vào bát hương để tẩy uế.

Xem chi tiết về chọn ngày tốt, giờ lành, cách thức tiến hành tại bài viết: Lau dọn bàn thờ cuối năm.

Đối với ban Thần Tài, việc rút bớt chân nhang và vệ sinh ban thờ thế nào cho đúng, xem chi tiết ở bài viết: Tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài đúng cách.

Tin bài cùng chuyên mục:

Hướng dẫn lau dọn bàn thờ Thần TÀI cuối năm đúng cách để gia chủ làm ăn LỘC PHÁT trong năm mới!
4 ngày HỘI TỤ LINH KHÍ để bốc bát hương cuối năm, dễ thỉnh Thần Linh vào nhà ban phước lộc!
Xem thêm  Nghe lời Phật dạy về lòng hiếu thảo để thấy chúng ta đã hiểu sai như thế nào

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!