Chọn hoa tươi cúng dường chư Phật như thế nào để được hưởng phúc báu

Chọn hoa tươi cúng dường chư Phật như thế nào để được hưởng phúc báu
By Tâm Linh
Th1 08

Chọn hoa tươi cúng dường chư Phật như thế nào để được hưởng phúc báu

(Tamlinhthanbi.com) Trong các đồ vật dâng cúng khi đi lễ chùa, thường không thể thiếu hoa tươi. Nhưng chọn hoa như thế nào mới đúng có lẽ không phải điều mà ai cũng biết.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
  

Tại sao lại dâng hoa tươi khi đi lễ chùa?

 

chu y khi dang cung hoa di le chua
 
Từ xưa, hoa tươi đã được coi là một trong những món có thể cúng dường Phật, Bồ Tát. Kinh Pháp hoa có viết rằng có tới 10 món thường được dùng để cúng dường, trong đó hoa tươi là món đứng đầu. Sở dĩ người ta dâng hoa tươi khi đi lễ chùa là vì hoa là tinh túy của các loài thảo mộc đã hấp thu tinh túy từ đất trời và phát triển từ thiên nhiên. Hương thơm của hoa ai ai cũng có thể cảm nhận được, vẻ đẹp của hoa cũng vậy, giúp cho con người ta cảm thấy tâm hồn thư thái.
 
Theo quan niệm của người xưa, dâng hoa tươi cúng Phật là dâng hương thơm thanh khiết, trang nghiêm, kính ngưỡng lên Phật, Bồ Tát. Dù giá trị vật chất không quá lớn nhưng giá trị tinh thần thì không gì đong đếm được, thể hiện lòng thành kính, tín ngưỡng tâm linh của người dân hướng về Thần Phật.
 
Người ta gọi việc dâng hoa tươi lên chư Phật, Bồ Tát là “hiến hoa”, còn rải hoa lên Phật đài hay đạo tràng là “tán hoa”. Ngoài ra, theo tập quán của Ấn Độ xưa, người ta còn xâu hoa thành tràng hoa đeo cổ dâng lên Phật nữa.
!!!
 
Tuy nhiên, theo giới luật của Phật giáo thì các Tỳ kheo không được dùng hoa trang sức trên thân, vì thế nên kể cả có được cúng dường tràng hoa thì chỉ được nhận rồi treo lên vách, lên tường trong Đại điện để hoa tỏa hương thơm, người dâng hoa nhờ thế mà cũng được hưởng phúc báu. Vì thế mà người ta còn dùng hoa để làm thành những vật phẩm trưng bày nữa.
 
Ở Việt Nam, người dân hay dâng hoa cúng trong những chiếc đĩa nhỏ xinh, lượng hoa vừa đủ, tùy theo mùa mà chọn hoa. Có thể là đĩa hoa huệ trắng muốt thơm ngan ngát, là bông ngọc lan hé nở nhưng mang hương thơm nồng nàn, là bông hoàng lan màu óng ả với hương thơm dịu dàng… Ở một số nơi, người ta còn gói hoa trong lá dong hay lá bàng để mang đi lễ chùa dâng cúng lên Đức Phật.
 
Ngày nay, kinh tế phát triển, ở chùa chiền chúng ta thường thấy những lọ hoa hay bình hoa cỡ đại, đủ loại hoa với màu sắc rực rỡ, xinh đẹp vô cùng. Nhưng có phải hoa gì cũng có thể đem dâng cúng Phật hay không?
 

Những loại hoa có thể dâng cúng Phật

 
Đúng là dâng hoa tươi là tục lệ tốt đẹp, nhưng dùng hoa gì để dâng cúng? Trong quyển 6 của Đà La Ni Tập Kinh có chép: “Hoa có mùi hôi, cây gai sanh hoa, hoa có vị đắng cay, hoa không có tên… đều không nên đem cúng Phật.”
arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Chuyên gia nghiên cứu phong thủy Hà Thanh (Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người), bây giờ hoa tươi bạt ngàn, có cả trăm cả ngàn loại hoa, nhưng không phải hoa nào cũng đem đi lễ chùa cúng Phật được. 
 
Hoa tươi mang đi lễ chùa ngoài chuyện là hoa đẹp, có hương thơm thì cần mang ý nghĩa tốt đẹp, toát lên sự thanh khiết, cao quý, thoát tục. Không phải hoa đắt sẽ mang cho người dâng cúng nhiều phúc báo hơn. Hoa thơm, tên đẹp, có ý nghĩa đẹp mới là hoa phù hợp để dâng cúng, thể hiện lòng thành kính, ngưỡng vọng với chư Phật, Bồ Tát. 
 
Sư chú Tuệ Nguyên (chùa Sủi, Bắc Ninh) cho biết, để dâng cúng chư Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng, người dân nên chọn các loại hoa như mẫu đơn, hoa sen, hoa hồng, hoa cúc, địa lan… Những loại này đáp ứng đủ  mọi yêu cầu của hoa dâng cúng. 
 
Ngoài ra, hoa dâng cúng Phật tượng trưng cho sự thanh khiết, là tâm lành tỏa hương, tỏ điều thiện lành, tâm biết ơn lên Tam bảo, thể hiện sự thành kính đối với chư Phật. Vì thế, hoa tươi cúng Phật nên chọn những bông tươi đẹp, có hương thơm, nhất là nên chọn những bông hoa mới hé nở chứ không lấy bông nở to. Chú ý chọn lựa kĩ càng, không lấy những bông đã héo úa, lá rụng hay bị sâu đục…
!!!
 
Trong các ghi chép của nhà Phật có nói: Trong các loài hoa, trân quý nhất là hoa sen, mà có đến 4 loại hoa sen khác nhau: Ưu Bát La Hoa, hay còn gọi là hoa sen xanh; Ba Đầu Ma Hoa, tức hoa sen hồng; Câu Vật Đầu Hoa, tức hoa sen vàng; Phân Đà Lợi Hoa, còn gọi là hoa sen trắng. Người ta cũng dùng cả hoa Uất kim hương, Bà la hoa (hoa Vô ưu – đóa hoa Phật giáo không bao giờ tàn lụi) để dâng Phật nữa.

 
Hoa sen có ý nghĩa rất đẹp, búp sen và hoa sen hình dáng không giống nhau, vì thế mà mang ý nghĩa cũng có phần khác biệt. Khi hoa sen chưa nở, còn là búp sen thì tượng trưng cho chúng sanh vốn dĩ trong lòng có hàm chứa tâm Bồ đề.

Còn khi hoa đã nở, hoa sen lại tượng trưng cho sự khai phát Bồ đề tâm, cần phải tu thiện hạnh để chứng được quả Bồ đề. Hoa sen khi nở ra còn có cả đài sen bên trong, được coi là vừa có hoa lại vừa có quả, là biểu trưng của đức quả chứng ngộ, thể hiện trí huệ phước đức trang nghiêm.

!!!
 
Hoa sen tuy sống trong ao hồ, đầm lầy, sống trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, ngược lại còn mang vẻ đẹp và hương thơm thanh khiết nên các phật tử và người dân vẫn thường dùng để dâng cúng Phật mỗi khi đến mùa hoa sen.
 
Ngoài hoa sen thì người ta còn dâng lên hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ. Riêng hoa huệ nên chọn hoa huệ ta, vừa bền đẹp lại vừa có hương thanh khiết, trang nghiêm. Nếu dâng hoa đào, hoa mai thì nên chọn cành có nhiều nụ to hoặc hoa mới hé, cánh hoa mịn, đang điểm lá non.

Hoa cúc vạn thọ có màu sắc tươi tắn, tên gọi ý nghĩa, tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng nên thường được dân miền Trung trở vào dùng để dâng cúng. Với hoa cúc vàn đại đóa, đây là loài hoa được nhiều người ưa chuộng khi đi lễ chùa bởi nó mang vẻ đẹp sang trọng và phú quý mà vẫn không mất đi nét thanh cao.

Xem thêm  Nhân dịp Trung thu cùng khám phá: Lý do Phật ví lòng người như ánh trăng
 
Hoa tươi đem cúng dường không nhất thiết phải quá cứng nhắc theo quy chuẩn, nhưng cũng không nên quá tùy tiện, tùy theo điều kiện của bản thân và tình hình thời tiết, mùa màng mà có những lựa chọn phù hợp. Có những vùng miền khí hậu khắc nghiệt, lại hiếm hoa thì không nên quá chấp nhất trong việc chọn hoa.
 
Người dân nên tìm hiểu ý nghĩa các loài hoa, mùa nào thức nấy để có hoa tươi đẹp mang dâng cúng. Đầu năm dâng hoa đào hoa mai, hoa cúc, lay ơn, tới tháng 7 những loài hoa kia hiếm thì dâng hoa huệ, hoa hồng, hoa địa lan…
!!!
 
Còn một điểm nữa, hoa dâng cúng Phật nên chọn một màu để tạo sự trang nghiêm, thành kính. Hoa có thể chọn màu theo điều kiện, song người ta ưu tiên những màu đẹp, rõ ràng như màu vàng, màu đỏ. Trong một bình hoa không nên cắm lẫn lộn quá nhiều loại hoa, dễ lẫn lộn màu sắc, hương thơm, khiến cho sự trang trọng và ý nghĩa thanh tao của hoa bị giảm bớt phần nào.
 

Dâng hoa tươi cúng Phật khi đi lễ chùa thế nào để được hưởng phúc báu

 

nen dang cung hoa gi khi di le phat
 
Đại đức Thích Thiện Hóa (chùa Bằng, Hà Nội) cho hay, hoa dâng cúng lên chư Phật, Thánh, Mẫu khi đi lễ chùa cần chú ý chọn loại tươi mới, có hương thơm, song không quá cầu kì. Không phải cứ hoa dâng Thánh Mẫu là cần nhiều màu rực rỡ, cũng không cần phải lựa hoa có màu đúng theo phong thủy bản mệnh…
 
Dâng hoa phù hợp là một lẽ, nhưng điều quan trọng nhất khi đi lễ chùa hay khi cúng dường hoa lên Phật là tâm thành kính. Phật tử hay người dân có tâm lành thì ắt được hưởng phúc báo, tâm kính ngưỡng, gieo trồng công đức, trí huệ tốt đẹp sẽ được trời Phật chứng giám. Khi cúng dường hoa lên chư Phật, nên cầu nguyện cho quốc thái dân an, vạn sự thái hòa, mọi người và chính bản thân mình được bình an thì mọi sự sẽ tốt lành. Nhớ là  đừng cầu những điều này cho bản thân khi đi lễ chùa ngày Tết nhé.
!!!
An An

Chớ làm điều này khi đi lễ chùa, HỌA nhiều hơn PHÚC
Xoa tiền lên tượng khi đi lễ chùa liệu có may mắn?
Đi chùa thắp mấy nén hương, phải chăng càng nhiều càng tốt?
Biết 7 nguyên tắc bái Phật mới nên đi lễ chùa

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá XinhDũng Cá Xinh
Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!
Xem thêm  Vợ của Đức Phật là ai? Người phụ nữ tài sắc vẹn toàn không phải ai cũng biết
Bài mới nhất

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!