- 1. Căn cô Chín là gì?
- 2. Sự tích về cô Chín Sòng Sơn
- 3. Làm thế nào để biết mình có căn cô Chín?
- 4. Đền thờ cô Chín ở đâu?
- 5. Cầu gì và chuẩn bị gì khi đi đền cô Chín?
- 6. Văn khấn cô Chín
1. Căn cô Chín là gì?
Thế nên những người có căn cô Chín nhất thiết phải mở phủ để có thể hầu hạ cô Chín.
1.1 Cô Chín là ai trong Tứ Phủ?
1.2 Cô Chín khi ngự đồng trông như thế nào?
Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng cô đều được cô chứng minh. Tiên cô là 1 trong tứ vị thánh cô chấm lính nhận đồng.
2. Sự tích về cô Chín Sòng Sơn
Một sự tích phổ biến về cô Chín đó là:
Cô tài giỏi có phép tiên thần thông quảng đại lại tinh thông thuật xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì không sai một quẻ nào, cô còn có thể nhìn mặt đoán người. Ai mà phạm tội hay thất kính, cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách rồi cô hành cho dở điên, dở dại.
Cô hầu hạ Mẫu Liễu Hạnh và trở thành một trong 12 nàng tiên hầu cận bên cạnh Thánh Mẫu hay còn gọi là Mẫu Sòng. Các nàng tiên đều là những thục nữ đoan trang, có công với giang sơn xã tắc và được lập đền thờ phụng, phong Thánh.
Về sau, để tưởng nhớ công ơn của cô, dân chúng lập đền thờ Cô ở Thanh Hóa và đời đời thờ cúng, phụng sự. Trong đền có 9 cái giếng thiêng nên đặt tên là đền cô Chín, nhiều người còn gọi là đền cô Chín Giếng.
3. Làm thế nào để biết mình có căn cô Chín?
3.1 Đặc điểm người có căn cô Chín
3.2 Làm thế nào để biết mình có căn cô Chín hay không?
Nhiều người tự cho rằng mình có căn rồi kêu ca rằng cuộc sống long đong trắc trở, khổ sở quá thì phải ra mở phủ cho đỡ khổ. Tuy nhiên bản thân là người không có căn, có thể bị ma quỷ dẫn dụ thì có thể gây hại cho bản thân mà không biết. Có những người khổ là do phúc ít, nghiệp cũ quá nặng do mình gây ra chứ không chỉ là do có căn. Thế nên chỉ có cách chăm chỉ tích đức trả nợ duyên cho hết.
- Đi xem bói đúng thầy có năng lực thực sự thì thầy sẽ soi cho. Tuy nhiên nếu không may gặp thầy giả danh lại dễ mang họa. Người có căn thánh cô ắt sẽ gặp được người có duyên để được dẫn đường chỉ lỗi cho. Đó là có duyên trong tâm linh.
- Đến cửa cô ắt sẽ được sang tai. Chỉ cần về cửa cô sẽ biết được quyền cô phép cô.
- Thắp hương kêu cầu tổ tiên để được bà cô tổ ông mãnh nhà mình dẫn được chỉ lối cho gặp người có tâm hướng dẫn mình.
Những người có căn mà phải trình đồng mở phủ là người có cơ duyên với nhà thánh, có bóng thánh và nhiều sự đã linh ứng. Đôi khi họ còn nhận được sự báo trước tới ngày tới tháng là phải ra như một sự sắp đặt không có gì cản được.
3.3 Đừng dùng căn số cho mục đích kinh doanh
Sự thật là hiện nay, có tới 80% thanh đồng không hiểu đạo Mẫu là gì. Họ là người thực hành nghi lễ mà không hiểu gì về nguồn gốc của nó thì dễ làm lệch lạc, méo mó văn hóa tín ngưỡng này.
Họ chạy theo loại hình diễn xướng tâm linh này như một thứ mốt, một phong trào cuồng tín. Họ sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng cho một lần hầu đồng.
Nếu đã hiểu căn cô Chín là gì họ sẽ hiểu rằng đây là vấn đề trả nghiệp của một cá nhân nào đó. Họ ở kiếp này với sứ mệnh giúp người chứ không phải là mong cầu vật chất, tiền bạc cho mình. Chớ nên “buôn thần, bán thánh” lợi dụng một khả năng thần bí rồi mang ra mặc cả tiền bạc, kinh doanh hay làm ăn thì theo Nhân – Quả thì hậu quả về sau rất nặng nề.
4. Đền thờ cô Chín ở đâu?
4.1 Đền cô Chín ở Thanh Hóa
Đền Chín Giếng cách đền Sòng Sơn khoảng 2km, là một trong những đền nổi tiếng linh thiêng bậc nhất xứ Thanh. Đền hiện thuộc phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.
4.2 Đền thờ cô Chín ở Hà Nội
- Đền Kim Giang, 122, Kim Giang, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
- Đền Mẫu Sòng Sơn, 35 Tôn Đức Thắng, Phường Hàng Bột, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Miếu Cô Chín Giếng, 86 Hào Nam, Phường Chợ Dừa, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Miếu Cô Chín, Ngõ Lan Bá, Phường Trung Phụng, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Miếu Thờ Cô Chín, Gia Quất – 32 Ngõ 29 Thượng Thanh, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội.
5. Cầu gì và chuẩn bị gì khi đi đền cô Chín?
5.1 Ngày lễ hội đền cô Chín
Bạn có thể thăm đền cô Chín bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, có 2 ngày quan trọng được xem là hội chính sau đây:
Đền Cô Chín thường tổ chức lễ hội thường niên vào ngày 26/2 và ngày 9/9 Âm lịch được rất nhiều người quan tâm. Người đến với đền chủ yếu để cầu bình an, tài lộc.
- Đến đền vào ngày 26/2 Âm lịch bạn sẽ được tham dự lễ hội rước kiệu từ đền Sòng Sơn đến đền cô Chín rồi sang đèo Ba Dội.
- Ngày 9/9 Âm lịch là ngày hội chính của Đền nên các nghi thức tế lễ thường rất đông người tham gia.
5.2 Cầu gì khi đi đền cô Chín?
Nhìn chung, nếu có duyên đến đền cô Chín cúng lễ chỉ nên cầu chung chung cho mọi người được bình an, cầu cho gia đình khỏe mạnh, mọi việc tốt lành, xuôi chèo mát mái.
5.3 Cách sắm lễ cô Chín
Sắm lễ vật để viếng cô Chín đều có thể dùng lễ chay và lễ mặn, cũng không cần phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy. Lòng thành không thể hiện ở mâm cỗ.
Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.
6. Văn khấn cô Chín
Mẫu văn khấn Cô Chín cho những người sát căn Cô Chín
Hãy luôn giữ cho mình một cái tâm hướng thiện để thần thánh sáng soi, phù hộ cho bạn và gia đình.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: