Căn ông Hoàng Mười là gì? Cách xin lộc và khấn lễ đầy đủ, không lo bị phạm

Căn ông Hoàng Mười là gì? Cách xin lộc và khấn lễ đầy đủ, không lo bị phạm
By Tâm Linh
Th5 23

Căn ông Hoàng Mười là gì? Cách xin lộc và khấn lễ đầy đủ, không lo bị phạm

(Lichngaytot.com) Ông Hoàng Mười là vị quan nổi danh trong đạo mẫu Việt Nam. Ngài là một trong hai vị quan được Vua mẫu giao nhiệm vụ chấm đồng. Vậy căn ông Hoàng Mười là gì? Tính cách, cuộc đời người mang căn ông Hoàng Mười cũng như cách xin lộc Ngài ra sao?
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Sự tích về Ông Hoàng Mười 
  • 2. Căn ông Hoàng Mười là gì?
  • 3. Đền thờ ông Hoàng Mười ở đâu?
  • 4. Ông Hoàng Mười cho lộc gì?
  • 5. Lễ ông Hoàng Mười vào ngày nào?
  • 6. Căn ông Hoàng Mười trong hầu đồng
  • 7. Hướng dẫn cách xin lộc ông Hoàng Mười
  • 8. Bài văn khấn ông Hoàng Mười ngắn gọn, thành tâm
  • 9. Những lưu ý khi xin lộc Ông Hoàng Mười

 

1. Sự tích về Ông Hoàng Mười 

 
Trước khi tìm hiểu về căn ông Hoàng Mười là gì, ta cần phải hiểu cụ thể về sự tích ông Hoàng Mười.
 
Theo tương truyền, ông Hoàng Mười là nhân vật huyền thoại, được giáng trần để giúp đời, giúp người. Người xưa lưu truyền các truyền thuyết về lai lịch, thân thế, sự nghiệp của ông Hoàng Mười gắn với những nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam:
 

– Theo lưu truyền của người Nghệ An:

 
Ông Hoàng Mười là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh thiên đình, vị thần giáng trần để giúp dân, giúp nước.
 
Ông là người tài đức văn võ vẹn toàn. Không chỉ là vị tướng xông pha chinh phạt nhiều trận mạc, ông còn là người hào hoa, phong nhã, giỏi cả cầm ca, nhạc họa văn thơ uyên bác.
 

– Theo tương truyền ở vùng đất Hà Tĩnh:

 
Ông Hoàng Mười chính là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh.
 
Ông là người cùng Lê Lợi đồng hành chinh chiến trong mười năm dài ròng rã chống quân Minh xâm lược, bảo vệ biên giới giúp dân có một cuộc sống ấm no an cư lập nghiệp. Nhớ ơn những đóng góp to lớn của ông, nhân dân tôn ông là “ Đức Thánh Minh” và là một vị quan chính nằm trong hệ thống điện thần thờ mẫu tứ phủ của Việt Nam.
 
Ngoài ra còn một số sự tích khác, cho rằng ông Hoàng Mười giáng xuống trần và trở thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.
 
Được lưu truyền nhiều nhất là câu chuyện ông Hoàng Mười đã giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh.
 
Tuy nhiên, dù các truyền thuyết ông có là ai đi nữa thì Đức Thánh Hoàng Mười vẫn là một nhân vật quan trọng trong chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc và là vị quan nắm giữ trọng trách lớn trong hệ thống đạo Mẫu, Tứ phủ của người Việt.

Can ong Hoang Muoi la gi
 

2. Căn ông Hoàng Mười là gì?

 

2.1 Vì sao có căn ông Hoàng Mười?

 
Vấn đề về căn số vẫn còn là một điều bí ẩn trong đời sống tâm linh cho tới ngày nay. Dân gian tin rằng số mệnh của mỗi con người đều do thiên cơ định sẵn, do nghiệp duyên kiếp trước mà thành, nghiệp khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau.
arfAsync.push(“knye9xke”);window.googletag=window.googletag||{cmd:[]};googletag.cmd.push(function(){googletag.defineSlot(‘/57976558/Ureka_Supply_lichngaytot.com_Outstream_1x1_060521′,[1,1],’div-gpt-ad-1676366752775-0’).addService(googletag.pubads());googletag.pubads().collapseEmptyDivs();googletag.enableServices();});

googletag.cmd.push(function(){googletag.display(‘div-gpt-ad-1676366752775-0’);});
 
“Căn” giống như gốc rễ của mình từ nhiều kiếp trước, còn “số” là số mệnh của bản thân mình. Nên trong dân gian thường nói người có số mệnh tạo xoay vần và do thiên cơ định sẵn.
 
Những người có căn đồng, ứng với căn nào như căn Cô Bơ, Cô Chín, căn ông Hoàng Bảy, Hoàng Mười,… thì sẽ có tính cách tương đương với nhân vật ấy trong truyền thuyết.
 
Và những người kiếp này được chọn làm “lính hầu đồng” ông Hoàng Mười là những người có duyên có nợ được Ngài cứu giúp từ kiếp trước, đến kiếp này được chọn để trả nợ thánh.
 
Nếu là người có căn, nhất định đến một thời điểm nào đó duyên đến sẽ có thánh soi đường chỉ lối cho người được chọn tìm đến chân tu, về cầu cạnh hầu đồng trả nợ nhân duyên.

Xem thêm: Người có căn âm là gì? Vì sao số phận định sẵn căn cao số nặng?

 

2.2 Đặc điểm của người mang căn ông Hoàng Mười

 
– Biểu hiện bên ngoài:
 
Theo truyền thuyết, ông Hoàng Mười là người có tài đức vẹn toàn, vừa là quan văn vừa có thể làm quan võ. Chính vì vậy, nếu người có duyên căn của ông Mười thì đa số đều có những biểu hiện như: có chí tiến thủ, ham học hỏi.
 
Người có căn với ông Mười đa số là vận mệnh công danh rất tốt, sống tự lập, luôn tìm tòi học hỏi để đạt những thành công lớn lao.
 
Bề ngoài, họ khá sôi nổi, cá tính nhưng bên trong là cái tâm bình lặng, lối sống nhẹ nhàng, không thích tranh giành hay đấu đá. Nhưng đến lúc buộc phải đấu tranh giành quyền lợi thì họ cũng rất mạnh mẽ và quyết liệt.
 
Bản thân họ luôn gìn giữ và trân trọng các mối quan hệ tốt, biết đồng cảm lắng nghe những người thân, bạn bè, sống có tình nghĩa trước sau. Sự kết nối hòa hợp của họ giống như nút tháo gỡ hòa giải các mối quan hệ. Với sự kết nối, hòa hợp trong tập thể giúp dễ dàng thăng tiến ở những vị trí cao nhanh chóng.
 
Thế nhưng, có những người có căn của ông cũng có chọn những lối sống hào sảng, luôn hướng đến sự minh bạch mà đứng về lẽ phải. Rất hy hữu những người có căn ông Hoàng Mười gặp phải những trắc trở và không đúng hoàn cảnh nên mọi thứ không đứng về phía họ.
 
– Tính cách của người có căn ông Hoàng Mười
 
Với căn nào như căn cô Bơ, cô Chín, căn ông Hoàng Bảy, Hoàng Mười,… thì sẽ có tính cách tương đương với nhân vật ấy trong truyền thuyết.
 
Người có căn ông Hoàng Mười có những đặc điểm riêng như: tích cách nhẹ nhàng, tao nhã, yêu thích văn chương, có đường công danh rộng mở, tiền tài xán lạn, thường đỗ đạt làm quan to chức trọng có uy quyền. Người này không thích nổi bật và khoe mẽ, sống giản dị, bình thường.
 
Người có căn ông Hoàng Mười rất thích xem giá hầu hoặc thường xuyên đến điện thỉnh cầu ngài. Khi xem giá hầu người ta sẽ u mê, có thể nhảy nhóc hay thậm chí khóc lóc mà không hề hay biết, người ta gọi đó là “thánh nhập”.
 
Nếu là người có duyên, có căn cơ thì nhất định tại thời điểm nào đó gặp đúng người, đúng thầy sẽ dẫn đường chỉ lối để cung tài lộc hanh thông, ngày càng phát triển.
 

3. Đền thờ ông Hoàng Mười ở đâu?

 

– Vì sao có 2 đền thờ ông Hoàng Mười?

 
Cho tới nay, có 2 nơi cùng lập đền thờ ông Hoàng Mười là tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt 2 đền ông Hoàng Mười này?
 
Theo truyền thuyết dân gian, sở dĩ có 2 đền ông Hoàng Mười vì khi thuyền của ông Hoàng Mười chìm ở trên sông Lam, người dân ở cả 2 bên sông Lam là Nghệ An và Hà Tĩnh đều lập đền thờ để kính nhớ ông. 
 
Như vậy, với những ai có thắc mắc đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An hay ở Hà Tĩnh thì đáp án là cả 2. Vì cả 2 đền này đều cùng thờ chung ông Hoàng Mười và đều rất linh ứng. Điều đặc biệt chính là khi đứng ở đền này thì đều có thể nhìn thấy đền kia khi nhìn qua dòng sông Lam.
 
Đền ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh (còn gọi là đền Củi) địa chỉ Tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
 
Đền ông Hoàng Mười ở Nghệ An: Tại xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
 

– Đền thờ chính ông Hoàng Mười ở đâu?

 
Đền thờ ông Hoàng Mười chính là ở tỉnh Nghệ An, còn đền ông Hoàng Mười ở tỉnh Hà Tĩnh là đền thờ vọng.
 
Mộ của Ông Hoàng Mười cũng nằm trong khuôn viên đền thờ Ông ở Nghệ An, nằm phía sau núi Quyết, gần cầu Bến Thủy bây giờ.
 

4. Ông Hoàng Mười cho lộc gì?

 
Theo dân gian, ông Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban lộc cho phát về công danh sự nghiệp. Chính vì thế, ai cũng muốn đến xin lộc ông vào mỗi dịp đầu năm. Đó cũng là lý do khiến những ngôi đền thờ ông Hoàng Mười luôn tấp nập du khách vào mỗi dịp đầu xuân để cầu xin lộc.
 
Ông Hoàng Mười thường độ cho các con nhang đệ tử về khoẻ mạnh, học hành, công việc, công danh, bình an. Đặc biệt là cầu công danh sự nghiệp thăng tiến, thuận lợi, phát tài phát lộc, mọi việc suôn sẻ.
 

5. Lễ ông Hoàng Mười vào ngày nào?

 
Hàng năm vào ngày 10 tháng 10 âm lịch là ngày giỗ của ông Hoàng Mười.
 
Ngoài lễ hội chính diễn ra vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm, còn có lễ hội khai điểm vào ngày rằm tháng 3 âm lịch. Lễ hội có các hoạt động hấp dẫn như rước sắc bằng thuyền từ nhà thờ họ Nguyễn ra đền, hát chầu văn, thi chọi gà, đánh cờ người…
 
Đền Ông Hoàng Mười cũng là một trong những nơi diễn ra Đại lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân xâm lược.
 

6. Căn ông Hoàng Mười trong hầu đồng

 
Can ong Hoang Muoi trong hau dong
 
Ông Hoàng Mười được coi là một trong hai vị Thập Vị Quan Hoàng hay về ngự đồng nhất, do ông là người được Vua Mẫu giao đi chấm lính bắt đồng. Những người sát căn ông Mười thì thường hào hoa phong nhã, văn võ song toàn đặc biệt là văn chương rất giỏi.
 
Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo vàng có thêu rồng uốn lượn thành chữ Thọ. Đầu đội khăn xếp thắt lét vàng, kim cài lệch màu vàng kim. Ông ngự về tấu hương rồi khai quang. Sau đó, ông múa cờ chinh chiến, có khi lại ngâm thơ, cũng có lúc ông lại lấy dải lụa vàng như đang cùng người dân kéo lưới trên sông Lam, tượng trưng cho việc kéo tài lộc về cho bản đền.
 
Giống như ông Bảy, ông Mười cũng cầm cây hèo cưỡi ngựa đi chấm đồng. Người ta dâng đọi chè xanh, miếng trầu, thuốc lá là những đặc sản quê hương Nghệ An khi ông ngự vui, hò những điệu hò xứ Nghệ mượt mà.
 
– Trang phục cần chuẩn bị cho lễ hầu đồng ông Hoàng Mười
 
Người hầu đồng diện long phục màu vàng, bên trên thêu chữ “Thọ”.
 
Chuẩn bị khăn xếp đội đầu, dây thắt lưng vàng và trâm cài tóc vàng.
 
Sử dụng quạt để làm sách, dùng bút làm trâm vì hình ảnh của ông là người thơ phú văn chương tài giỏi, nên cần chuẩn bị đầy đủ.
 
– Trình tự các nghi lễ của buổi hầu đồng ông Hoàng Mười
  • Thay lễ phục:
Cần phải thay lễ phục đúng với giá ông Hoàng Mười như mô tả bên trên: áo long phục màu vàng, thắt đai và mũ vàng,… Mỗi vị thánh sẽ có những trang phục với màu sắc khác nhau nên cần đặc biệt chú ý.
  • Dâng hương hành lễ:
Dâng hương hành lễ hay còn gọi là nghi lễ khai nông nhằm mục đích xua đuổi tà ma. Người hầu đồng sẽ huơ nén nhang lên trên bó nhang đang cầm trên tay kia như sự phù phép.
  • Lễ thánh giáng:
Sau bước dâng hương hành lễ, thánh quan ông Hoàng Mười sẽ nhập vào người hầu đồng. Cô đồng/cậu đồng sẽ ra hiệu để mọi người biết về thân phận và thứ bậc của mình trong hàng quan ngũ.
  • Múa đồng:
Múa đồng là hình thức thể hiện sự linh ứng của thánh thần khi đã nhập vào người hầu đồng. Với ông Hoàng Mười thường múa đồng cùng với quạt, thể hiện con người thư sinh, có học vấn đàng hoàng.
  • Ban lộc và nghe cung văn hầu:
Ngay sau phần múa đồng, các cô đồng/cậu đồng sẽ ngồi nghe chầu văn do cung văn hát cùng với những sự tích và lai lịch của ông Hoàng Mười.
Người hầu đồng sẽ ban lộc cho mọi người xung quanh để thể hiện sự hài lòng.
  • Thánh thăng:
Kết thúc của quá trình hầu đồng là thánh thăng, cô đồng/cậu đồng rùng mình, hai tay đặt chéo nhau trên quạt và đặt trước trán. Cung văn liên tục hát những điệu nhạc thánh xa giá và bắt đầu hồi cung.
 
 

7. Hướng dẫn cách xin lộc ông Hoàng Mười

 

– Xin gì, cầu gì?

 
Trước tiên phải nói rằng, lễ hội hàng năm tại đền quan Hoàng Mười tại Nghệ An đều nhằm mục đích: Cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, chúng sinh an lạc, mọi việc được cải dữ hóa lành, cầu mùa màng bội thu, thóc lúa đầy đồng để cho người có thóc, kẻ có gạo để qua kỳ đói khỏi kỳ nạn.
 
Là một vị thánh nhân, là một trong Hoàng anh linh nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam, khi đi lễ đền quan Hoàng Mười, mọi người sẽ thường xin ngài chứng tâm, xin hoàng ban danh, ban diện, ban quyền, ban phép.
 
Xin các ngài cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, muôn dân ấm no hạnh phúc, mùa màng được bội thu, cho người nghèo có thóc có thực có ngân có xuyến để qua cơn đói khỏi cơn nạn, có tiền cho con trẻ đến trường.
 

– Chuẩn bị mâm cúng:

 
Khi đi lễ tại đền thờ ông Hoàng Mười vào đầu năm mới thì không thể thiếu được các mâm lễ vật.
 
Lễ vật khi đến đền ông Hoàng Mười cần có đủ mặn ngọt:
  • 1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, nén nhang.
  • 1 mâm sớ điệp, cau, trầu, tiền quan, tiền dương.
  • 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây.
  • 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt (đã rửa sạch), 1 bó hoa để ban thờ Quan Ngũ Hổ.

8. Bài văn khấn ông Hoàng Mười ngắn gọn, thành tâm

 

8.1 Bài khấn dành cho khách thập phương

 
Với khách thập phương, không phải thanh đồng, có thể dùng bài khấn này khi đi lễ ông Hoàng Mười: 
 
“Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

Con lạy Tứ phủ Khâm sai

Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là: …………………………………….

Tuổi: ………………….

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn Ngụ tại: …………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm……………… (âm lịch).

Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!”
 

8.2 Lời khấn ông Hoàng Mười cho các tân đồng, lính mới, người có căn quả

 
– Xin lộc công danh:
 
“Con lạy quan Hoàng Mười – trấn thủ đất Nghệ An.

Hôm nay ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng đẹp. Ngày đại cát giờ đại an con đầu làm ngai hai vai làm trượng, Bắc ghế ông ngồi làm ngôi thánh ông ngự. Ngài về chứng đền chứng phủ, chứng đủ lô nhang, trên ngài tấu đế đình, dưới ông hạ trình thoải phủ.

Hoàng cho con thời học ăn, học nói, học bói, học soi sau thời con có công danh, sự nghiệp, có của làm ra – cửa nhà làm nên, vẹn thời phê bút – mà phút thời phê danh cho con lấy tiếng cho thánh, lấy danh, lấy diện cho trần.

Hôm nay con tâm thành lễ bạc, con tâm có của không, con giàu một bó, con khó một nén, giàu làm hẹp, kém làm đơn. Một nén cũng có mà một bó cũng thơm.

Con lại mang miệng về tâu, con cúi đầu vọng bái. Con đói cơm thèm lộc đói phúc mà thèm tài. Đói cơm cha, thèm sữa mẹ. Việc âm chưa tường mà việc dương chưa tỏ. Nay Hoàng phê chữ đỏ, ông bỏ chữ đen. Hoàng ấn ngón tay, Hoàng xoay ngòi bút. Quyền của Hoàng, phép của Hoàng, gia bản nằm trong tay Hoàng để rồi ngài thương cho danh cho diện, cho quyền cho phép.

Để con công danh thăng tiến, công việc được thăng quan, thăng cấp, thăng phẩm, thăng hàm. Ngài cầm cân nảy mực, đặt bút chư phê rõ ràng. Để rồi phúc đó mà quý nhân phù trợ, mà số đó thì được bạn hiền bạn tốt giúp đỡ. Cho gặp thầy, gặp bạn, gặp vạn sự lành. Gặp ông có nhân – gặp bà có đức. Nắn nở chở che, cho con nở cành xanh lá.

Trăm tội ông xá, vạn tội ông thương ông chỉ đường dẫn lối để thuyền trôi một bến nước chảy xuôi dòng. Sông sâu bến ấy mà đáo lai thọ trường cũng là con ông. Nước sông lam chưa bao giờ cạn, lời của Hoàng chẳng dám đơn sai.

A di đà phật con kêu thấu tấu nổi lạy hoàng. Để rồi phúc đó lại là gần hơn!”
 
– Xin mở cung tài, khai cung lộc:
 
“Đệ tử con muôn trung bách bái, chân con quỳ, tay con chắp, miệng con tấu đức Hoàng Mười trong tỉnh Nghệ An.

Long vân khánh hội, cát nhật đương thời, kỳ thi khánh tiệc, khánh đại giai kỳ.

Nay nhất tâm tưởng vạn tâm cầu, nhất tâm cửa Phật, thật tâm cửa Thánh con đến cửa quan Hoàng. Con lễ bạc lòng thành, trước ngài chứng tâm, ngài chứng lễ. Sau thời ngài ân xá, phúc xá, đại xá con đói cơm thèm lộc, đói lộc xin ngân. Để rồi năm phương ngài tiếp lộc mười phương ngài tiếp tài.

Trên ngài gia hộ, dưới ngài độ ngài thương. Ngài mở cung tài – ngài khai cung lộc. Ngài cho con xin đồng ngân, đồng xuyến, đồng tiền, đồng lương, giọt dầu, nén nhang…..để con trước lo việc tiên cung, tiên thánh – sau thời con gánh việc trần gian. Ngài cho con có đồng ra, đồng vào. Cầu con có con, cầu của có của. Mùa xuân có lộc, thu đông có tài. Khách gần mang đến, khách xa mang về.

Lộc Hoàng lát đường đi không hết. Con nhất tâm tưởng vạn tâm cầu xin Hoàng. Hoàng ngoảnh mặt đi chúng con dại – Hoàng ngoảnh mặt lại chúc con khôn để rồi Hoàng cho xin lộc rơi, lộc vãi để có thêm đồng tiền, bát gạo. Để qua kỳ đói, khỏi kỳ nạn cho đẹp bằng người cho tươi bằng của. Con chí thiết lòng thành, không dám tham lam.

Chỉ xin quan ban quốc dư, lộc tài mà không dám đơn sai. A di đà phật lạy hoàng!”
 
– Xin lộc sức khỏe:
 
“A di đà Phật, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, xuân hạ thu đông, tứ thời bát tiết, tháng thuấn, ngày nghiêu.

Lại nhất tâm mưa không quản, nắng không nề, đường xa bái ngái, tập bè kết phúc, tập phúc kết duyên đứng trước án tiền kêu cầu phật tiền, tiên, thánh, thần.

Nay con có đăng trà quả thực, lễ mọn tâm thành đến lễ bái cửa hoàng để rồi ba mươi mùng một hội rằm người thương. Hoàng cho con già được mạnh khoẻ – trẻ đặng bình an. Bách bệnh tiêu tan vạn bệnh tiêu tán cho sức khỏe con được tốt để trên lo việc thánh – dưới gánh việc trần.

Hoàng chẳng thiếu chi phép hoàng chẳng hẹp chi quyền, ngài khoá âm dạy dương, bồi hơi tiếp sức để cho đầu con được tinh tấn, thông minh, cho ngôn từ xúc tích, ý nghĩ chuyên sâu. Xin Hoàng cho con được sáng hai con mắt chặt hai đầu gối. Hoàng cho thuốc tiên tẩy hết bụi trần thanh cao rồi lại mười thanh cao.

Hoàng cho con trước làm sao thì sau thời gia đình con cũng vậy. Để rồi điều lành mang lại điều dại mang đi, sổ sinh lại mở – sổ tử không phê. Mọi chốn bốn bề nương nhờ phật thánh, đình thần tam tứ phủ.

Nay trên con đường phụng sự việc thánh thần – trần gian, con cũng tạo nên vô số, vô biên, vô lượng, công đức, lỗi lầm….nay con lầm biết lỗi, biết tội mà đến cửa cha cửa mẹ kêu cầu vọng bái để một lời không xảy bảy lời không dám đơn sai.

Để rồi nương bóng hoàng sẽ được bình an, tai qua nạn khỏi. A di đà phật nay xin hoàng xá u, xá mê, xá lầm, xá lỗi, xá tội trần gian cho con biết đường mất lội biết lối mà về, cho đi đúng đường mà tu đúng đạo.”
 
– Xin lộc buôn bán:
 
“Ngày nay đói cơm thèm lộc, đói phúc thèm tài.

Nay nương nhờ cửa cha, cửa mẫu cho chúng con xin lộc buôn, lộc bán, lộc vào, lộc ra. Cho con buôn may, bán đắt, buôn chín bán mười, buôn tươi bán tốt. Của một đồng, công một nén, một vốn bốn lời để thuận lòng khách đến, vừa lòng khách đi. Cho khách gần mang đến, khách xa mang về.

Để rồi xin bề trên Phật Thánh soi xét cho người thương, cho giàu cửa hàng cho sang cửa ngõ. Buôn có bạn, bán có phường. Hàng hoá, tàu xe đi đường thượng lộ bình an, xuôi thuyền kịp bến.

Cửa hàng, công việc còn nhỏ nay ơn trên ban lộc cho tiểu thành đại, cho ít thành nhiều, được khang trang, sạch sẽ, mát mẻ, hanh thông. Mở hàng có khách đến, tỏ lời khách thương để có thêm ngân thêm xuyến mà trang trải cuộc sống gia đình.

A di Đà Phật!”
 

9. Những lưu ý khi xin lộc Ông Hoàng Mười

 

– Những điều cần ghi nhớ:

 
Lễ chính của ông Hoàng Mười sẽ tổ chức vào ngày 10/10 âm lịch hàng năm vô cùng long trọng. Ngày này cũng là dịp nhiều du khách các nơi tới dâng cúng ông với các lễ vật thành kính và trang trọng.
 
Tuy nhiên, nếu bạn có ý định đi lễ ông Hoàng Mười cần nắm rõ những thủ tục và cách mua đồ lễ với các lưu ý sau:
  • Lựa chọn các đồ lễ cần mang màu vàng. Bởi đây là màu áo của ông khi ngự về đồng.
  • Ngoài các lễ vật hương nhang, hoa quả bạn nên chuẩn bị mẫu oản lễ cô Tâm để dâng. Với ý nghĩa cầu chúc điều tốt đẹp cho bản thân cũng như gia đình.
  • Trước khi đi lễ đâu, tại nhà mình, bạn nên tiến hành thay mấy chén nước, thắp hương mời các quan thần linh, đức thánh tổ, bà cô tổ, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các vong linh hương hồn, cùng đi với chúng con, đến đền, chùa … địa chỉ… (Để các cụ hoan hỉ đi cùng kêu cầu cho chúng ta).
  • Đặt tiền mệnh giá lớn, tại ban công đồng, hơn vạn lần đổi tiền lẻ, rải lung tung.
  • Khi mua hoa quả, nói lời hay ý đẹp, vui vẻ nhân ái, với người bán hàng.
  • Phiếu ghi tiền công đức, thì hóa ngay tờ đó, cùng tiền vàng, không mang về (kể cả ghi hộ, công đức hộ).
  • Đã dâng thì đừng mang về. Vì đã đặt lên ban thờ để lễ rồi, thì đừng tiếc.
  • Cành vàng, lá ngọc, bùa may mắn, nhất là gạo, muối, các thứ khác như diêm, bật lửa, tranh, ảnh Phật… không nên tự ý mua hay thỉnh về. 
Xem thêm  MA GÀ là gì? Nuôi ma gà để làm gì? Thực hư chuyện ma gà hại người và gieo rắc kinh hoàng

– Người có căn ông Hoàng Mười, nếu không đi lễ ngày chính tiệc thì có bị hành không?

 
Nhiều người thắc mắc rằng khi mang căn ông Hoàng Mười, nếu không đi lễ ngày chính tiệc thì có bị hành không?
 
Thứ nhất, sẽ không có chuyện sẽ bị Ngài hành nếu vì một lý do nào đó mà các bạn không thể đi về cửa ông trong những ngày chính tiệc, đôi khi do tự tâm chúng ta làm chúng ta nặng nề trước.
 
Mặt khác, các cụ đã có câu: “Một vái xa bằng ba vái gần”, do vậy, nếu không có điều kiện đi lễ ông Mười thì các bạn hoàn toàn có thể ra chùa, đền, miếu, đình gần nhà và dâng lễ trên ban thờ Mẫu. Bởi vì, bất cứ đền điện, miếu chùa nào có ban thờ Mẫu, đều có đền thờ hội đồng đình thần Tam Tứ Phủ cũng là có thờ ông Mười.
 
Dù bạn lễ ông ở đâu thì ông hoàng Mười cũng sẽ phù hộ cho các con đồng và muôn dân có tinh thần thật minh mẫn, một trí tuệ thông minh để chúng ta khỏe chân mạnh tay, đi trên con đường đời an vui nhất.
 
Hy vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi đem lại đã giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết chính xác về căn Ông Hoàng Mười là gì, cũng như cách xin lộc đúng đắn nhất tại ngôi đền linh thiêng này để cầu bình an cho bản thân và gia đình.
 
Căn cô Sáu Sơn Trang là gì? Cầu gì khi đến đền của cô và thỏa ước nguyện?
Căn cô Bơ là gì? Khám phá sự tích để bày tỏ lòng kính ngưỡng về tâm từ của cô
Căn cô Chín là gì? Vì sao có căn rồi thì muốn hoãn, trốn tránh cũng khó khăn?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!