- 1. Năm bổn phận dành cho các bậc cha mẹ
- 1.1 Ngăn chặn con làm điều ác
- 1.2 Khuyến khích con làm điều thiện
- 1.3 Dạy con nghề nghiệp
- 1.4 Cưới vợ gả chồng xứng đáng cho con
- 1.5 Đúng thời trao của thừa tự cho con
- 2. Trách nhiệm con cái đối với cha mẹ
- 2.1 Cung kính vâng lời cha mẹ
- 2.2 Phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu
- 2.3 Giữ gìn thanh danh và truyền thống gia đình
- 2.4 Bảo quản tài sản do cha mẹ để lại
- 2.5 Lo lễ tang chu đáo khi cha mẹ qua đời
Chúng ta thường nhấn mạnh việc con cái phải hiếu thuận với bố mẹ mình nhưng ít ai nói chi tiết tới vai trò của bố mẹ đối với các con. Mọi người chỉ xem việc bố mẹ chăm con là chuyện đương nhiên, nhưng việc họ không quản gian lao khó nhọc, nuôi nấng những sinh linh nhỏ nên người cũng tạo ra công đức không hề nhỏ.
Những bậc cha mẹ có tình thương con cái, nuôi chúng lớn khôn và tạo điều kiện tốt cho chúng vào đời được Đức Phật ví như Phạm Thiên đáng được cúng dường.
1. Năm bổn phận dành cho các bậc cha mẹ
1.1 Ngăn chặn con làm điều ác
Không ai mong muốn con làm điều ác để rồi phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc nhưng vấn đề đặt ra là cha mẹ giáo dục con cái như thế nào để làm trọn bổn phận của mình?
Chính những ảnh hưởng về tâm lý, thiếu sót về đạo đức này mới là nguyên nhân của những quả ác con làm sai này. Vì thế, không chỉ nhờ dựa mỗi việc nhà trường giáo dục mà ngay cả trong gia đình cũng phải dạy con cái các phép tắc lễ nghi hàng ngày như thưa, chào, xin lỗi…
Quan trọng hơn đó là tránh xa bạn xấu, nên gần bạn lành, nói lời lịch sự, không nói lời thô tục…, tránh gây gổ người khác, có tình thương người và động vật…
Bất cứ thời kỳ nào, dù là đời sống hiện đại, các bậc cha mẹ không chỉ chăm lo về đời sống vật chất cho con cái mà còn và quan trọng hơn hết là tập trung phát triển đời sống đạo đức và trí tuệ của chúng.
1.2 Khuyến khích con làm điều thiện
Bố mẹ trở thành những tấm gương tốt đẹp cho con học tập và làm theo bằng cách tự điều chỉnh bản thân. Theo đó, ành động và ý nghĩ xuất phát từ lòng từ bi, bác ái và trí tuệ.
Đức Phật khuyến khích cha mẹ ươm trồng những tư tưởng và hành động đẹp đẽ này với các con. Với sự tận tâm dạy bảo của cha mẹ, con cái sẽ có thể có được những đức tính tốt đẹp.
Thay vì cố gắng áp đặt để con trở thành ông này, bà nọ như mong muốn của bố mẹ thì nên hiểu và định hướng cho trẻ sống thiện. Nếu không khủng hoảng trong mối quan hệ cha mẹ – con cái là sẽ là hậu quả tất yếu từ những áp lực vô hình đang đè nặng lên vai cha mẹ, con cái.
1.3 Dạy con nghề nghiệp
Gửi con cái đi học ở các trường, theo dõi, và lo giúp đỡ chi phí học hành, là một số cách cha mẹ làm để chuẩn bị cho con cái có một nghề nghiệp. Cha mẹ phải cam kết cho con cái được ăn học đến nơi đến chốn, ít nhất là hoàn thành chương trình trung học phổ thông.
Chính khi có được công việc rồi thì con chăm chỉ hơn, tập trung vào việc cải thiện cuộc sống mới mong tránh xa việc ác, không còn nhàn cư vi bất thiện.
Công việc như thế nào không quan trọng bằng việc đó đã giúp ích cho xã hội này như thế nào.
1.4 Cưới vợ gả chồng xứng đáng cho con
Con cái trẻ người non dạ, ít kinh nghiệm, thế nên sự hướng dẫn của cha mẹ có thể giúp những người trẻ tuổi chọn lựa bạn đời một cách khôn ngoan, do đó giảm bớt những xung đột trong mối quan hệ vợ chồng, hôn nhân bền vững hơn.
Cha mẹ nên khuyên nhủ các con chọn người vợ hoặc người chồng phải đẹp về đạo đức sống, nhân cách sống, phẩm hạnh thiện lành; chứ không nên chỉ chăm chăm vào vẻ đẹp ngoại hình.
Tuy nhiên, không nên vì cố gắng thể hiện vai trò của mình mà can thiệp quá sâu đời sống tình cảm của con. Thực tế là bố mẹ có thể góp ý, khuyên can hay vun vén, còn quyết định cuối cùng vẫn là của con. Dù con sai hay đúng cũng đừng vì thế mà quên việc ủng hộ cho con có được cuộc sống hạnh phúc bên chồng/vợ con cái của mình.
Vai trò của cha mẹ với tình yêu của con trẻ là rất cần thiết nhưng không nên lấn quyền vì việc này là quan trọng nhưng sẽ gây ra tác dụng ngược nếu bố mẹ quá
1.5 Đúng thời trao của thừa tự cho con
Theo ngôn ngữ hiện đại, điều này được hiểu là cha mẹ đúng thời trao di chúc cho con. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với các bậc cha mẹ có tài sản, còn những người không có tài sản thì không thể áp dụng được. Hơn nữa, cũng không phải cha mẹ giao hết tất cả tài sản gia đình cho con cái họ, để trở thành người vô gia cư vào lúc cuối đời, tự đẩy mình vào thế khó.
Thay vào đó, Đức Phật khuyên họ nhớ rằng cả một đời bố mẹ vất vả làm ăn đã biết việc kiếm tiền khó khăn đến thế nào, vì thế của thừa tự khi bố mẹ lìa đời sẽ phần nào hỗ trợ cho cuộc sống của con.
Thực tế là hiện nay không nhiều bậc cha mẹ nghĩ tới việc trao di chúc trong khi đó là việc rất quan trọng, nên làm từ khi họ còn sống. Nội dung di chúc như thế nào cha mẹ có toàn quyền quyết định khi còn minh mẫn.
Mọi người ngại bàn về vấn đề nhạy cảm này và hậu quả là con cái tranh giành của cải khi không có di chúc rõ ràng, nghĩa là chưa thực hiện trọn vẹn bổn phận cha mẹ đối với con cái theo Phật giáo.
2. Trách nhiệm con cái đối với cha mẹ
2.1 Cung kính vâng lời cha mẹ
Bố mẹ thường đưa ra những quan niệm, góc nhìn của mình, dù đúng hay sai thì con cái cũng phải biết lắng nghe trước đã, không nên vội vàng gạt bỏ đi ngay vì cho rằng cách biệt của sự khác thế hệ.
Ngoài ra, trách nhiệm của con đối với cha mẹ cũng tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cho phép, đó không phải là khái niệm ép buộc mà là một ý thức cao độ, ý thức làm người có đạo lý.
2.2 Phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu
Lúc này bố mẹ đã già yếu, tư duy chậm chạp, nói năng không rõ ràng thì các con cũng nên biết thông cảm cho họ. Với vai trò của một người con, cần làm tròn bổn phận để đỡ đần bớt những gian lao, khổ cực của mẹ cha trong khả năng của mình.
Bổn phận của con cái không chỉ là chăm lo cho cha mẹ về mặt vật chất, mà phải luôn săn sóc cha mẹ về mặt tinh thần, không để cho cha mẹ phải phiền lòng.
Hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành lớn nhất của đời người, là phúc báo mà Phật giáo khuyên nên làm nhất trên đời. Những lời Phật dạy về chữ hiếu, con cái
2.3 Giữ gìn thanh danh và truyền thống gia đình
Mỗi người đều có tổ tông, nguồn gốc, vì thế cần biết giữ gìn nét đẹp truyền thống gia đình, làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn.
Giữ gìn thanh danh và truyền thống không chỉ tốt cho bản thân mà còn tốt cho những thế hệ tương lai sau này. Điều đó còn quan trọng hơn cả vàng bạc, của cải vì giá trị truyền thống sẽ mang lại sự tự tôn, sức mạnh từ sâu bên trong mỗi người.
2.4 Bảo quản tài sản do cha mẹ để lại
Nếu mà giỏi hơn nữa thì có thể làm tăng thêm của cải, vật chất mà bố mẹ đã để lại, nếu không tối thiểu cũng phải bằng khi xưa. Hay nói cách khác người con phải lấy sự báo đền cha mẹ bằng cách chăm sóc, duy trì hoặc gia tăng, tiếp nối, phát triển cần thiết với những gì mình đã được thừa hưởng từ người đi trước.