- 1. Cơ hành là gì?
- 2. Cơ hành xảy ra với ai?
- 3. Các kiểu cơ hành
- 4. Thời điểm nào sẽ bị cơ hành?
- 5. Nên làm gì khi bị cơ hành?
- 6. Cách hóa giải cơ hành
- 7. Tại sao có người ra trình đồng mà chưa hết cơ hành?
1. Cơ hành là gì?
Hơn nữa, những người có phúc càng dày thì cơ hành càng nhẹ. Do đó khi biết mình bị cơ hành ra trình đồng, mở phủ, đồng thời tích cực tích phúc, tích đức, làm việc thiện thì cơ hành cũng đỡ hơn hoặc hết hẳn.
2. Cơ hành xảy ra với ai?
Người biết bạn bị cơ hành hay không thường là người có năng lực đặc biệt, nếu không thường là bị các thầy bà không đủ kiến thức, không giải thích được một hiện tượng cụ thể nào đó liền nhận định rằng “cơ hành” và khiến bạn trở thành nạn nhân của họ.
- Người có duyên với Tứ Phủ: Từng một kiếp trước đây họ có thể đã từng tu theo pháp Tứ Phủ hoặc linh hồn ấy đã từng phụng sự Tứ Phủ. Họ từng được thần thánh đoái thương giúp đỡ, nên đã chấm chọn để các Thánh cứu vớt, thế nên khi tái sinh trong kiếp này cũng như thay mặt Đức Thánh làm việc cứu độ thế gia, làm phúc làm thiện tu chân chuộc lỗi bản thân, sớm trả hết nợ Thánh nợ đời, viên mãn sau khi thoát sinh.
- Người có nợ với Tứ Phủ: Trong tiền kiếp những cá nhân này đã từng mắc tội ví dụ báng bổ, xúc phạm chư Thánh Tứ Phủ hoặc mắc lỗi sai ví dụ như ăn cắp đồ thờ cúng, phá của chốn linh thiêng… với chốn thờ Tứ Phủ hay đã từng ngăn cản, cấm đoán người đi tu Tứ Phủ, có những hành động, lời nói kì thị, nhạo báng người đi lễ Tứ Phủ, miệt thị dân đồng bóng, đốt khăn áo của thanh đồng….
3. Các kiểu cơ hành
3.1 Cơ tiền
Có người gặp tình trạng đang yên đang lành thì gặp vấn đề trong công việc, có thể mất việc, bị giáng chức, chuyển công tác hoặc chuyển vị trí xấu hơn, cắt lương, giảm lương, bị vu oan, tự nhiên mang tội, từ đó dẫn đến tình hình kinh tế bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng và một cách liên tiếp mà không rõ lý do.
3.2 Cơ tình
Những người gặp cơ tình thường có tình duyên lận đận không rõ nguyên nhân cho dù bản thân là người có ngoại hình tốt, công ăn việc làm ổn định, tính tình ổn, cách cư xử đúng mực.
Về đời sống tình cảm họ thường xuyên có duyên không phận, gặp nhiều chuyện oan ức, phải chịu nhiều thiệt thòi khó lòng bày tỏ.
3.3 Cơ sức khỏe
Thậm chí, có người cứ đến ngày rằm, mùng 1 hoặc ngày Tiệc/ngày Kỵ của vị Thánh nào đó là bị đau ốm mà ko rõ nguyên nhân. Tính khí nóng lạnh thất thường, nôn mửa khó chịu, không thuốc nào khỏi nhưng qua ngày đó là tự khắc hết.
Có người lại rất hay gặp là bị người âm (gia tiên, oan gia trái chủ) nhập nhằng phán bảo linh tinh – người ngợm nửa âm nửa dương, mất ngủ triền miên – mà ngủ thì cũng chả ngon giấc.
3.4 Cơ tâm
3.5 Cơ kết hợp
Hầu hết những người có căn đồng số lính đều bị cùng lúc cơ hành nhiều mặt, vận rủi liên tiếp, đời sống trở nên bế tắc hơn bao giờ hết. Vì vậy mới có câu “mất sạch sành sanh mới được manh áo đỏ”. Để làm được việc nhà thánh thì thời gian thử thách sẽ không hề ít.
4. Thời điểm nào sẽ bị cơ hành?
Sự vận hành của luật Nhân – Quả rất chính xác, khi bị cơ hành từng thì khi đến thời điểm trả nghiệp muốn cũng không tránh được. Đến khi cái Nhân đủ lớn, đến kì khai hoa nở nhuỵ thì sẽ phải trả Quả. Nhân Quả càng đến muộn thì Quả càng lớn. Nếu không trình diện để hầu sẽ bị các Thánh hành hạ.
Họ cần phải trải qua một quãng thời gian cơ hành cực khổ để thử thách trả nghiệp biết được mình căn ai số ai hay như thế nào… Khi xong xuôi phải mở phủ trình xong cuộc sống sẽ trở lại bình thường.
5. Nên làm gì khi bị cơ hành?
Mỗi khi bị cơ hành nghĩa là đang bị thử thách, hãy cứ đơn giản tự nhủ rằng: “mình là người có Căn Tứ Phủ”, sau đó dành thời gian để tu thân – tu dưỡng chính bản thân mình – tu Tâm dưỡng tính.
6. Cách hóa giải cơ hành
– Hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, mỗi cá nhân tụng kinh niệm Phật để tìm chỗ nương tựa vào sự bảo vệ của Đức Phật, tìm thấy góc bình yên trong tâm hồn, để từ đó thân tâm khẩu ý thanh tịnh, lời nói hay, thiện, việc làm tốt, không chỉ tích đức cho bản thân mà còn cho con cháu sau này.
– Ngày rằm, mồng 1 thường xuyên phóng sinh, hoặc gặp vật sắp bị giết hại liền phát tâm phóng sinh.
Tuy nhiên, nhớ rằng không phải ai cũng có cơ duyên may mắn khi gặp được đồng thầy tốt, đức độ dẫn đường chỉ lối, đúng đạo, giúp đệ tử biến nghiệp. Thầy có thể soi được Căn số đã hiếm, có thể xác quyết được Căn cơ lại còn hiếm hơn. Cho nên, gặp được họ là phải trông chờ vào tâm thành và cơ duyên. Tâm chưa đủ độ thành thật, tín chưa đủ độ sâu dày, thì cơ duyên sẽ chưa tới.
– Thường xuyên làm việc thiện hoặc tham gia các hoạt động thiện nguyện, cứu giúp người nghèo khổ, phóng sinh khi có thể… để giảm nghiệp, biến nghiệp, tích đức, tích phúc cho bản thân và con cháu sau này.
– Trong cuộc sống hàng ngày nên biết tu tâm, tránh ganh đua, dối trá, lừa lọc, lợi dụng ai.
– Phát tâm công đức sửa chữa đền chùa, miếu mạo,… thường xuyên dành thời gian để làm công quả tại các đền, chùa,…
Những người có căn âm năng tu tốt, suy nghĩ tốt, biết nắm biết buông, được thánh thần chỉ dẫn, học tập theo đường chính đạo sẽ có cuộc sống tốt an nhàn hơn người.
7. Tại sao có người ra trình đồng mà chưa hết cơ hành?
Họ sẽ có thời gian xem xét xem tâm và đức của cá nhân đó như thế nào, có hối cải tội lỗi, làm việc lành, tránh dữ hay không. Nếu tu tập không đến nơi đến chốn thì lại tiếp tục bị cơ hành.
Ta nên hiểu đây chỉ là thời điểm “giãn nợ” thôi. Nếu người có căn số vẫn không có dấu hiệu muốn “trả nợ” cho Thánh, vẫn mải làm ăn, kiếm tiền, theo đuổi công danh mà quên luôn đường đạo thì có ngày bị đòi nợ gấp, đòi ngay chứ không dễ dàng như lần trước.
Thậm chí có người còn bị gia tiên thúc ép, nhẹ thì nhắc nhở mộng báo, nặng thì ốp nhập, thậm chí để oan gia quấy phá nhắc nhở. Khó khăn cuộc sống bủa vây trở lại, bị cơ hành lần nữa cốt sao để con cháu biết được phận mình có đồng, phải có đạo mà quay về đường tu tập cho đúng.
Thậm chí có những người đã ra trình đồng mở phủ mà vẫn bị cơ hành có thể là họ nghĩ rằng mình đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng chính sự sao nhãng, không còn nhất tâm nên lại bị hành.
Những người có căn cô, căn cậu nên nhận thức rằng mình đang “nợ” nên hãy ý thức tốt việc “trả nợ” bằng cách làm tròn trách nhiệm mình được giao trước khi muốn nghĩ tới một lợi ích cá nhân nào đó.