Sinh lão bệnh tử đó là một vòng tròn hoàn toàn thuận tự nhiên của cuộc sống này vì thế khi nói đến cái chết thì có gì đâu mà đáng sợ. Thay vào đó chúng ta phải nghĩ đến cái chết một cách thực tế hơn để có sự chuẩn bị tốt hơn cho mình. Có nên xây mộ không cũng là một vấn đề đáng bàn khi nói về cái chết vì quá nhiều người đang sống có cái nhìn sai lệch về việc này.
Chúng ta nên có tiêu chí cho việc khi mình qua đời sao cho đơn giản, không gây phiền hà cho người đang sống, đảm bảo vệ sinh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường bền vững.
Từ hơn một thế kỷ trước kéo dài cho tới nay, một bộ tộc ở Indonesia có nghi lễ tắm rửa cho người chết được thực hiện 3 năm một lần để cầu mong may mắn cho bản
Có nên xây mộ?
Thế nhưng nhiều người cho tới nay vẫn quá quan trọng cái mộ, thậm chí khi phạm lỗi phong thủy âm trạch lỡ mắc phải sẽ gây họa cho con cháu.
Hiểu được điều này thì ta đã tự có câu trả lời cho mình là: Có nên xây mộ cho mình hay không khi mà xác chỉ là cái áo cũ bạn mặc suốt một kiếp người. Khi cái áo cũ nát, bạn thay bằng một cái áo mới thì giữ áo cũ làm gì nữa.
Vì thế có thể nói người âm không cần xây mộ, chỉ đơn giản có bàn thờ ở nhà là đủ. Nếu có thêm mộ, mỗi lần người nhà thắp hương và gọi họ về thì họ cũng phải về ở mộ – nơi nhiễm nhiều âm khí nặng nề.
Mộ cho người âm hay người dương?
Có thể bạn nghĩ tới những vĩ nhân, danh nhân, người có công lớn với xã hội loài người, các chiến sỹ hy sinh vì nghĩa lớn… là để mọi người có dịp thăm viếng mộ để bày tỏ lòng biết ơn. Những ngôi mộ này có thể thay thế bằng dựng tượng ở công viên, hay xây nhà thờ, chứ cũng không nhất thiết cứ phải xây mộ.
Hầu hết chúng ta là dân thường chỉ có con cháu nhớ tới mình nên nếu có xây mộ thì sau 4 đời phải tự phân hủy, trả lại đất cho cuộc sống, không nên xây cầu kỳ, màu sắc lòe loẹt làm gì.
Con cháu chỉ thờ ta đến 4 đời (Cao Tằng Tổ Khảo), tức là cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ. Từ đời thứ 5 về sau là chúng coi ta là tiên tổ chung, không còn nhớ ai ra ai. Do đó chúng không còn thăm mộ, mộ trở nên hưu quạnh, lạnh lẽo.
Tìm hiểu về những cách an táng hiện nay
– Tốt nhất là đốt xác thành tro bụi rồi chôn xuống đất không lập mộ, hoặc rải ra đồng quê sông biển không lập mộ.
– Đốt xác thành tro bụi rồi gửi tro tại nhà hỏa táng, hoặc gửi tro lên chùa. Cách này cũng không hay vì cả người sống và người chết đều không cần. Cách này vẫn gây phiền hà cho đời sau, và tuy không chiếm đất nhưng lại chiếm không gian nhà.
– Chôn xác sâu xuống đất, không lập mộ. Trên mộ dựng một vài cành cây và lá cọ. Theo năm tháng cành cây và cọ mục nát thì không ai còn biết mộ ở đâu nữa. Người chết đã về với đất, hóa thành đất.
– Chôn đại quan có lập mộ và không táng mả. Cách này chiếm đất và ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, lại để lại hậu quả cho nhiều đời sau.
– Thủy táng: Thả áo quan xuống đáy sông hoặc biển. Cách này dùng cho người dân thuyền chài sống trên sông nước, không có chỗ ở cố định, hoặc dùng trong mai táng lính thủy hy sinh trên biển trong chiến tranh.
– Cách an táng lập mộ tạm thời, sau 3 năm táng mả rồi xây mộ kiên cố như đại đa số đang làm thì cần bãi bỏ. Đây là một hủ tục rất phức tạp làm khổ nhiều người sống, vừa mất vệ sinh môi trường, vừa để lại hậu quả rất lâu dài cho nhiều thế hệ sau.
Minh Minh