Đức Phật đối trị với bạo lực như thế nào? Học được một phần cũng đã hóa giải được oán hận chất chồng!

Đức Phật đối trị với bạo lực như thế nào? Học được một phần cũng đã hóa giải được oán hận chất chồng!
By Tâm Linh
Th1 09

Đức Phật đối trị với bạo lực như thế nào? Học được một phần cũng đã hóa giải được oán hận chất chồng!

Tamlinhthanbi.com Cách Đức Phật đối trị với bạo lực không phải ai ai cũng có thể dễ dàng thực hiện được bài học mà ta học được rất đáng giá, giúp chỉ dẫn ta biết nên làm gì tốt nhất cho mình trong hoàn cảnh tương tự.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
 
Gần đây, thế giới đã chứng kiến ​​những vụ tấn công chết người khủng khiếp trong làn sóng chống người gốc Á. Họ quấy rối bằng lời nói và thể xác, bắt nạt trong trường học, phân biệt đối xử tại nơi làm việc, kích động thù hận trên các phương tiện truyền thông và trên các nền tảng mạng xã hội.

Nếu những kẻ ác đó bị trừng trị thì cũng chỉ mới giải quyết phần ngọn vì bạo lực dù ở hình thức nào đều dẫn đến khổ đau, căng thẳng tinh thần và rối loạn đời sống của những người liên quan. Hãy học cách Đức Phật đối trị với bạo lực để ta có thêm bài học cho riêng mình:
 

Đức Phật đối trị với bạo lực

Không chỉ người thường như chúng ta mới gặp tình huống bạo lực, ngay cả Đức Phật cũng không ít lần chạm trán với những kẻ ác muốn sát hại Ngài dưới nhiều hình thức khác nhau.
 
Sau khi độ năm anh em Kiều Trần Như đắc Thánh quả, Phật đã một mình một bóng tìm đến thôn có 3 anh em Ca Diếp, đứng đầu là Ưu Lầu Tần Loa, xin tạm trú. Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp rất mừng, nghĩ rằng Phật đã tới số, nên tìm đến ông để nộp mạng.

Ông ta cho Phật ở trong hang nuôi rắn chúa hổ mang mà ông dùng để giết người. Sáng hôm sau, ông đến hang để xem Phật đối phó với rắn chúa như thế nào và ông vô cùng kinh sợ khi thấy Phật vẫn điềm nhiên ngồi tĩnh tọa, còn rắn chúa đã bị Phật thu nhỏ bỏ vô bình bát.

 
Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp quá khiếp phục thần lực của Phật, nên đã quỳ xuống xin được làm đệ tử của Phật và ông nói với đồ chúng rằng từ trước đến nay, mọi người coi ông là Thánh, nhưng nay ông biết Phật mới thực sự là vị Thánh. Năm trăm đệ tử của ông cùng với năm trăm đệ tử của hai người em đều xin quy y Phật.
 
Ngài đã vô hiệu hóa bạo lực của Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp, mà còn cảm hóa ba anh em Ca Diếp chỉ sau một đêm trở thành đệ tử Phật. 
 
Khi Đức Phật chứng đắc Thánh quả, Ma vương đã dùng mọi yêu thuật để lật đổ. Ma vương nói rằng nếu Đức Phật từ bỏ theo đuổi con đường hiện tại, ngài sẽ sống cuộc đời sung túc; còn không người thân của ngài sẽ gặp nguy hiểm.

Xem thêm  Lắng tâm nghe Phật dạy làm người, tự thân cải mệnh

Điều này cũng được bọn khủng bố hiện thời sử dụng dưới hình thức bắt cóc con tin. Bằng thần thông của mình, Ma vương đã dùng phép thuật bắt người thân của Đức Phật đến trước ngài đe dọa, mặc cho họ van nài xin tha. Sự thật là đám người thân đó chỉ là ma quỷ hiện hình do Ma vương tạo ra để uy hiếp Đức Phật. 

Ngài thấy đó chỉ là màn kịch của ma vương dựng lên, nên Ngài hoàn toàn thanh thản trước những thủ đoạn gian xảo của chúng ma.
 
Ma vương tiếp tục uy hiếp tinh thần Đức Phật bằng cách tạo ra chín trận mưa đao, khói đen mù mịt, sấm sét vàng trời cũng chẳng ích gì. Sau khi các kiểu uy hiếp tinh thần thất bại, Ma vương bèn dùng nữ sắc nhằm làm lung lạc ý chí Đức Phật. 
 
Đức Phật đối trị với bạo lực
 
Bản chất của bạo lực rất dễ khởi phát và lan rộng, nhưng Đức Phật không run sợ, không trả thù Ngài bỏ ngoài tai tất cả các tư tưởng về bạo lực. 

Đức Phật có lần còn được hai vợ chồng Bà-la-môn yêu cầu cưới con gái của họ làm vợ. Ngài từ chối và giải thích bản thân không đam mê sắc dục, rằng sắc đẹp của phụ nữ là phù du, ngắn ngủi. Nghe vậy, cô con gái lấy làm tức giận, cho rằng ngài coi khinh sắc đẹp của cô và bắt đầu nuôi dưỡng lòng thù hận với Đức Phật.

Cô khinh miệt và chửi bới Đức Phật và Tăng chúng nơi công cộng. Nhưng ngài vẫn không lên tiếng. Do vậy, hành động bạo lực vì thế không tồn tại được lâu.
 
Nhưng cô này vẫn nuôi ý chí phục thù. Cô cưới nhà vua Udeni, trở thành thê thiếp của ông ta. Thấy vua có một người vợ là đệ tử của Đức Phật, cô này bắt đầu trút cơn giận bằng việc sai người sang đốt cung điện của người phụ nữ trên. Lòng thù hận đã đưa đến hành động tàn khốc: hoàng hậu và 500 cung nữ đã bị chết cháy. Cô gái đã phải trả giá cho hành động tàn ác của mình: cô và gia quyến phải chịu cực hình cho đến chết. 
 
arfAsync.push(“knye9xke”);

Hãy tĩnh tâm, thấu hiểu, trải tâm yêu thương

 
Nếu dùng bạo lực đối trị với bạo lực càng chỉ khiến tội ác lan rộng trong dân chúng. Trong kinh điển, những nhà nước sử dụng bạo lực để trừng trị tội phạm như chặt chân tay đều dẫn đến sự rối ren, bạo động trong xã hội.
 
Nhưng trên đây, Đức Phật đối trị với bạo lực bằng tâm thế bình tĩnh, không sân hận, nổi giận, đối đầu hay tìm cách trả thù. Giáo lý nhà Phật dạy rằng, chính những nhân tố thuộc về tâm lý và xã hội góp phần tạo nên khuynh hướng bạo lực. Do đó, theo Lời Phật dạy về ân oán: Không giận không oán sẽ không đau khổ.

Xem thêm  Phật dạy về nghiệp báo: Tâm con không ác nhưng số con lại khổ, hóa ra nguyên do thực sự rất đơn giản

Khi bạo lực hay khủng bố dùng để chống lại một cá nhân yếu đuối, thì tác dụng của hành động này rồi sẽ quay trở lại với chính người tạo ra nó mà thôi. Con người cũng tránh việc kích động những người có khuynh hướng cư xử bằng bạo lực bằng những lời nói thô lỗ, cộc cằn.

 
tâm tĩnh giúp hóa giải hận thù
 

Muốn ngăn chặn được bạo lực thì bạn chớ đối trị với nó bằng bạo lực của mình, do đó, khi đối diện với nó, ta nên kiểm soát từ chính suy nghĩ và hành động của mình, mà chìa khóa kiểm soát chính là đức tính kiên nhẫn. 

 
Bất cứ ai đang ở vị trí nào dù thấp hèn, nghèo khó hay cao sang, giàu có, nếu muốn dập tắt bạo lực cần lưu ý đến phương pháp này. Mỗi giai đoạn phát triển của bạo lực lại có những phương sách giải quyết thích hợp nhất. Nhiều trường hợp buộc phải mang mạng sống của mình ra để đánh đổi.
 
Ta cũng hãy học cách Đức Phật sẽ im lặng trong một thời gian vừa phải, sau đó nếu đối phương không tìm được chứng cứ buộc tội, người bắt đầu lên tiếng ném trả những kẻ vu cáo. Mục đích là không làm phát sinh thêm những thông tin tuyên truyền sai lầm, cường điệu. 
 
Ngài không hề tranh luận hay tranh thắng, chỉ dạy con đường thoát khỏi khổ đau, đưa đến giác ngộ, giải thoát. Vì thế, học Phật đối trị với bạo lực bằng lòng bi để sự sống của chính mình được tốt đẹp. 

Xem thêm  Ăn chay có lợi hay hại? Không nên vội vàng phủ nhận lợi ích của ăn chay

Phật dạy: Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, bởi đó đều là người tới để độ bạn. Trong cuộc sống, ta cũng không cần thiết để ăn miếng trả miếng với những lời nhận xét không tử tế hay những chỉ trích thiếu thiện chí. Quả là đau đớn khi nghe những lời như vậy, đặc biệt là khi chúng bất công với sự phục vụ và tận tâm của chúng ta cho công việc.

Bây giờ hãy nhớ đến cách mà Đức Phật đã cư xử trong những tình huống như vậy, hãy yên lặng, và bi mẫn lắng nghe nỗi khổ niềm đau mà những lời lăng mạ hay ác ý kia đâm vào tim người. Nếu bạn ôm hận thì cung sẽ trở nên người gây tội lỗi. Như vậy nghiệp xấu không bao giờ chấm dứt. Điều này làm cho luân hồi sinh tử độc địa và dài thêm mãi.

Ta khó được như đức Phật nhưng rất cần dùng pháp trị liệu để vá víu những trái tim bị tổn thương. Thực hành thiền tha thứ và nuôi dưỡng tâm từ – tình yêu không vị kỷ sẽ giúp chuyển hóa đắng cay khổ não đến hiểu biết và tình thương.

Có rất nhiều những lời dạy để hướng dẫn chúng ta trong phong cách giao tiếp và truyền thông chuẩn mực. Một trong những điều này là sức mạnh của việc quán chiếu.

Hồ nước và lời dạy của Đức Phật về việc tránh nóng vội kẻo xôi hỏng bỏng không
Hé lộ: Vì sao Đức Phật không hiện thân và điều cuối cùng khiến bạn bất ngờ nhất

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!