Hạ Chí là một trong 24 tiết khí, kéo dài từ 21 (hoặc 22) tháng 6 tới ngày 5 (hoặc 6) tháng 7. Có một số cấm kỵ dân gian trong tiết Hạ Chí mà chúng ta nên cẩn thận để tránh rủi ro, kém may.
Dưới đây là những điều cấm kỵ dân gian trong tiết Hạ Chí thường gặp, bạn đọc nên tham khảo để chủ động đón lành tránh dữ.
1. Quên tế thần tế trời
Trong dân gian, tiết Hạ Chí là thời điểm để hiến tế thần linh, nơi khô hạn thì cầu mưa, nơi mưa nhiều thì cầu không úng ngập. Nếu quên mà không tổ chức tế lễ thì chư thần quở phạt, thời tiết thất thường, nhiều thiên tai.
Khi tổ chức cúng tế, người dân thường hướng về phương Bắc để cầu mưa, chống hạn; hướng về phương Nam để cầu ánh nắng chan hòa, chống ngập úng.
2. Cắt tóc
Cắt tóc trong tiết Hạ Chí là một trong những điều tối kỵ theo quan điểm của người xưa.
Dân gian cho rằng, cắt tóc vào dịp này sẽ phá vận cho âm dương thay đổi, con người sẽ bị ảnh hưởng vận khí. Hạ Chí là thời điểm âm thịnh dương suy, trời đất chuyển giao, bất cứ sự thay đổi nào của con người cũng sẽ tạo thành điềm gở.
Vì thế, trước khi cắt tóc, nên đọc bài viết này để làm chủ mọi tình thế:
Không ít người thắc mắc về việc xem ngày cắt tóc, chọn ngày đẹp cắt tóc để luôn gặp may mắn, bình an. Hãy cùng Lịch Ngày Tốt lý giải kỹ hơn về vấn đề này.
3. Xuất hiện dông tố
Điều này được cho là vì tế thần, tế trời mắc sai lầm, không đúng nghi lễ. Nên nếu có dông bão thì nhất định phải tổ chức lễ tế lại để tạ lỗi.
4. Không ăn mì làm từ lúa mạch
Tập tục này xuất phát từ Trung Quốc và tồn tại cho tới ngày nay. Ít nhất một lần trong ngày Hạ Chí phải ăn mì làm từ lúa mạch, với ý nghĩa may mắn, tốt lành.
Không những là món ăn truyền thống mà mì lúa mạch còn rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng lợi niệu thanh nhiệt. Nếu không ăn, chắc chắn nửa năm tới sẽ gặp toàn xui xẻo.
Ngoài ra, ở một số nơi còn có thói quen ăn cháo từ lúa mạch trong tiết Hạ Chí nhằm cầu mong sức khỏe, giúp kiện tỳ dưỡng vị, thân tâm thoải mái, cải thiện trạng thái tinh thần.
5. Một vài kiêng kỵ về ăn uống trong tiết Hạ Chí
– Tránh ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ nhiều đường
Thời tiết nóng nực khiến con người có xu hướng thích ăn uống đồ ngọt và mát để tạo cảm giác ngon miệng, “dễ nuốt” hơn.
Tuy nhiên, việc ăn nhiều thực phẩm ngọt, nhiều đường không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể gây ra một số bất lợi như lượng đường huyết cao, tăng cân…
– Nên ăn khổ qua (mướp đắng) – Thanh nhiệt
– Nên bổ sung tỏi, hành tây – Giảm bớt bệnh truyền nhiễm
– Nên ăn cơm gạo mới – Kích thích cảm giác ngon miệng
– Nên ăn đồ mát, đồ lạnh – Tiêu nhiệt
Mùa hạ thời tiết oi bức rất khó chịu, ai cũng muốn ăn một món gì đó “man mát” để đỡ nóng hơn. Những ngày này, bạn có thể ăn kem, ăn chè, uống nước mát, sinh tố, nước hoa quả… nhưng nên ở chừng mực nhất định, tránh quá lạnh, nếu không sẽ bị về đường hô hấp.