- 1. Câu chuyện Đệ tử hù dọa Đức Phật
- 2. Tâm không phân biệt trong Đạo Phật
- 2.1 Nhận diện về tâm phân biệt của chúng ta
- 2.2 Hãy học theo gương không phân biệt của Đức Phật
1. Câu chuyện Đệ tử hù dọa Đức Phật
![]() |
Tôn giả Na Già Ba La không đủ năng lực để nhìn thấy vua trời Đế Thích đi theo sau Đức Phật, càng không biết lý do Ngài kinh hành lâu hơn bình thường.
– Thưa Đức Thế tôn! Tại sao trong tăng đoàn cũng có kiểu người thế này ạ?
Lòng từ bi ấy ban trải muôn nơi và xuất phát từ sự thấu hiểu, không hề mù quáng.
Đừng bỏ lỡ: Phật dạy cách để tha thứ, buông bỏ: Từ bi hỷ xả thì nắm được cả tương lai
2. Tâm không phân biệt trong Đạo Phật
2.1 Nhận diện về tâm phân biệt của chúng ta
Đó là dấu hiệu của sự thiếu từ bi, thấu hiểu, gây ra những nghiệp xấu ngay sau khi chúng ta khởi tâm của mình.
Ví dụ người đời chẳng mấy khi từ bi luôn phân biệt người giàu, kẻ nghèo rồi xu nịnh kẻ có tiền, xem thường kẻ nghèo khổ. Chính điều đó gây ra không ít nghiệp xấu cho bản thân mình lúc nào không hay.
Đối lập với tâm phân biệt là tâm vô phân biệt:
- Tâm vô phân biệt chỉ thấy, nghe, cảm nhận đối tượng (chỉ ghi nhận đối tượng).
- Tâm phân biệt mới biết đối tượng được thấy, nghe, cảm nhận đó là cái gì, tính chất ra sao (đẹp hay xấu, ngon hay dở, cứng hay mền, nóng hay lạnh, ăn được hay không ăn được…)
Nhìn chung, tâm phân biệt của Phàm phu là hiểu biết sai lạc, hàm chứa sự vô minh, tà kiến nên sẽ phát sinh thích ghét đối tượng nên ràng buộc và phiền não của mình vào đó.
Nhưng tâm phân biệt của bậc Thánh là hiểu biết đúng sự thật, là trí tuệ, không còn phát sinh thích ghét đối tượng, không còn ràng buộc, không còn phiền não với đối tượng.
2.2 Hãy học theo gương không phân biệt của Đức Phật
Hãy học theo gương của Đức Phật, luôn tôn kính mọi người cho dù người đó làm nghề gì, nghèo hèn hay sang giàu. Tâm không phân biệt đó mới là tinh thần của Đạo Phật.
Đức Phật hiểu rằng tất cả chúng ta đều như nhau, trong hoàn cảnh tương tự như của ai đó, ta cũng hành động tương tự, thế nên không có lý do gì để phân biệt và đó cũng là lý do ta cũng dễ thông cảm hơn cho hoàn cảnh của người khác.
Một câu chuyện kể lại rằng thời Đức Phật còn tại thế, Ấn Độ vẫn còn nhiều tầng lớp giai cấp khác nhau. Lúc này, tầng lớp Thủ đà la (tiện dân) là những người nghèo hèn nhất, bị coi là bẩn thỉu, so sánh như súc vật, họ phải sống dưới đáy cùng của xã hội và không được tôn trọng như một con người.
Đức Phật không phiền lòng, còn khiến anh bất ngờ khi đề xuất xem anh có muốn làm Tỳ kheo hay không, anh thừa nhận mình hèn mọn, không thể làm đệ tử của Ngài. Nhưng Đức Phật từ tốn trả lời:
– Phật Pháp như nước sạch, có thể tẩy tịnh mọi điều dơ bẩn. Dù là bất kể thứ gì trên thế gian, một khi được tắm rửa trong Phật Pháp liền trở nên thanh tịnh.
Bất cứ ai có tâm tín Phật đều có thể tu hành và thoát khỏi bể trầm luân.
Vị Tỳ kheo lúc này đi xuyên qua tảng đá, khi trở ra lại xuyên qua tảng đá như đi trong không trung. Khi vua gặp Đức Phật, ông đã bày tỏ sự kính trọng:
– Thưa thế tôn, vị Tỳ kheo lúc nãy có một năng lượng siêu phàm hiếm thấy. Ngài có thể cho tôi biết cao danh quý tính của vị ấy không?
– Đó chính là Ni Đề, là người mà bệ hạ muốn hỏi ta. Ta độ nhân không phân biệt giàu nghèo, bởi tất cả chúng sinh là bình đẳng.
Đức Phật không muốn đệ tử dùng thần thông, nhưng trường hợp này đặc biệt, chỉ cần một chút đã làm thay đổi được tư duy của nhà Vua nên Ngài mới cho phép Ni Đề thực hiện.
Có thể thấy, Đức Phật dạy chúng ta về tâm không biệt là có lý do lớn lao riêng của nó. Có thể thấy một vị bị người đời cười chê, xa lánh như Ni Đề vẫn có thể chứng đắc quả vị A La Hán thì có nghĩa là không có ai là không thể. Vì thế, hãy thể hiện sự trân trọng với từng người ta gặp, đừng vội đánh giá ai qua vẻ ngoài hay địa vị của họ.