Chú lăng nghiêm là gì? Cao quý tới mức nào mà được ví như “Vương miện của Đức Phật”?

Chú lăng nghiêm là gì? Cao quý tới mức nào mà được ví như “Vương miện của Đức Phật”?
By Tâm Linh
Th4 29

Chú lăng nghiêm là gì? Cao quý tới mức nào mà được ví như “Vương miện của Đức Phật”?

(Lichngaytot.com) Không phải ai cũng hiểu chú lăng nghiêm là gì cho dù chúng ta thường được khuyên trì loại chú đặc biệt này khi gặp chuyện nguy nan tới mức thử các chú khác không hiệu quả.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Chú lăng nghiêm là gì?
  • 2. Lợi ích trì chú lăng nghiêm
  • 3. Chú lăng nghiêm sang tiếng Phạn, tiếng Việt
  • 4. Lưu ý khi trì chú lăng nghiêm

1. Chú lăng nghiêm là gì?

Chu lang nghiem la gi
 
Chú Lăng Nghiêm hay còn có tên là Thần chú Thủ Lăng Nghiêm (tiếng Phạn: Shurangama Mantra) được hiểu là Phật Tánh, bản chất nguyên thủy của chúng sinh.
Đây là một trong những bài chú quan trọng có uy lực vô cùng to lớn trong Phật giáo, mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và có sức mạnh bảo vệ mạnh mẽ, không chỉ giúp tăng cường sự tập trung và bình an nội tâm mà còn giúp loại trừ những năng lượng tiêu cực xung quanh. 
 
Trong Phật giáo Đại thừa, Thần chú Thủ Lăng Nghiêm vô cùng huyền diệu và cao quý, được ví như “Vương miện của Đức Phật.”

Thần chú này mạnh đến mức không có một nơi nào trong không gian hay pháp giới mà không thể soi sáng tới. Nếu trên thế gian này không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện. Nhưng chỉ cần một người trì tụng, thiên ma Ba Tuần cũng không dám lộ diện.

 

Nguồn gốc của chú Lăng Nghiêm

 
Kinh Lăng Nghiêm được truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Đường (thế kỷ 7), do ngài Bát Thích Mật Đế (Buddhapalita) dịch sang Hán văn.
 
Từ khi được dịch sang tiếng Hán, Chú Lăng Nghiêm đã được truyền bá rộng rãi khắp các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, trở thành một phần quan trọng trong các nghi lễ Phật giáo. 
 

2. Lợi ích trì chú lăng nghiêm

 
 

Giúp người tu tập trở nên sáng suốt

 
Đức Phật từng cho chúng ta chú này để bảo hộ cho người tu hành mới vào Đạo trong khi tu Thiền Định, thân tâm được như thái an ổn không bị những Tà Ma, Quỷ Thần, Tiền Oan Nghiệp Chướng, nợ nần tích lũy từ đời vô thủy đến quấy phá hãm hại.

Thần chú giúp người tu hành gỡ bỏ vướng bận trong tâm trí, phá vỡ bóng tối vô minh. Người tụng chú sẽ đạt được trạng thái định tâm, không bị lay động bởi ngoại cảnh, từ đó trở nên sáng suốt trong quá trình tu tập.

 
Mỗi câu trong chú Lăng Nghiêm đều chứa đựng giáo pháp thâm sâu, mỗi chữ đều ẩn chứa công năng và ý nghĩa vi diệu. Khi hành giả trì tụng dù chỉ một câu, một chữ hay toàn bộ bài chú, đều có thể tạo ra sự chuyển hóa lớn lao: trời đất rung chuyển, quỷ thần phải khiếp sợ, yêu ma lánh xa.

Xem thêm  Việc đơn giản nhưng tích công đức lâu bền, hãy làm ngay trong mùa Phật Đản này để hưởng phúc báo muôn đời sau!

Ánh sáng từ đảnh nhục kế của Đức Phật là biểu tượng cho sức mạnh kỳ diệu của thần chú, có khả năng phá tan màn đêm tăm tối và giúp người tu hành hoàn thành mọi công đức.
 
Chú có thể phá tan các chướng ngại trên con đường tu hành, Từ sự tích của Bồ tát Văn Thù sử dụng thần chú Lăng Nghiêm để giúp tôn giả A-nan thoát khỏi mê hoặc của Ma-đăng-già, ta có thể thấy sức mạnh to lớn của chú Lăng Nghiêm trong việc bảo vệ và dẫn dắt người tu hành thoát khỏi mọi cám dỗ và đạt đến giác ngộ.
 

arfAsync.push(“knye9xke”);window.googletag=window.googletag||{cmd:[]};googletag.cmd.push(function(){googletag.defineSlot(‘/57976558/Ureka_Supply_lichngaytot.com_Outstream_1x1_060521′,[1,1],’div-gpt-ad-1676366752775-0’).addService(googletag.pubads());googletag.pubads().collapseEmptyDivs();googletag.enableServices();});

googletag.cmd.push(function(){googletag.display(‘div-gpt-ad-1676366752775-0’);});

Tiêu trừ ác nghiệp

 
Trì tụng chú Lăng Nghiêm không chỉ hóa giải ác nghiệp, thậm chí trừ nghiệp chướng từ nhiều kiếp trước. Những vong linh hữu duyên, và cửu huyền cũng được siêu thoát.

Đức Phật nói : “Nếu người nào nghiệp chướng nặng nề không thể trừ được, ông (chỉ ông A Nan) nên dạy họ chí tâm trì chú Lăng-nghiêm này thì các nghiệp chướng đều tiêu diệt” và đức Phật nói tiếp: “Sau khi ta diệt độ các chúng sanh đời sau, nếu có người trì tụng chú này thì các tai nạn: thủy tai, hoả hoạn, thuốc độc, độc trùng, ác thú, yêu tinh, quỷ quái,… đều chẳng hại được”.

Nếu đọc tụng hoặc đeo giữ và cúng dường Tâm Chú này thì kiếp kiếp chẳng sinh vào những chốn nghèo nàn hèn hạ và những nơi chẳng an lành.

Các chúng sinh này dù cho tự thân chẳng làm Phước Nghiệp thì mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ, do đó trong vô số kiếp thường sinh đồng một chỗ với chư Phật, liên kết chặt chẽ vô lượng vô số công đức để cùng tu tập tại một nơi với nhau.

 Trong tương lai, nếu tiếp tục tu tập, người trì chú sẽ đạt đến quả vị Phật, chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác.
 

Trừ tà ma

Chú Lăng Nghiêm có uy lực vô cùng lớn, thường được tụng để loại bỏ năng lượng tiêu cực, trừ tà ma.

Nếu có chúng sinh tùy theo vật dụng có được trong nước mình cư ngụ như: Vỏ cây hoa, lá cây Bối, giấy trắng, nhung trắng… đem viết bài Chú này vào rồi đựng trong một cái túi thơm. Như người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ được thì ở trên thân mình hoặc để trong nhà thì trọn đời người ấy chẳng bị các thứ độc làm hại.

Cõi Ta Bà này có tám vạn bốn ngàn tai biến do Ác Tinh, do 28 Ác Tinh làm Thượng Thủ. Lại có 8 Đại Ác Tinh làm chủ hay xuất hiện trên đời với nhiều hình dạng hay gây các tai họa kỳ lạ cho chúng sinh, hễ có bài Chú này thì hết thảy đều bị tiêu diệt. Trong phạm vi 12 Do Tuần, các tai biến hung dữ trọng chẳng thể xâm phạm.
 
Loi ich chu lang nghiem
 

3. Chú lăng nghiêm sang tiếng Phạn, tiếng Việt

Chú Lăng Nghiêm được chia thành năm bộ, mỗi bộ đại diện cho một phương và một vị Phật chủ trì như sau: 
  • Kim Cang bộ: Đại diện cho phương Đông, do Đức Phật A Súc là chủ.
  • Bảo Sinh bộ: Thuộc về phương Nam, do Phật Bảo Sinh là chủ.
  • Phật bộ: Thuộc về vị trí trung tâm, do Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.
  • Liên Hoa bộ: Tương ứng với phương Tây, do Phật A Di Đà là chủ.
  • Nghiệp bộ: Liên kết với phương Bắc, do Phật Thành Tựu là chủ.
     
Dưới đây là bản chú Lăng Nghiêm được dịch từ âm tiếng Phạn ra âm Hán, âm Việt được sử dụng chính thức trong các các Kinh điển và nghi thức tụng niệm phổ thông tại Việt Nam. Gồm 5 đệ: Đệ Nhất – Đệ Nhị – Đệ Tam – Đệ Tứ – Đệ Ngũ:
 
Nam-Mô-Lăng-Nghiêm Hội-Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
 
Diệu trạm tổng trì bất động tôn, 
Thủ-Lăng-Nghiêm-Vương thế hy hữu, 
Tiêu Ngã ức kiếp điên-đảo tưởng.
 
Bất lịch tăng-kỳ hoạch pháp thân, 
Nguyện kim đắc quả thành bảo-vương, 
Hườn độ như thị hằng sa chúng, 
Tương thử thâm tâm phụng trần sát,
 
Thị tắc danh vi báo Phật ân:
 
Phục thỉnh Thế-Tôn vị chứng minh, 
Ngũ-trược ác-thế thệ tiên nhập, 
Như nhứt chúng sanh vị thành Phật,
Chung bất ư thử thủ nê-hoàn.
 
Đại –hùng đại -lực đại -từ-bi, 
Hi cánh thẩm trừ vi-tế hoặc, 
Linh ngã tảo đăng vô -thượng giác, 
Ư thập phương giới tọa đạo tràng; 
Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong, 
Thước –ca –ra tâm vô động chuyển.
 
Nam-mô thường-trụ thập-phương Phật.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Pháp.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Tăng.
 
Nam-mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật. 
Nam-mô Phật Đảnh Thủ-Lăng-Nghiêm. 
Nam-mô Quán-Thế-Âm Bồ-Tát. 
Nam-mô Kim-Cang-Tạng Bồ-Tát.
 
Nhĩ thời Thế-Tôn, 
Tùng nhục-kế trung, 
Dõng bá bảo-quang, 
Quang trung dõng xuất , 
Thiên diệp bảo liên, 
Hữu hóa Như-Lai, 
Tọa bảo hoa trung, 
Đảnh phóng thập đạo, 
Bá bảo quang-minh, 
Nhứt nhứt quang-minh, 
Giai biến thị hiện, 
Thập hằng hà sa, 
Kim-Cang mật tích, 
Kình sơn trì sử, 
Biến hư-không giới, 
Đại chúng ngưỡng quan,
Ủy ái kiêm bảo, 
Cầu Phật ai hựu, 
Nhứt tâm thính Phật, 
Vô-kiến đảnh tướng, 
Phóng quang như Lai, 

4. Lưu ý khi trì chú lăng nghiêm

Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả. Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nhờ đại định Chú Lăng Nghiêm mà thành tựu. Người tu hành không thể nào thiếu đại định Lăng Nghiêm.

Xem thêm  Bạn hiểu bao nhiêu về ý nghĩa các tư thế tay tượng Phật?

Ngài A Nan là đa văn bậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh không sót một chữ, mà lúc gặp nạn, nếu không nhờ đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng thần Chú Lăng Nghiêm đến cứu, thì Ngài A Nan đã mất giới thể, mà mất giới thể thì không thể thành tựu đạo Nghiệp!
 

4.1 Có phải trì chú thì sẽ ly hôn?

 

Nhiều người trì trì tụng hiểu sai ý nghĩa trừ tà đuổi ma của chú thành người trì tụng chú Lăng Nghiêm không thể có vợ hoặc có vợ rồi mà trì chú này cũng sẽ dẫn tới ly dị.

Đây là cách hiểu hoàn toàn sai lệch, không đúng với ý kinh và tính nhân bản của Phật giáo.

4.2 Tụng chú Lăng Nghiêm có giờ giấc quy định không?

Không có giờ nào quy định để tụng chú Lăng Nghiêm, Chú Ðại Bi, hoặc Thập Chú gì cả. Có thể tụng buổi sáng, tối hoặc bất cứ lúc nào trong ngày cũng được. Tuy nhiên trong Chùa thường tụng chú Lăng Nghiêm khi vừa thức giấc, nghĩa là bốn giờ sáng.

4.3 Tụng chú có thể trừ ma quỷ, không vào đạo tràng cũng như vào đạo tràng?

Không phải vậy. Trừ được tà ma quỷ mị hay không chủ yếu là do tâm của hành giả, chứ không phải do chú.

Các bậc đại hành giả thì dù không tụng chú nhưng với tâm thanh tịnh, giữ giới đức nghiêm trang thì nhân thiên kính phục, quỷ thần phải sợ.

Xem thêm  Chánh ngữ là gì mà khi chúng "lây lan" xã hội này sẽ tốt đẹp lên bội phần?

Nhân gian còn nói: “Tài cao long hổ phục, đức trọng quỷ thần kinh” huống hồ các bậc Bồ-tát, Thánh Tăng hoặc các bậc chân tu. Còn các người phàm phu, tâm loạn động thì dù tụng mấy ngàn biến vẫn không điều phục nổi quỷ thần, mà ngược lại bị quỷ thần điều phục nữa là khác. 

4.4 Nếu phạm giới mà tụng chú Lăng Nghiêm cũng xem như giữ giới?

Cái này là hiểu sai, thế thì không ai cần giữ giới chỉ cần trì chú là xong. Việc này không hoàn toàn đúng với nhân – quả báo ứng.

Nếu một mặt tu pháp môn Chú Lăng Nghiêm, một mặt không giữ quy cụ thì sẽ có những vấn đề to lớn phát sinh. Ðiểm này mọi người nên minh bạch. Ðừng có một bên thì tu pháp Chú Lăng Nghiêm, một bên thì tạo tội nghiệp. Nếu như vậy thì cuối cùng sẽ thọ quả báo, tội nghiệp không dễ gì tránh khỏi.
 
Đừng có tâm quỷ quyệt, đừng có hành vi cứ tạo tội nghiệp. Bất cứ lúc nào cũng phải chánh đại quang minh, chỉ biết lợi người, đừng biết lợi mình.

Tu pháp Lăng Nghiêm rất là linh cảm, nhưng cũng không dễ dàng. ạn nhất định phải giữ năm giới, hành thập thiện. Ðó là quy tắc tối thiểu phải giữ gìn.

 

4.5 Tụng chú Lăng Nghiêm, cầu gì được nấy, bịnh tật tiêu trừ?

Điều này không hoàn toàn đúng, nếu chú Lăng Nghiêm mà linh ứng như vậy thì có lẽ chư Tỳ kheo thời Phật không ai thiếu thực phẩm để độ nhật và không có ai bệnh hoạn nữa rồi, đặc biệt chúng sanh bao đời không còn đau khổ vì miếng cơm manh áo.

Xem thêm tin liên quan:

Trì Chú Đại Bi có thật sự bị vong theo điều khiển mọi hành động và suy nghĩ không?
Chú Vãng sanh là gì? Mà sao chỉ vài dòng ngắn mà có lợi ích vô cùng?
Đâu là hiện tượng lạ khi trì chú đại bi và cách khắc phục?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!