Chớ tự mãn về điều đã tỏ tường, nghe Phật dạy lời nào nên nói kẻo muôn kiếp gieo rắc khổ đau

Chớ tự mãn về điều đã tỏ tường, nghe Phật dạy lời nào nên nói kẻo muôn kiếp gieo rắc khổ đau
By Tâm Linh
Th1 09

Chớ tự mãn về điều đã tỏ tường, nghe Phật dạy lời nào nên nói kẻo muôn kiếp gieo rắc khổ đau

Tamlinhthanbi.com Nhiều người tự nhận mình xuất sắc nên luôn biết đâu là lời không nên nói và lời nên nói, thế nhưng lắng nghe lời răn sau đây của Đức Phật mới thấy ta đã chủ quan và sớm tự mãn như thế nào.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Phật dạy: Lời không nên nói và lời nên nói

 
Thời Đức Phật còn tại thế, có vị đại thần thuộc tầng lớp Bà La Môn của đất nước Magadha hùng mạnh thời đó đến thăm Ngài ở Shravasti. Vị đại thần rất tự hào về bản thân mình, ông nói với Đức Phật rằng:
 
– Phàm là những thứ tôi tận mắt nhìn thấy, tôi đều có thể miêu tả lại một cách chuẩn xác; phàm là những lời tôi tận tai nghe được, tôi hoàn toàn có thể trần thuật lại toàn bộ những gì đã nghe; phàm là thứ tôi cảm nhận được, tôi đều có thể nói ra hết dựa theo những gì đã cảm nhận được, từ trước đến giờ chưa bao giờ sai.
 
Đức Phật không hoàn toàn đồng ý với những gì vị đại thần nói, Ngài ôn tồn đáp lời:

– Ta không nói đại thần nên hay không nên nói hết ra tất cả những gì ông nghe thấy hay ông biết.

 
Nếu như nói ra tất cả những gì chúng ta nhìn thấy, những gì ta biết mà khiến cho những điều bất thiện tăng lên và những điều thiện giảm đi, vậy ta sẽ không nói.
 
Ngược lại, nếu việc đó có thể làm cho những điều bất thiện giảm đi và những điều thiện tăng lên, ta sẽ nói ra. Tương tự như thế, những điều nghe thấy hay những điều cảm nhận được cũng vậy. 
 
Đức Phật dạy lời không nên nói và lời nên nói
 
 
Bài học:
 
Có thể thấy, qua cuộc đối thoại trên của Đức Thế Tôn và vị đại thần, trong khi vị này tự hào vì những gì mình biết, nghe hay cảm nhận sẽ được ông miêu tả lại chính xác không sai lời nào thì Đức Phật không quan tâm tới những điều đó.

Ngài không chỉ dừng lại ở những thứ mà vị kia đang khoe khoang, tự mãn về bản thân, mà Ngài chỉ tập trung vào việc xem xét lời mình nói ra có mang lại lợi lạc cho người hay không mà thôi.

Xem thêm  Cách Đức Phật dạy con dễ hiểu và vô cùng sâu sắc

Thay vào việc chỉ tập trung vào bản thân thì Đức Phật quan tâm tới cảm nhận của người xung quan mình, đó mới là đỉnh cao của hiểu biết, trí tuệ vì nó không chỉ gói gọn ở một góc nhìn cá nhân mà nó có tính bao quát rộng lớn, chỉ ai có tầm nhìn, hiểu biết nhất định mới nhận ra.

Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, Đức Phật luôn cân nhắc lời gì cần nói trước khi phát ngôn và không hề xem nhẹ chúng vì thực tế có những câu nói không suy nghĩ có những lúc sẽ gây tác hại ngoài sức tưởng tượng, phá hỏng các mối quan hệ và làm tổn thương người khác, thậm chí rước họa vào thân.
 

arfAsync.push(“knye9xke”);

Điều ta biết và điều ta nói hoàn toàn khác nhau

Những điều ta biết, ta nghe, ta cảm nhận tưởng là có cơ sở nhưng không hẳn là vậy, do đó ta cũng chỉ nên giữ riêng cho mình, không phải điều gì cũng có thể nói ra vì khẩu nghiệp không chỉ là nói lời ác độc, nghiệt ngã với người khác, thậm chí lời nói vô ý nhưng gây hại cho người khác mà mình không biết cũng được xem là khẩu nghiệp.
 

Chớ nên tin quá vào điều ta biết, nghe hay nhìn thấy 

Trong cuộc sống, vì thế đừng cố chấp quá vào điều ta đã biết, nghe hay cảm nhận và tin tưởng rằng chúng đúng 100% vì có những thứ tưởng là thấy nhưng không phải là sự thật.

Chính bậc cao nhân như Khổng Tử cũng đã từng phạm sai lầm khi quá tin vào điều mình thấy. Chuyện kể lại rằng, trong một lần Khổng Tử thấy học trò mình bốc cơm ăn ngay trong nồi, bữa đó, trước khi ăn – ông mắng đồ đệ sao ăn vụng trước thầy cùng huynh đệ.

Người học trò nghe xong, nói rằng: “Con xin thầy thứ lỗi, con không ăn vụng mà là trong lúc nấu, vô tình tro bếp bay vô góc nồi, con lấy cơm có dính tro ấy ăn vì không muốn thấy và huynh đệ bị ảnh hưởng”.

 

Bấy giờ, Khổng Tử mới than: “Đúng là ta trách oan trò, vì sự vội vàng nhận định của mình – bằng mắt thấy tai nghe”. Rồi Khổng Tử dạy, có những việc mắt thấy tai nghe chưa hẳn đã đúng, đừng vội phán xét mà oan cho người. 

 

Cuộc đời này mọi thứ cứ mập mờ đúng sai như vậy nên đôi khi ta muốn sự rõ ràng cũng là điều không thể, điều ta biết cũng chỉ hạn hẹp trong vốn kiến thức, góc nhìn của mình mà thôi. Do đó, hãy chọn thái độ sống vô tư hơn, đừng quá bám chấp vào bất cứ thứ gì khiến khổ mình và khổ cả người.

Đó là lý do có nhiều lúc Đức Phật giữ im lặng, không tranh luận hay giải thích gì thêm vì điều đó là không cần thiết. Ta cũng nên học hỏi để biết im lặng khi cần, dành nhiều thời gian hơn để quay vào bản thân, tôi luyện chính mình nhiều hơn. Thế nhưng qua câu chuyện cuộc sống về im lặng để biết im lặng như Bồ Tát không dễ dàng, ta cũng cần phải tu tâm mới mong có được điều đó vì tâm ta luôn thích thú, tò mò với những điều thị phi của người đời.

Nên tập trung lời nói khiến điều bất thiện giảm đi, điều thiện tăng lên

Nếu im lặng là khó thì ta có thể học cách nói ra, nhưng theo lời chỉ dẫn của Đức Phật, đó chỉ nên là những lời giúp gia tăng điều thiện, đó phải là những điều tốt đẹp, mang lại niềm vui cho người khác.

Để tránh xa những điều bất thiện trước hết hãy học cách hạn chế ngồi lê đôi mách để nói chuyện về người khác. Về cơ bản, những nhận định về một người thường mang tính chủ quan, không mang tính xây dựng. Chính việc ta nhìn hay nghe thấy còn bị hiểu sai thì huống gì là chuyện được kể lại qua người này tới người khác thì thường đã bị “tam sao thất bản” mất rồi.

Đó là chưa kể những câu chuyện được kể, chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội cũng là một dạng tin đồn với nhiều nội dung được suy diễn, quy chụp, thiếu kiểm chứng thì càng nhất định không nên tham gia vào bất cứ dưới hình thức nào.

Cách dễ nhất để trò chuyện, để nói lời giúp điều thiện có thể tăng lên đó là chỉ nên tập trung nói những lời khuyến khích, động viên ai đó tiến bộ, biết kỷ luật, tôi luyện bản thân. Những người này tốt lên thì những người xung quanh của họ chắc chắn sẽ được hưởng lợi.

Xem thêm  Làm gì với đồ của người thân đã qua đời? Câu hỏi không phải ai cũng dễ tìm ra lời đáp

Ví dụ như một cấp trên muốn chê nhân viên của mình về điểm yếu của họ thì cũng hãy dừng lại, nghĩ về điểm mạnh, điều nhân viên đó đã làm được để khơi dậy tinh thần của họ.

Tâm lý chung của hầu hết chúng ta là phải chỉ ra lỗi sai, chê bai điểm yếu rồi cho rằng mình đang có ý tốt, chỉ muốn họ nhận ra lỗi lầm, sớm chỉnh sửa, thế nhưng điều này chỉ làm nhụt đi ý chí của người khác, nhiều người thậm chí chán nản và không muốn tiếp tục nữa vì nghĩ rằng mình yếu kém, không thích hợp.

Bạn cần hiểu rằng mỗi người luôn có điểm xấu và điểm tốt cùng song hành như đồng xu có hai mặt vậy, thay vì tập trung vào điểm xấu của họ ta hãy quan tâm hơn về điểm tốt, khơi gợi nói ra thì bạn thậm chí có thể chuyển hóa một tội phạm trở thành người tốt, lương thiện nữa đấy. Vì theo lời Phật dạy về cuộc sống có câu: Đời là bể khổ, quay đầu là bờ, buông dao xuống đất, thành Phật tại chỗ. Nghĩa là chỉ cần một người đã từng mang tội nhưng khi họ sẵn sàng làm điều tốt thì họ cũng có thể trở thành Phật.

Vì thế, sống trong cuộc đời này luôn thể hiện sự bao dung, luôn nhìn về mặt tích cực của người khác để cho người ta và chính mình một cơ hội để sống lương thiện bằng những lời hay ý đẹp bạn nhé.

Lời Phật dạy: Càng giàu, sung sướng, hạnh phúc càng không được quên 5 nguy cơ này
Đức Phật nói về giá trị âm nhạc: Nên hay không nên say đắm trong những giai điệu?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!