- 1. Chú Lăng Nghiêm là gì?
- 2. Nguồn gốc chú Lăng Nghiêm?
- 3. Công dụng của chú Lăng Nghiêm?
- 4. Tụng chú Lăng Nghiêm phải nghiêm trì giới luật
- 5. Thần chú Lăng Nghiêm bản tiếng Việt
- 1. Đệ nhất
- 2. Đệ nhị
- 3. Đệ tam
- 4. Đệ tứ
- 5. Đệ ngũ
- 6. Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn
1. Chú Lăng Nghiêm là gì?
Bản chất nguyên thủy chúng sinh từ trước tới nay luôn thanh tịnh, gọi là “Định”. Không hề bị biến dịch nên gọi là “Kiên Cố”. Chính vì vậy, Chú Lăng Nghiêm được dịch là “Đại Định Kiên Cố”.
2. Nguồn gốc chú Lăng Nghiêm?
Theo Kinh Lăng Nghiêm (Lăng Nghiêm chú), từ chương đầu tiên đã nói về nguồn gốc của chú:
Duyên khởi từ khi Đại Phật Thích Ca Mâu Ni cứu Tôn Giả A Nan (Ananda) bị nàng Ma Đăng Già dùng tà thuật khiến cho mất tự chủ, mê muội đến độ suýt mất phạm hạnh. Lúc này, tại Nhục Kế xuất hiện một ánh sáng quý báu, toát ra hoa sen ngàn cánh, có một vị Như Lai ngồi trên sen đó. Vị Hóa Phật ấy cũng là Đế Thù La Thi, lại còn hiện hằng hà sa số vị Nội Mật Bồ Tát với Kim Cương Thần tràn đầy hư không.
Nhờ Phật nhờ Bồ tát Văn Thù tuyên thuyết thần chú giúp Tôn Giả A Nan thoát nạn ma nữ (Kinh Thủ Lăng Nghiêm). Sau đó, Phật khai ngộ về chơn tâm giúp cho A nan sạch hết trần cấu mê lầm, tu tập đạt đến giác ngộ.
3. Công dụng của chú Lăng Nghiêm là gì?
Chú Lăng Nghiêm có khả năng phá trừ tất cả màn đêm tăm tối, có thể loại bỏ được những năng lượng xấu, tà ma và khiến cho hành giả thành tựu tất cả công đức lành.
Kinh Lăng Nghiêm được xem là thần chú Phật giáo đầy uy lực. Đa số tại các chùa đều tụng niệm thần chú này cùng Chú Đại Bi, Thập Chú, Bát Nhã, niệm Phật, hồi hướng… vào khóa lễ sáng.
Qua thời gian tụng niệm, nhiều người nhận xét không dễ gì giải thích chính xác, cụ thể từng câu chữ trong thần chú này như những chú khác cho dù dành nhiều năm để đào sâu, hiểu toàn bộ ý nghĩa của vẫn là điều vô cùng khó khăn.
Chú tuy dài và khó là vậy nhưng tất cả các tăng ni đều phải học thuộc lòng, nếu thành tâm tụng niệm sẽ thấy rất vi diệu, thâm sâu. Chú Lăng Nghiêm được xem là “Vương miện của Đức Phật” do uy lực chú vô cùng mạnh mẽ. Nó có thể chiếu sáng toàn không gian và Pháp giới với luồng ánh sáng tốt đẹp, giúp loại bỏ sự xấu xa, những điều ác.
– Định lực của chú hàng phục được tất cả yêu ma tà đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiên thần đều cung kính bảo hộ hành giả. Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đều nhờ Đại định chú mà đạt thành tựu.
4. Tụng chú Lăng Nghiêm phải nghiêm trì giới luật
– Học chú thì trước tiên cần phải chánh tâm, thành ý. Tâm không chính thì học chú gì cũng thành tà. Tâm chánh, học chú mới có cảm hứng. Chánh tâm cũng chưa đủ, cần phải thành ý. “Thành” tức là phải tập trung, chuyên chú, không vì bất cứ lý do gì mà cẩu thả, tắc trách.
– Chú là linh văn, mỗi câu đều có hiệu lực, không nên nghĩ tôi trì chú đã lâu như thế tại sao không hiệu nghiệm. Tụng chú vì mong muốn lợi ích thì không phải là chân chánh muốn trì tụng chú. Bởi tất cả những người tụng niệm với cái tâm trong sáng đều cảm nhận được công năng mạnh mẽ của thần chú này. Nếu muốn trì tụng chú thì nên xem chú quan trọng như những việc hàng ngày như ăn cơm, đi ngủ.
5. Thần chú Lăng Nghiêm bản tiếng Việt
Đây là bản thần chú dịch từ Âm Phạn, Âm Hán, Âm Việt được sử dụng chính thức trong các các Kinh điển và nghi thức tụng niệm phổ thông:
1. Đệ nhất
2. Đệ nhị
3. Đệ tam
4. Đệ tứ
5. Đệ ngũ
6. Chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn
Dưới đây là bản Lăng Nghiêm chú tiếng Phạn do sư cụ Tuệ Nhuận Dịch.
– I –
Video Lăng Nghiêm chú tiếng Phạn:
(Tổng hợp)