() Lòng từ bi chẳng ở đâu xa, ở ngay chính trong lòng người. Khi đưa tay giúp đỡ một người không may mắn, một người gặp hoạn nạn thì chính là lòng từ bi, Phật ở trong lòng người đó.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Tháng Giêng là tháng ăn chơi, cho dù hầu hết mọi người đã phải quay lại công sở để làm việc nhưng tâm trí dường như lại khó có thể tập trung vào công việc, nào là lễ hội Chùa Hương, nào là hội chợ Viềng, nào là lễ Đền Trần, nào là đền Bà Chúa Kho… Trong dòng người nô nức đi trẩy hội, đi lễ đền chùa thì đa số là đi với mục đích ngắm cảnh, đi du xuân, tuy nhiên, cũng không ít người đi cầu tiền, cầu tài, cầu danh vọng, chức tước.
Lộ liễu “hối lộ” Thánh Thần |
Với những người có Phật ở trong tâm thì chắc chắn rằng với họ việc cầu tài, cầu tiền, cầu chức tước là không chính đáng, đây là những điều không nên cầu nguyện khi đến cửa Phật. Thực tế hiện nay lại rất đáng lo lại, để đạt được những lợi ích cá nhân, người ta bất chấp những điều ấy, thậm chí còn “hối lộ” cả Thánh Thần.
Ví dụ như một người muốn cầu xin cho mình một chút chức tước, được thăng quan tiến chức thì đến xin Đức Thánh Trần, chuẩn bị lễ vật thật to và ít tiền lẻ “dúi vào tay” Ngài rồi cầu xin: “Con có chút lễ mọn dâng lên Ngài, xin ngày cho con năm nay được thăng chức lên trưởng phòng”.
Chen lấn xô đẩy nhau để cướp ấn đền Trần |
Điều này đối với các Phật tử chân chính là một sự “hỗn lão” với các Ngài. Chẳng lẽ, các Ngài lại nhận mấy cái lễ “mọn” để làm những điều ấy ư?
Bấy lâu nay, ở các đền chùa, người ta sẽ dễ dàng chứng kiến những cảnh tượng không đẹp mắt như chen lấn, xô đẩy, mê tín dị đoan, mua Thần bán Thánh, lừa lọc nhau, thậm chí là cả tranh cướp, bạo lực (tranh ấn đền Trần)… Có lẽ các Ngài dù không phải người trần mắt thịt nhưng cũng khó có thể chấp nhận được những sự việc như thế.
Ngôi chùa thiêng nhất chính là chùa trong Tâm |
arfAsync.push(“knye9xke”);
Người có Phật ở trong tâm luôn có một tâm niệm rằng “Mình sống có đức thì ở đâu, làm gì Thần Phật cũng sẽ biết hết”. Người xưa cũng có câu: “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, nếu ai đó cứ phải chọn chùa mới thể hiện được “tấm lòng” của mình thì đó là người chưa thực sự “thành tâm”. Khi ở chùa thì họ rất “thành tâm”, dâng chút lễ mọn, quỳ lạy, khấn vái xì xụp, ấy thế nhưng, ngay sau khi ra khỏi cổng chùa, họ lại đối đãi với nhau bằng trái tim sắt đá, bằng sự mưu mô và toan tính.
9 kiểu đối đãi con người để cuộc sống đẹp hơn
() Trong cuộc sống, chúng ta giao tiếp và gặp mặt với rất nhiều loại người, có người bạn thực sự yêu thương, cũng có người là kẻ thù của bạn.
() Trong cuộc sống, chúng ta giao tiếp và gặp mặt với rất nhiều loại người, có người bạn thực sự yêu thương, cũng có người là kẻ thù của bạn.
Ngôi đền hay ngôi chùa thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng trong lòng người. Vậy mà chúng ta đã vô tình bỏ quên những ngôi đền, ngôi chùa thiêng nhất ấy, nhất là trong tiết xuân thiêng liêng đẹp đẽ này.