- 1. Lý do đi chùa nhiều sao vẫn gặp xui xẻo
- 1.1 Trả nghiệp trong quá khứ
- 1.2 Trả phước nhận được trong quá khứ
- 1.3 Bài học cuộc đời dành cho người vĩ đại
- 2. Đến khi nào mới sung sướng?
1. Lý do đi chùa nhiều sao vẫn gặp xui xẻo
Đúng là việc đi chùa là việc tốt, đó là nét đẹp một truyền thống văn hóa có từ hàng chục thế kỷ trước, mục đích của việc đi chùa là trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh để thăng hoa nhận thức và thông qua đó cải thiện đời sống xã hội.
Còn lý do đi chùa nhiều, làm việc thiện nhiều nhưng vẫn chưa được thành tựu xứng đáng tương ứng thì có rất nhiều nguyên nhân, sau đây là một số lý do cụ thể để bạn có thể tham khảo:
1.1 Trả nghiệp trong quá khứ
Một trong những nguyên nhân giải thích cho những rắc rối mà bạn đang đối mặt đó là bạn đang phải trả nghiệp trong quá khứ. Không phải cứ hối lỗi, lên chùa cầu xin điều tốt lành là tội lỗi của bạn trước đây tiêu biến hết.
Có nợ thì phải trả, khi bạn làm việc tốt từ nay về sau nghĩa là bạn không gây ra thêm tội lỗi nào nữa, thế nhưng những gì trong quá khứ cho đến nay vẫn còn nguyên đó.
Bạn vẫn phải trả từ từ cho đến hết mới thôi. Do đó, nếu đã cố làm nhiều điều tốt lành, tạo ra nhiều phước đức nhưng vẫn hay gặp chuyện không gặp may là vì phải trả hết những ác nghiệp quá khứ.
Thế nên những người gây ác nghiệp trong quá khứ, bây giờ làm phước để trả, không gặp may mắn là điều tất nhiên, không phải chuyện lạ.
1.2 Trả phước nhận được trong quá khứ
Ví dụ như trước đây có nguy biến như tai nạn, nhưng ta do cầu cứu Phật và được giúp đỡ mà tai qua nạn khỏi thì lúc này mình đang phải trả lại cái phước đức ấy.
Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc đó đáng lẽ mình chết rồi chẳng hạn nhưng khi được cứu, ta nguyện tu thân, chăm chỉ đến chùa và làm rất nhiều việc thiện cũng là để trả lại phước đức mình từng nhận được. Đó là lý do ta có làm bao nhiêu thì cái nghèo, cái xui xẻo vẫn đến, vì những việc thiện mình làm mới trả lại cái nợ mà Phật đã cứu mình sống.
Do đó, thay vì không hài lòng về việc đi chùa nhiều sao vẫn gặp xui xẻo thì ta hãy cứ chăm chỉ làm điều tốt lành cho cuộc sống của mình, cho những người xung quanh. Hãy tìm hiểu phước đức có bị hết hay không để biết rằng việc tạo phước mới là thứ chúng ta cần tập trung.
Chỉ khi ta làm việc tốt nhiều hơn nữa, tới khi nào có dư mới đủ để bản thân hưởng sung sướng, thanh nhàn, cuộc sống lúc đó mới mong thuận lợi. Cho nên nếu bạn đến chùa mà cầu xin quá nhiều phước đước thậm chí còn không gặp may. Nhất là những ai hay cầu xin những điều ích kỷ cho mình.
1.3 Bài học cuộc đời dành cho người vĩ đại
Việc ta gặp nghịch cảnh cũng có thể là đang được thử thách như: Lửa thử vàng gian nan thử sức vậy. Vì tương lai có thể trở thành người vĩ đại có thể giúp đỡ được người đời nên ta cần phải trải qua những nghịch cảnh để tôi rèn, để nhận ra đâu là chân tướng, bản chất cuộc đời.
Có thể thấy rằng chỉ những người đi qua hết những bất trắc, những sai lầm khổ sở thì sau này biết rất nhiều để dìu dắt, chỉ dạy cho những người đi sau mình.
Khi hiểu lời Phật dạy về làm giàu ta mới biết rõ tầm quan trọng lớn lao của việc làm cho bản thân, gia đình mình giàu có sung túc, từ đó dường như một chân
2. Đến khi nào mới sung sướng?
Một người đi chùa để cầu khẩn van xin Phật ban cho mình những lợi ích vật chất như buôn may bán đắt, làm ăn phát tài… Nhưng sau một thời gian cầu xin không có kết quả thì họ liền không đi chùa nữa, vì cho rằng Phật không linh, không phù hộ.
Hầu hết những ai nghĩ rằng mình chỉ làm việc tốt lành nhưng chưa có được kết quả xứng đáng cũng chỉ vì họ thiếu niềm tin vào nhân quả. Họ cũng mong có được thành quả một cách nhanh chóng vì nếu không họ cứ như đang đi trong đường hầm, càng đi sâu vào càng tối tăm mà không nhìn thấy ánh sáng.
Thực ra phước lành họ đang tạo ra trong cuộc đời này đang được mang đi hồi hướng, lan tỏa đến muôn loài, khắp chúng sinh nên chúng phản hồi lại từng chút một, khá muộn và chậm hơn cách chúng ta nghĩ đơn thuần.
Vì thế, có khi ta nhận được phúc đức do chính mình tạo ra ở đời này không nhiều mà có khi phải đến đời sau, nhiều kiếp sau nữa mới nhận đủ. Nghĩa là sau khi làm phước, người đó đem hồi hướng công đức cho cửu huyền thất tổ, khắp pháp giới chúng sinh.
Làm phước đến đâu, hồi hướng đến đó nên may mắn, hạnh phúc cũng đến muộn hơn. Nhưng qua những đời sau thì hưởng phước hai ba chục lớp, bù lại.
Ví dụ, bây giờ, mình không khá giả lắm nhưng vẫn luôn giúp người khó khăn hơn, cố gắng làm phước thường xuyên thì khi già cuộc đời mới được an lạc, sung sướng.
Cái thảnh thơi, an nhàn trong những ngày cuối đời chỉ là một phần ngàn của quả báo mà thôi, qua đời sau ta sẽ cực kỳ giàu, cực kỳ sung sướng.
Vậy nên, mình có làm phước, có bố thí, cúng dường nhưng cuộc sống mình vẫn không được may mắn thì là do mình mới tạo nhân thôi, chưa thể có kết quả liền được.
Vì thế, hãy tin vào sự công bằng và kỳ diệu của luật nhân quả, biết hài lòng với cuộc sống hiện tại để luôn có được tinh thần lạc quan, vui vẻ. Bên cạnh đó, không ngừng giúp đỡ, hỗ trợ những người xung quanh trong khả năng của mình.