- 1. Hoàng Thái hậu mù một mắt vì một lời thề
- 2. Điều mình không làm được đừng hứa
1. Hoàng Thái hậu mù một mắt vì một lời thề
– Nếu con được về Nam, chỉ mong được phong làm chủ cung Thái Ất là đủ rồi, chẳng dám mong muốn nhiều hơn.
Ý của Hoàng đế là không muốn giành lại ngôi vua, muốn mẹ gửi thông điệp này đến người em, mong sẽ cứu mình trở về.
– Nếu ta về rồi mà sau này không đón con thì mắt ta sẽ bị mù.
Hiểu được ý này của con trai, bà trong lòng vô cùng buồn phiền nhưng lại lặng thinh không dám mạnh dạn nói ra vì sợ làm trái ý của cậu thì có khi mạng sống của mình cũng không giữ nổi.
Không lâu sau đó, Hoàng Thái hậu bị mù mắt, mọi thầy thuốc giỏi nhất ở khắp nơi được mời đến thế nhưng không ai đủ khả năng chữa khỏi cho bà.
– Dạ thưa, Hoàng Thái hậu nhìn một mắt thôi, còn một mắt phải giữ cho đúng lời thề.
Hoàng thái hậu Hiển Nhân cho dù trong hoàn cảnh không cho phép nên đành phụ lời hứa của con trai. Thế nhưng điều đó cũng không tránh được việc bà phải gánh chịu hậu quả của việc không giữ trọn lời thề.
Câu chuyện trên cho thấy xem nhẹ lời thề đừng tưởng không ai biết. Trời biết, đất biết, quỷ thần biết,… thế nên bản thân sẽ phải gánh chịu đúng những gì mình đã nói ra.
2. Điều mình không làm được đừng hứa
2.1 Tránh tùy tiện hứa suông
Thế nên với mọi điều chớ nên vội hứa, cứ nói rõ một số nguy cơ có thể xảy ra không như mong muốn, tuy nhiên bản thân sẽ cố gắng nhất có thể. Không dùng lời hứa hay lời thề nào cho bất cứ việc gì.
Một trong thập thiện nghiệp của Đạo Phật có nhắc nhở chúng ta chớ nói dối vì những gì chúng ta nói ra rồi không bao giờ rút lại được, lại gây ra hậu quả nặng nệ.
Họ cầm vải chuyền tay nhau cùng xem rồi luân phiên bình phẩm, nhưng không ai mua. Người bán thấy vậy bèn thu vải về. Thế nhưng khi kiểm hàng, người bán phát hiện bị mất một xấp vải. Lúc này ai cũng nói mình không có lấy.
Trong đám phụ nữ có một chị không những hung hăng xác định mình không lấy mà còn thề độc như sau: Tôi mà có lấy vải thì sau này sẽ bị xe tông chết!
2.2 Tác dụng của việc tôn trọng sự thật
Khi bạn giữ cam kết với lời hứa của mình, bạn đã gieo nhân tốt cho những quả sau đây:
Được mọi người tin tưởng
Nhất là trong công việc, họ là người chân thật, đáng tin nên được cấp trên giao phó cho nhiều trọng trách quan trọng. Cuộc sống của họ vì thế mà được no đủ, an vui.
Bảo tồn sự trung tín trong xã hội
Những cá nhân biết nói lời thành thật thì gia đình và xã hội được đoàn kết trong sự tin cậy. Mọi công cuộc chung được xúc tiến có kết quả tốt, tạo ra kết quả tốt đẹp với sự chung sức, đồng lòng.
Nuôi dưỡng lòng từ bi
Ngược lại người thật thà, chân thành trong từng câu từ sẽ mang tới cảm giác an ủi cho người đối diện. Một khi lòng từ bi được trải rộng thì ai ai cũng cảm thấy bình an.
Tránh nghiệp báo khổ đau, nghèo đói
Thế nên mới thường xuyên xảy ra trường hợp người ta đặt hàng không lấy, hứa hẹn mua hàng xong không nhận, hẹn ngày trả tiền nhưng liên tục trì hoãn,… Chúng sẽ khiến bạn lao đao trong kinh doanh, làm ăn thất bát, rơi vào nợ nần, nghèo khó.
Lời Phật dạy về làm giàu đã chỉ ra rằng người không giữ lời hứa sẽ nhận quả nghèo đói. Chuyện kể lại rằng một gia chủ cư sĩ đến với một Sa môn Bà la môn hứa sẽ cúng dường Tôn Giả thế này thế kia nhưng sau đó không thực hiện như đã hứa.
Khi đi ra làm ăn buôn bán, người ấy luôn bị thất bại vì hứa mà không thực hiện làm người khác thất vọng. Như vậy, quả báo của việc thất hứa là chúng ta sẽ thất bại, không đạt được điều gì cả.
Hơn nữa, lời nói tuy không phải là dao nhưng phải cẩn trọng vì nó có tới hai mũi nhọn, một mũi đâm vào người khác, một mũi đâm vào chính người sử dụng nó.
Do đó, Phật dạy: “Phàm kẻ ở đời, lưỡi búa bén nằm sẵn trong miệng, sở dĩ chém mình là do lời nói ác”. Đã đành nói ly gián, nói xuyên tạc là để hại người, nhưng khi đã làm hại người thì thế nào người cũng hại lại mình. Để tránh sự thù hằn, tránh nghiệp dữ, chúng ta không nên dối trá, điêu ngoa.
Tuy nhiên, có một số lời nói dối để cứu người hay vật vẫn là lời nên nói. Nói chung, nếu do lòng từ bi thúc đẩy mà phải nói dối, thì không phạm tội.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: