Có phải Đức Phật không đủ hiểu biết để trả lời những câu hỏi này không?

Có phải Đức Phật không đủ hiểu biết để trả lời những câu hỏi này không?
By Tâm Linh
Th1 11

Có phải Đức Phật không đủ hiểu biết để trả lời những câu hỏi này không?

(Lichngaytot.com) Có thể thấy, những câu hỏi Đức Phật không trả lời thường liên quan đến vấn đề siêu hình hay huyền học mà không đề cao tinh thần thực tiễn, chỉ gây ra thêm nhiều phiền não và dẫn đến không lối thoát vì tính rối rắm của chúng.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Những câu hỏi Đức Phật không trả lời

Trong kinh ghi lại rằng, có người ngoại đạo đến chỗ Đức Phật hỏi rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, thần ngã có không?” Nhưng đáp lại lời người này là sự im lặng hoàn toàn của Đức Phật.

Người này tiếp tục: “Như vậy, thưa Tôn Giả Gotama, thần ngã không có chăng?. Một lần nữa, Đức Phật vẫn không trả lời. Khi đức Phật im lặng trước các câu hỏi khiến ông này phải bỏ đi.

Được biết, có không ít những người ngoại đạo có những câu hỏi tương tự và thái độ của Đức Phật chỉ là luôn giữ im lặng. 

Thường đó là những câu hỏi sẽ gây tranh luận không đáng có, và hầu hết chúng xoay quanh chủ đề: quanh mười chủ đề sau:

  
Câu hỏi về vũ trụ:
 
1.  Vũ trụ vĩnh hằng?
 
2. Vũ trụ không vĩnh hằng?
 
3. Vũ trụ hữu hạn?
 
4. Vũ trụ vô hạn?
 
Câu hỏi về tâm lý học:
 
5. Thân và tâm là một vật đồng nhất?
 
6. Thân là một vật và tâm là một vật?
 
Câu hỏi về vấn đề cảnh giới chứng ngộ của Đức Phật:
 
7. Sau khi chết Đức Phật tồn tại?
 
8. Sau khi chết Đức Phật không tồn tại?
 
9. Sau khi chết Đức Phật vừa tồn tại vừa không tồn tại?
 
10. Sau khi chết Đức Phật vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?

 
nhung cau hoi Duc Phat khong tra loi
 
Ngoài những chủ đề trên, những câu hỏi Đức Phật không trả lời khá nhiều câu hỏi khác nhau của nhiều người từ đệ tử của mình cho tới vua A-xà-thế.
 
Sự im lặng của Tăng đoàn tại Kỳ viên Tịnh xá từng đã làm cho vua A-xà-thế phải kinh hoàng, sợ hãi, khi Jìvaka, một Y sỹ Phật tử dẫn ông tới yết kiến Phật. Nhiều cái im lặng của Phật và các Thánh tăng đã thực sự làm lay chuyển tâm thức của nhiều người. Có nhiều vị có thể gọi là “cứng đầu” nhất, nhưng sự im lặng kỳ diệu đã thu nhiếp được họ.

Xem thêm  Bùa ngải và bản chất của huyền thuật

Có thể thấy, giữa nói năng và sự im lặng, thì sự im lặng là trình độ diễn đạt cao hơn, sâu hơn. Sự im lặng biểu hiện sức mạnh tự nội, sự đồng thuận nhất trí cao trong tinh thần hòa hợp thanh tịnh.

Sự im lặng này tác động lớn đối với tâm thức của con người người xưa cũng như nay, mang lại lợi ích thiết thực, giải quyết được rất nhiều vấn đề mà không có sự xung đột nào.

 

Lý do vì sao Đức Phật không trả lời

Một đệ tử của Đức Phật tên là Man Đổng Tử không hài lòng về việc Ngài luôn giữ im lặng trước rất nhiều câu hỏi, cậu cảm thấy không phục, đem thắc mắc này đi hỏi Ngài và muốn được giải thích rõ mười vấn đề trên thì mới tiếp tục sống đời sống xuất gia còn nếu không cậu sẽ mất hết tín tâm không tiếp tục tu hành nữa. 

Trả lời cho Ma Đổng Tử lại là những câu hỏi để cậu nhận ra rằng việc cứ loanh quanh với những điều đó chỉ khiến ta thêm muộn phiền, mất đi mục tiêu sống. Trong đó có một đoạn Đức Phật chỉ rõ:

“Này Man Đồng Tử, giả như có người bị trúng tên độc bị thương, người thân của người này muốn nhổ mũi tên ra và đưa đến bác sĩ, nhưng người kia không muốn cho người nhà nhổ mũi tên ra trừ phi biết ai đã bắn tên này. 

Người bắn mũi tên thuộc giòng họ Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Phệ-xá, hay Thủ-đà-la. Hắn cao, thấp, hay vừa, da của hắn nâu ,trắng đen hay vàng; hắn ở thành xóm ấp làng nào ?. Tôi không muốn nhổ mũi tên ra trừ phi tôi biết tôi bị loại cung tên nào bắn trúng, dây cung làm bằng gì, loại tên hình như thế nào, làm bằng chất liệu gì…

Này Man Đồng Tử; người kia chưa kịp biết rõ đáp án thì đã chết rồi, cũng như người muốn biết vũ trụ có vĩnh hằng hay không vĩnh hằng và những vấn đề liên quan nó, người kia chưa kịp được Như lai trả lời thì đã chết rồi.

Cũng như vậy, nếu có người hỏi, tôi không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh nữa trừ phi Ngài trả lời cho tôi về những điều vũ trụ có vĩnh hắng hay không, người kia chưa được Như Lai trả lời thì đã chết rồi.

Xem thêm  6 cách xua đuổi giấc mơ ma quỷ trong tháng cô hồn

Vì đời người ngắn ngủi, nếu ai bị những vấn đề huyền hoặc này mà suốt ngày phiền não, cố chấp không xả, muốn tìm cho đến ngọn nguồn, thì càng ngày càng vào mê lộ, cuối cùng không đi ra được” .

arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Duc Phat hieu co nhung dieu khong noi se tot hon
 
 
Kết Luận: 
 
Đức Phật thấy rõ, những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu, hoặc họ chỉ muốn gây tranh cãi để có cơ hội khoe khoang kiến thức của mình.

Đối với Ngài, việc tranh luận với những câu hỏi mang tính siêu hình là không cần thiết vì với những gì không thực sự cầm nắm, nhìn thấy rõ ràng sẽ luôn là tác nhân gây ra tranh cãi. Theo Ngài, chúng bị che đậy bởi tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không cuối của chúng. 

Không phải Đức Phật không nói là vì Ngài không biết mà là vì Đức Phật quá hiểu rõ, nhìn thấu tỏ vấn đề để thấy rằng có giải thích thì người có nhận thức cơ bản của con người thì khó có thể hiểu hết những gì mình nói ra. Hơn nữa, tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể nói ra hết được những điều thấy biết của Đức Phật. 

Hơn nữa, do ngôn từ có tính hạn chế, người phàm phu không thể thông qua ngôn ngữ để hiểu được hay diễn đạt được hết những vấn đề hyền hoặc. Ngôn ngữ do con người sáng tạo dùng để biểu đạt những cảm nhận, kinh nghiệm và tư tưởng mà mình thể nghiệm qua các hiện tượng và sự vật. 

Ngôn ngữ bình thường của chúng ta không thể nào đem ra diễn tả trạng thái của Niết bàn, cho dù có cố viết chúng ra, dùng ngôn từ diễm lệ, lời lẽ cao huyền cũng phí công vô ích, không thể tìm thấy những ngôn từ thích hợp để diễn giảng cảnh giới của Niết Bàn. Cho nên người câu nệ vào văn tự thì bị ràng buộc.

Hơn nữa, để trả lời một câu hỏi cũng phải lấy vô vàn kiến thức ra để xâu chuỗi, làm sáng tỏ chứ không phải chỉ gói gọn ở câu trả lời là CÓ hay KHÔNG. Điều này hoàn toàn phi thực tế nên có trả lời cũng vô nghĩa mà thậm chí còn gây tranh cãi thêm.

Những vấn đề liên quan đến cảnh giới chứng đắc của Đức Phật, Ngài đã chứng ngộ thành Phật, cảnh giới chứng đắc của Ngài là Phật cảnh, nhờ vào việc tu hành mà chứng ngộ. Đức Phật dạy: “Những pháp mà Như lai chứng biết như lá trong rừng, còn những pháp mà Như lai nói cho các vị như lá trong nắm tay này, chỉ có một ít, những pháp mà Như lai nói rất hữu hạn, nhưng tại sao Như lai không nói hết ? Vì chúng không có ích, không hướng dẫn mọi người chứng đắc Niêt-bàn. Đó là nguyên nhân mà Như lai không nói hết những pháp đó”.
 
Những lời Phật dạy đều mong con người hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn trong khi những đối tượng huyền học, siêu hình trên có nói ra cũng không có ích lợi gì cho việc giải thoát khổ đau của nhân loại.

Xem thêm  Đức Phật chỉ cách giúp bạn vượt qua khó khăn: Đời là bể khổ, muốn hết khổ hãy tự CỨU lấy mình!

Đó là lý do Đức Phật chỉ nhấn mạnh vào việc tu thân và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp diệt khổ, thoát được luân hồi.

  
Trong khi đó, mọi tranh luận không mang lại lợi ích cho việc tu học và làm rõ chánh kiến đều vô bổ. Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo. 

(Tổng hợp)

Phật tiết lộ ai sẽ là người ban phước giáng họa cho con người
Nhân duyên nào mà Đức Phật tắm cho người bệnh hôi hám?
Đức Phật nói về người đàn ông lý tưởng mà phụ nữ cũng ao ước có được
Phật dạy trên đời có 3 kiểu người có chăm chỉ bái Phật cũng là vô ích, vận mệnh lắm chông gai, làm gì cũng gập ghềnh
Tư thế ngủ của Đức Phật có ý nghĩa gì mà Ngài chỉ ngủ suốt đời mãi một kiểu

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!