Vào này mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, các gia đình đều thành tâm chuẩn bị mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên cúng vào giờ nào, buổi sáng hay buổi chiều thì tốt?
Dưới đây, Lịch Ngày Tốt sẽ đưa ra lời giải đáp chi tiết và rõ ràng nhất cho những thắc mắc thường gặp.
1. Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ là gì?
Trước tiên, muốn biết được cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào tốt, buổi nào hợp nhất trong ngày, chúng ta cần tìm hiểu rõ bản chất của dịp lễ tết này là gì.
Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
2. Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào tốt? Phải chăng chính Ngọ là tốt nhất?
Ngoài khung giờ này, người ta cũng thường tiến hành nghi lễ cúng Đoan Ngọ vào buổi sáng sớm cho tới khung giờ Ngọ (từ 11h-13h). Sau giờ này thì không nên hành lễ nữa, dễ mất sự linh thiêng.
Mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc.
3. Ăn món gì để “giết sâu bọ” trong ngày Tết Đoan Ngọ?
Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này. Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.
Bạn có biết:
Có rất nhiều phong tục mang tính quen thuộc như việc chuẩn bị lễ vật cúng Tết đoan ngọ nhưng chúng ta chỉ làm như thói quen, chưa hiểu hết ý nghĩa từng lễ vật.
Những món ăn “giết sâu bọ” |