1. Đức Phật lý giải về việc hưởng phước của kẻ sát sinh
– Ông hãy nói rõ mong muốn của mình cho ta nghe!
– Không phải ai cũng chịu làm việc sát sinh vì sợ gánh thêm tội lỗi, tại sao nhà ngươi lại có mong muốn lạ vậy?
– Kiếp trước thần là một người nghèo khó và mưu sinh bằng nghề giết cừu. May mắn là chính công việc đó đã giúp thần được lên cõi trời để hưởng phúc. Hết tuổi thọ cõi trời, tôi lại được đầu thai làm người, vẫn làm nghề giết cừu, sau khi chết lại được lên trời.
– Ngươi có đang nói đùa chăng, mà cho dù là đúng như lời ngươi nói, nhưng làm sao ngươi biết được như vậy?
– Vì tôi có công năng túc mệnh thông nên có thể biết việc tiền kiếp của mình.
Đức Phật lý giải về việc hưởng phước |
– Người đồ tể nói hoàn toàn là sự thật, ông ta từ kiếp trước đã gặp một vị Phật Duyên Giác. Người này vui mừng, kính trọng, chăm chú nhìn tướng mạo trang nghiêm của vị Duyên giác từ đó xuất ra những niệm thiện nên tích được nhiều công đức. Chính vì điều này mà người đồ tể được lên trời sáu lần hưởng phúc, rồi sinh làm người, lại có khả năng nhớ được tiền kiếp.
Bài học: Những gì chúng ta nhận định trên sự hiểu biết của mình có phần hạn chế. Nhất là quy luật vận hành của phước lộc không phải ai cũng đoán biết được một cách rõ ràng nên ta mới hay hiểu nhầm, oán thán sao người ác vẫn hay gặp vận may.
Thế nên mới có việc như người đồ tể trong câu chuyện trên đây nghĩ rằng mình nhờ vào việc sát sinh mà được sinh Thiên. Đó là một nửa sự thật không phải sự thật.
Theo lời Phật dạy, người giàu sang phú quý, thành công, may mắn không phải tự nhiên mà có được, đó là kết quả việc tu nhân, tích đức của họ trong vô số kiếp về trước. Trên đời này, không thể có một người nào đủ khả năng ban phước giáng họa như các truyền thuyết, việc tốt hay xấu xảy ra với ta là do chính ta tạo ra.
Bên cạnh đó, những kẻ sát sinh, làm điều ác nhưng hiện vẫn gặp may vì họ đang hưởng phước cũ, thực tế là họ đã tự gieo vào tâm thức của mình sự độc ác, si mê, thù hận,… nên sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề, không những phải trả giá trong kiếp này mà còn cả trong những kiếp sau.
Đây là lời mà Phật dạy về cho và nhận mà không phải ai cũng biết, thấu hiểu được chân lý sau đây bạn sẽ có được công đức vô lượng.
2. Nhận thức rõ rằng những gì ta biết rất hạn chế
Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên tránh việc đánh giá một người, một sự việc dựa trên những nhận thức chủ quan hoặc khách quan của bản thân. Phán xét người khác thường là áp đặt suy nghĩ của mình một cách khiên cưỡng, máy móc, ích kỉ và phiến diện.
Biết bao sự việc đau lòng đáng tiếc đã xảy ra chỉ vì người nói bất cẩn hoặc phán xét người khác khiến người đó không chịu được uất ức, tự sát chỉ vì đọc những lời bình luận tiêu cực hướng về phía mình.
Thay vì phán xét ai đó, ta nên dành thời gian để vun xới ruộng phước của mình vì theo lời Phật dạy về may mắn thì ai càng có nhiều phước đức thì cuộc sống càng sung túc.
Giống như người xưa thường nói: “Có phúc mặc sức mà ăn”, do đó, hãy luôn ý thức rằng phải làm nhiều việc tốt, phải giúp đỡ nhiều người hơn nữa từ việc nhỏ cho tới việc lớn… Cứ tích lũy dần với niềm tin rằng khi phước một ngày nào đó hội tụ đủ thì thực hiện việc gì cũng hanh thông, thuận lợi cả.
3. Hãy bao dung với những lỗi lầm của người khác
Câu chuyện trên đây còn là lời nhắc nhở dành cho mỗi người: đừng bao giờ đánh giá dựa trên suy nghĩ chủ quan mà hãy xem xét trên tất cả các phương diện.
Mỗi người vẫn đang phải “diễn” tròn vai của mình trong cuộc sống này mà thôi. Do đó, hãy bao dung với mọi người xung quanh mình, đừng vội vàng đưa ra những lời phán xét xét làm tổn thương người khác, khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn và cuối cùng, đến khi nhận ra sự thật thì đã quá muộn.
Khi Khổng Tử đang đọc sách, nghe tiếng động liền nhìn ra ngoài thấy Nhan Hồi đang mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay, nắm lại nắm nhỏ và cho vào mồm. Ông cảm thấy vô cùng thất vọng với học trò ngoan của mình khi chứng kiến anh ta đang ăn vụng.
– Thưa thầy, nồi cơm đã không còn sạch để mang đi cúng. Chuyện là cơm chín, con mở vung để kiểm tra thì một cơn gió thổi tới làm rơi bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp.
Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và mọi người. Vậy nên xem như con đã ăn cơm rồi, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!
– Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt nữa thì Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!.