Có thể bạn chưa biết: Lễ Vu Lan ngày mấy?

Có thể bạn chưa biết: Lễ Vu Lan ngày mấy?
By Tâm Linh
Th1 10

Có thể bạn chưa biết: Lễ Vu Lan ngày mấy?

Tamlinhthanbi.com Hàng năm, mỗi dịp tới tháng 7 âm lịch, những người tín Phật không chỉ chuẩn bị lễ cúng xá tội vong nhân mà còn lặng lẽ sắp xếp cho ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Lễ Vu Lan ngày mấy? Cùng tìm hiểu nhé.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Co the ban chua biet Le Vu Lan ngay may
 

1. Lễ Vu Lan ngày mấy?

Với những người tín Phật hay những người có lòng hướng Phật chắc chắn không thể quên Vu Lan báo hiếu mỗi năm một mùa vào Rằm tháng 7 âm lịch. Ngày lễ này xuất phát từ câu chuyện ghi trong kinh sách nhà Phật:
Mục Kiền Liên là đệ tử của Đức Phật Thích Ca, sau khi tu thành chính quả, thăng lên cõi Niết Bàn liền nhớ tới người mẹ của mình. Dùng pháp lực tìm trong khắp sáu cõi thì thấy mẹ mình vì kiếp trước ăn ở không tốt nên đang bị đầy ở chốn ngạ quỷ, bụng to cổ hẹp không ăn không uống, bị đầy đọa khổ sở.
Thương mẹ, mục Kiền Liên liền mang cơm tới cho mẹ ăn nhưng vừa đưa tới miệng thì cơm biến lành lửa nóng. Không biết làm thế nào, đành tới cầu xin Đức Phật chỉ cách cứu giúp. Đức Phật liền bảo Mục Kiền Liên nếu chỉ có một mình thì không thể làm gì được, phải hợp lực chư tăng mười phương. Ngày Rằm tháng 7 hãy sắm lễ cúng và thỉnh chư tăng tới trợ giúp.
Nhờ vậy mà mẹ của Mục Kiền Liên được giải thoát. Phật cũng dạy rằng, chúng sinh ai muốn báo hiếu cha mẹ thì hãy làm theo cách này, từ đó Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) hàng năm trở thành mùa Vu Lan báo hiếu – dịp ngẫm về đạo làm con. Như vậy câu hỏi Lễ Vu Lan ngày mấy đã được trả lời rồi.

2. Nên làm gì trong lễ Vu Lan?

Đối với Phật giáo, trong trăm cái thiện thiện nhất là hiếu thảo, trong vạn cái ác ác nhất là bất hiếu. Con người sống trên đời, nhất định phải học được hiếu đạo, không chỉ hiếu đạo với cha mẹ kiếp này mà còn hiếu đạo với cha mẹ của mình trong 7 kiếp trước, đó mới là tận hiếu. Đến hẹn lại lên, đều đặn hàng năm Rằm Tháng 7 kể chuyện Lễ Vu Lan của Phật giáo, không bao giờ quên.  
Ngày lễ Vu Lan chính là dịp để tất cả những người con tỏ lòng hiếu kính cha mẹ, nâng cao tinh thần hiếu thảo và bồi dưỡng thiện tâm. Lễ Vu Lan mang ý nghĩa nhân văn nhân đạo đúng theo tinh thần Phật giáo, đồng thời cũng là lúc để mỗi chúng ta hướng về những giá trị căn cốt nhất, không bị cuộc đời và thời gian làm cho quên lãng.
Trong ngày Rằm tháng 7, chúng sinh theo lời Phật dạy bày lễ cúng hợp lực chư tăng để cầu phúc, cầu an, cầu trường thọ cho cha mẹ còn sống và cầu siêu, tăng thêm phúc đức, nghiệp lành cho những cha mẹ đã qua đời. Lễ cúng có thể tổ chức tại chùa hoặc tại gia tùy vào điều kiện thực tế.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Trong lễ cúng sẽ cầu bài kinh Vu Lan, kể lại truyền thuyết ngày lễ đồng thời dạy cách thực hành đạo hiếu, cách báo hiếu cha mẹ. Thành tâm chú nguyện, hợp lực chúng tăng thập phương sẽ cứu thoát cha mẹ, tổ tiên khỏi cảnh tội đồ, cầu linh hồn siêu thoát, vượt khỏi cảnh sinh tử luân hồi. 
Bài kinh này ngoài được tụng vào dịp lễ Vu Lan thì còn có thể sử dụng vào tất cả các ngày. Người nào có điều kiện tụng kinh Vu Lan tại gia hàng ngày thì sẽ rất tốt, tăng thêm phúc thọ cho cha mẹ mà bản thân cũng được thanh thản, an yên, tích thiện căn thiện tính và nghiệp tốt. Giới thiệu Bản kinh Vu Lan báo hiếu dễ đọc cho người tụng niệm tại gia để bạn đọc tham khảo.
Ngoài ra, trong ngày lễ còn có một số hoạt động khác như thả đèn hoa đăng cầu phúc, cài hoa trên áo (người còn mẹ sẽ cài hoa hồng trắng, người mất mẹ cài hoa hồng đỏ), nghe thuyết pháp về đạo hiếu,… được nhiều chùa tổ chức, đều hướng về ý nghĩa nâng cao hiếu đạo.

Lễ Vu Lan ngày nào? Ngày lễ Vu Lan rơi vào 15/7 âm lịch, trùng với dịp xá tội vong nhân hay cúng cô hồn nên nhiều người nhầm lẫn. Tuy cùng một ngày song đây là hai dịp lễ hoàn toàn khác nhau, cách tổ chức cúng lễ và ý nghĩa cũng không giống nhau. Điểm chung duy nhất chính là đều đề cao về giá trị đạo đức, một bên đề cao đạo hiếu, một bên đề cao tình người, đều là những phẩm chất đáng quý, đáng gìn giữ và phát huy.
Vu Lan báo hiếu của nhà Phật thể hiện bài học về tinh thần từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, về chữ hiếu và đạo hiếu không chỉ trong một kiếp mà còn ở nhiều kiếp. Mong rằng, tất cả chúng sinh đều thấm nhuần tư tưởng tốt đẹp, cúng lễ không chỉ ở lễ mà còn ở tâm, cúng không phải theo lệ mà vì chân thành muốn hướng tới đấng sinh thành. Quan trọng nhất chính là đối xử tốt với cha mẹ, làm người con hiếu đạo để an vui công đức sinh thành dưỡng dục. 

Lễ Vu Lan – Phận làm con nên làm gì để cầu an, báo hiếu?
Câu chuyện cảm động phía sau ngày lễ Vu Lan

Biên tập viên

Dũng Cá Xinh
Dũng Cá XinhDũng Cá Xinh
Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!
Bài mới nhất
Xem thêm  Ngày Tết thắp hương như thế nào cho đúng?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!