Những tên này là trung gian của lòng từ bi, vẻ thanh nhã, và sức mạnh cùng các nguyện ước của ngài làm lợi ích cho chúng sinh. Bằng cách niệm danh hiệu của ngài để những phẩm chất tâm thức được truyền đến ta.
Đâu mới là cách đọc Om Mani Padme Hum chính xác? |
Đặc điểm thần chú Om Mani Padme Hum
Trong kinh đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng: “Đây là câu thần chú lợi lạc nhất. Ngay cả ta cũng gởi ước vọng này tới tất cả triệu vị Phật và nhờ đó đã nhận được lời dạy từ đức Phật A Di Đà”.
Chỉ có duy nhất một câu Thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh nhưng dường như mỗi người lại có cách hiểu khác nhau nhưng đều dựa vào tính Không.
Cách đọc Om Mani Padme Hum
Các vị bồ tát và thần chú là một nguyên thể, nghĩa là một người có thể niệm chú mà không cần thiết phải hình dung, tưởng tượng. Niệm chú vẫn có hiệu quả.
Ở Tây Tạng, nơi mà mặc dầu câu thần chú nầy luôn được vô cùng coi trọng, và luôn ở trên môi của nhiều người trong tất cả những giờ thức dậy, nó được người Tây Tạng đọc thành: “Om mani peme hung” hay “Om Mani Beh Meh Hung”, thay vì: “Om Mani Padme Hūm” (nguyên âm tiếng Phạn).
Người Việt chúng ta đã không phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn ra tiếng Việt mà đọc câu phiên âm của Trung Quốc theo âm Hán Việt thành: “Úm ma ni bát mị hồng” hay: “Ảm ma ni bát mễ hồng”. Trong Kinh Karaṇḍavyūha thì đọc thành: “Úm Ma Ní Bát Nột Minh Hồng.”
Sự yêu cầu nghiêm ngặt của giới Bà La Môn ở Ấn Độ về sự phát âm tuyệt đối chính xác của tiếng Phạn trong các câu thần chú bị thất bại khi Phật giáo được truyền sang các nước khác vì ở những nơi đó các cư dân địa phương không thể nào phát âm chính xác câu thần chú bằng tiếng Phạn được.
Kathy