Đạo Phật và Đạo Mẫu, Đạo nào “thiêng” hơn?

Đạo Phật và Đạo Mẫu, Đạo nào “thiêng” hơn?
By Tâm Linh
Th1 17

Đạo Phật và Đạo Mẫu, Đạo nào “thiêng” hơn?

Trong quá trình phát triển của mình, đạo Mẫu đã có một mối quan hệ tương giao với các hiện tượng tín ngưỡng và tôn giáo khác, trong đó nổi trội lên là Đạo Phật.

var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
 
Đạo thờ Mẫu (thờ Nữ Thần) là đạo gốc nguyên thủy của dân tộc Việt ta, là một hiện tượng văn hóa tín ngưỡng tâm linh độc đáo và hầu đồng là nghi thức tinh hoa đặc sắc nhất mà chỉ dân tộc Việt mới có.
Một số bạn đồng tân, lính mới có đặt ra câu hỏi: Tại sao mỗi khoa cúng đều bắt đầu bằng từ Nam mô A Di Đà Phật, ngay cả trong khóa hầu đồng người ta còn phải thỉnh Phật rồi mới thỉnh Mẫu cơ mà.

Bạn thì kết luận là ở Việt Nam Đạo Phật ra đời trước Đạo Mẫu.

Bạn khác tu Mật thì nói Phật cao hơn Mẫu vì Mẫu còn phải quy y Phật và Mẫu cũng chỉ là hàng bồ tát.

Bạn thì nói không phân biệt Phật Thánh vì Vạn pháp quy tông.

Có bạn tiêu cực hơn thì Phật là nhất, đạo Mẫu là tà ma ngoại đạo đã quy y Phật thì không quy y thánh thần… có rất nhiều ý kiến đưa ra mà chưa có hồi kết. Vậy đạo Phật và đạo Mẫu, đạo nào ra đời trước, nguồn gốc ra sao?

Dao Phat va Dao Mau
 

Nguồn gốc của đạo Mẫu

Quay nhìn lại lịch sử chúng ta nhận ra người Việt cổ cũng có một hệ thống tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú. Nguồn sống chính là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, lúc nông nhàn thì họ dựa vào săn bắn hái lượm những sản vật trong tự nhiên.

Xem thêm  Niệm hương cúng Phật, nên niệm danh hiệu Phật nào trước?

Xuất phát từ đó nên họ rất coi trọng các hiện tượng tự nhiên huyền bí như: mưa, sấm, chớp, gió, bão… và các vật linh thiêng; các linh hồn của người đã khuất như tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Cũng từ đó đã hình thành ra một hệ thống văn hóa tín ngưỡng vô cùng phong phú. Khởi thủy của Đạo Mẫu là tục thờ Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa, tục thờ các Nữ thần và thờ tứ Pháp: Mây, mưa, sấm,chớp…xuất phát từ đó mà hình thành lên.

Người xưa cho rằng Trời là cha (dương) – đồng nghĩa với người đàn ông là đấng hóa sinh tạo nên sự xoay vần của vũ trụ, tạo nên sự chuyển động về không gian thời gian.

Đất là Mẹ (âm) đồng nghĩa với người mẹ luôn thu nhận mọi nguồn sinh lực từ Trời (người cha) sinh sôi ra vạn vật muôn loài.

Với những quan niệm trên mà người Việt cổ coi trọng Mẹ Đất, các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành nên tín ngưỡng Tam phủ và Tứ phủ (mang tính thuần việt) với 3 vị nữ thần chính trông coi 3 cõi của tự nhiên: Cõi Trời – Mẫu Thượng Thiên. Cõi Đất hay Núi rừng – Mẫu Địa hay Mẫu Thượng Ngàn. Cõi sông bể – Mẫu Thoải tương ứng với các cõi ấy là các phủ: Thiên, Nhạc, Địa, Thủy.

arfAsync.push(“knye9xke”);
Cho đến thế kỷ 16, một linh hồn bất tử nữa đó là vị Nữ Thần với nhiều huyền tích. Bà trở thành một vị Nhân Thần. Chính hình tượng người phụ nữ cao đạo, không chịu khuất phục trong bối cảnh lịch sử thời Vua Lê – Chúa Trịnh đã khiến cho Đạo Mẫu thêm ăn sâu vào tâm thức dân gian của người Việt.

Trên đây chính là nền tảng hình thành lên hệ thống tín ngưỡng của dân tộc chính là Đạo Mẫu ngày nay.

Nguồn gốc của đạo Phật

Phật Giáo du nhập vào nước ta vào những năm đầu công nguyên (cách đây khoảng hơn 2000 năm) qua hai con đường. Đầu tiên đến bằng đường Biển (hiện nay ở Đồ Sơn – Hải Phòng có chùa Hang thờ phụng vị Tổ đầu tiên đến truyền đạo tại Việt Nam).
Nhưng không gây được sự quan tâm, cho đến thế kỷ thứ VI, Phật giáo lại đến nước ta bằng đường bộ (qua Trung Quốc) và phát triển thành một trung tâm Phật Giáo đồ sộ tại Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Ngay sau khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo tự điều chỉnh cho phù hợp để dễ dàng phát triển hơn những nhà sư truyền đạo đã chọn con đường phong tục hóa và dân gian hóa.

Họ thu nạp các yếu tố có lợi trong hệ thống tín ngưỡng dân gian thờ Mẹ Thiên Nhiên, thờ Nữ Thần, thờ Tứ Pháp để hình thành nên Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp, những ngôi đền thờ này chuyển hóa thành chùa (Chùa Dâu – Bắc Ninh). Nhưng phải đến thời Lý, thì Phật Giáo mới phát triển mạnh mẽ.

Vậy đạo nào cao hơn?

Với những phân tích trên, sự phát triển của đạo Phật và Đạo Mẫu dân gian có sự gắn bó, cùng nương tựa, dung hòa bổ sung cho nhau.

Do cả hai Đạo cùng phát triển trên mảnh đất Việt và đều dựa vào nền tảng tín ngưỡng nông nghiệp.

Chính vì thế mà một số ngôi chùa hiện nay có kiểu phối thờ “Tiền Phật hậu Thánh”. Theo tôi đó không phải sự hình thành trước sau, đạo nào có trước đạo nào có sau, hay Phật cao hơn Thánh, đây là mối quan hệ tương giao, tôn kính lẫn nhau cùng phát triển.

Có thể nói việc phối thờ Mẫu là một sự đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại của các ngôi chùa trên đất Việt.

Bằng chứng cho sự thay đổi thích nghi của Đạo Phật rõ nhất ta có thể nhận ra là: Quan Âm Bồ Tát theo sách nhà Phật thì là một vị bồ tát nam giới, nhưng khi du nhập vào nước ta với tín ngưỡng tôn thờ Nữ Thần, tôn thờ Mẹ Đất – Mẹ Nước (yếu tố âm).

Xem thêm  Kuman Thong có giúp chủ nhân giàu có không mà người ta thi nhau mua bán nhiều đến vậy?

Quan Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Quan Âm trong đạo Phật của Việt Nam hiện lên với hình tượng là người mẹ với khuôn mặt như một Nữ Thần.

Đây là sự lựa chọn đúng đắn của các nhà truyền đạo, để tồn tại và ăn sâu vào cộng đồng người Việt, đạo Phật buộc phải dựa vào một tín ngưỡng thờ Nữ Thần của người Việt cổ để tồn tại phát triển thành thế tam sơn Trời – Phật – Mẫu. Trên Phật còn có Cha trời, Mẹ Đất người Cha người Mẹ tổ tiên của dân tộc Việt.

Dù theo đạo Mẫu hay theo đạo Phật thì chúng ta nên nguyện tu tâm, sửa mình giữ lòng thanh sạch, cố gắng giữ gìn phát huy truyền thống tâm linh của dân tộc, không nói những lời phỉ báng so sánh hơn kém.

ST.

Đừng làm sai lệch lễ khai quang điểm nhãn của đạo Phật!
Triết lý vô ngã dẫn đường hạnh phúc của đạo Phật
Nỗ lực trở thành Phật và tinh thần nhân văn của Phật giáo

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!