Vùng đất Tây Tạng xa xôi ẩn chứa nhiều bí mật thâm sâu. Thiên táng – hình thức mai táng phổ biến của người Tây Tạng bao bọc trong mình cả một nền văn hóa và đời sống tâm linh rộng lớn.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật |
Khác với các nền văn hóa khác, người Tây Tạng mai táng thi thể người chết bằng cách mang lên núi cho đàn kền kền rỉa. Những người ở đây tin rằng, “thánh đại bàng” sẽ mang linh hồn người chết bay tới thiên đàng, bởi họ đã dùng thân xác của mình nuôi dưỡng chúng như Phật tổ Như Lai dùng thân mình nuôi hổ dữ để khỏi hại sinh linh vô tội. Triết lý tôn giáo ảnh hưởng tới đời sống và các tập tục của người Tây Tạng sâu sắc đến vậy.
Thêm vào đó, khí hậu và thổ nhưỡng của vùng cao nguyên xa xôi này không cho phép người dân sử dụng các hình thức mai táng thông thường. Họ không thể chôn người chết đưới lớp đá cứng hay băng lạnh, đất đai thì quá đắt đỏ để địa táng còn hỏa táng thì không khả thi khi cây rừng, nhiên liệu đốt khan hiếm. Những đàn kền kền háu đói hay những con sói hoang luôn lang thang khắp nơi trên sa mạc, sẵn sàng lao xuống tấn công đàn gia súc mỗi khi đói là mối nguy với đời sống của những cư dân. Bởi vậy, hình thức thiên táng là phù hợp nhất với điều kiện nơi đây.
Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường thiên táng đơn giản bằng cách mang thi thể người chết lên núi và kền kền tự tìm đến.
Những người có chức vị hoặc sùng đạo thì khi chết đi được tắm rửa sạch sẽ, mời các Lạt Ma tới cầu nguyện cho siêu thoát, một người bạn thân hay thành viên trong gia đình cõng thi thể đến nơi định thiên táng. Suốt dọc đường đi, người nhà tụng kinh và chơi nhạc đám ma để đưa tiễn linh hồn người đã khuất.
Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các rogyapa (người xử lý xác chết) hoặc những bậc thầy chôn cất sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với con dao sắc bén. Từ tóc đến nội tạng, cuối cùng là các chi của người quá cố được bóc tách và ném cho đám kền kền đói xúm lại. Rogyapa tiếp tục đập dập bộ xương, sau đó trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ tiêu thụ hơn.
ST