Muốn có được thành công chúng ta không thể là kẻ mù mờ về thế giới này được mà nhất định phải là người thông minh, nhanh trí. Nhưng làm thế nào để thông minh thì không phải ai cũng biết, thậm chí có người có mong muốn kiếp sau mình thông minh nhưng ngay từ kiếp này không biết nên làm gì.
Làm thế nào để thông minh?
Thực tế là khi lười biếng chúng ta chỉ thích nghỉ ngơi nhiều hơn lao động, dẫn đến trì trệ, không muốn tư duy thì không thể nào thông minh lên được. Bạn không lường hết được việc thói quen lười nhác đã và đang kéo lùi chúng ta như thế nào.
Ham học hỏi là yếu tố của thông minh. Khi muốn làm việc gì đó thì phải chăm chỉ. Nếu một người lười biếng, thì cũng không hay lắng nghe, không học hỏi nhiều.
Bước thứ ba là tâm mình phải muốn cống hiến. Sự thông mình thì bao giờ cũng phải đưa đến mục tiêu cống hiến, chứ chỉ thông minh để làm gì?
Ví dụ như: Xem lại xem tâm mình có thiện hay bất thiện, hay việc mình vừa mới làm là thế nào. Tức là ý căn luôn kiểm soát. Không nên cho ý của mình được nghỉ ngơi, nếu không mình không tự nỗ lực trong các suy nghĩ của mình thì mình sẽ trở nên ngu đần.
Hãy lấy trí tuệ soi tâm của mình, xem việc gì cần làm, việc gì không nên làm, tâm mình đang thiện, hay tâm mình bất thiện trong việc này, việc này làm đã đúng chưa hay sai chưa. Tức là đầu tiên ý căn của mình phải chăm chỉ.
Sau đó, chúng ta bảo người khác làm. Sau khi tu tâm này cho chính chúng ta và giúp cho mọi người và thậm chí con em chúng ta sự thông minh nhanh nhẹn hơn.
Cho nên trước tiên Ý căn phải chăm chỉ, khi Ý của mình chăm chỉ rồi, thì để cho nó lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác, ngoài ra, thân của mình chăm chỉ bố thí thì nó sẽ thông minh. Nguyên lý đơn giản của thông minh là: chăm chỉ, lắng nghe và thực hành
Lúc này người nấu ăn không thể lười, phải quán sát xem làm sao việc của mình làm phù hợp để công việc của mình có liên quan đến các nơi khác nữa. Lúc này phải nghĩ làm sao vừa làm vừa ngon, phù hợp cho các bên để cho công việc đi đến đích cuối cùng đạt được quả báo cho tất cả.
Hướng dẫn cách giúp trẻ thông minh
Ví dụ: Nhờ con rửa cho mẹ quả cà chua này, rửa xong thì mẹ sẽ thái ra, bỏ vào xong, nấu lên. Ngày mai mình nói con rửa cà chua đi cho mẹ, xong hỏi: “Rửa cà chua để làm gì nhỉ, xong mẹ làm gì nữa nhỉ”, mẹ còn thái rồi cho vào nấu, tức là trẻ con sẽ tự nhiên tư duy được một loạt công việc. Vì tư duy được như thế thì trí không lười, bé đi sát thực vào thực tế.
Đừng để cho các bé chơi điện tử quá nhiều, sẽ bị thụ động vì theo diễn biến của trò chơi đã sắp đặt trước mà thân không thể làm theo được. Hơn nữa, khi chơi điện tử, các em cũng không có gì để lắng nghe được, tức là chỉ xem để biết rồi cười, không giải quyết được phần thông minh.
Nếu cho trẻ em xem nhiều chắc chắn sẽ bị trầm cảm vì lúc đó trẻ không lắng nghe, không phát huy, không thực hành nên trí không phát triển được.
Đức Phật dạy con thế nào? Vì sao Ngài lại bắt con trai uống nước rửa chân bẩn thỉu hay bắt mang cơm trộn vào chậu rửa chân? Đừng vội phán xét, tất cả đều là
Ví dụ: người tu Phật quên rằng chúng ta tu để đạt được cái gì? Đạt được cái vô ngã thì lại quên, ví dụ như nấu được nồi cơm là thành quả và dừng lại ở đó, còn vô ngã thì quên mất, cho nên sẽ không trí tuệ. Không có trí tuệ tức là không có khả năng loại trừ được phiền não, sinh ra chấp ngã. Cho nên, mục đich của thông minh và phải đi đến trí tuệ không chỉ đơn giản nhanh nhẹn quán sát mọi việc mà lại vẫn chấp ngã. Nếu thế những gì chúng ta vươn đến là tầm thấp.
Mục đích chấp ngã để hưởng một số phước nhỏ nào đó là tầm thấp. Còn người đệ tử Phật phải hướng đến sự nhanh nhẹn, thông minh, quán sát nhưng phải đoạn trừ được các phiền não. Phiền não là do chấp ngã sinh ra.
Chúng ta phải tiến đến loại trừ chấp ngã để chúng ta được quả báo lớn hơn. Đó là nhân để thoát tất cả các khổ, thoát ly luân hồi sinh tử.
MiMo (Tổng hợp)