(Tamlinhthanbi.com) Thần linh có tồn tại không là câu hỏi khiến không ít người thắc mắc. Và câu trả lời của Đức Phật trong hai tình huống khác biệt dưới đây sẽ giúp bạn tỉnh táo nhận ra nhiều điều.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
- Hiểu đúng về chữ buông của đạo Phật để tránh phí hoài một đời vô nghĩa
Thắc mắc khi không được giải đáp thường hay đem lại cảm giác bức bối, khó chịu và cũng thôi thúc con người đi tìm kiếm câu trả lời bằng mọi cách. Và có 2 người, để mong thắc mắc của bản thân, họ đã tìm đến Đức Phật.
Tuy nhiên, với mỗi người, Đức Phật lại đưa ra một câu trả lời khác biệt cho cùng một câu hỏi của hai người. Điều này khiến các môn đồ của Ngài rất thắc mắc.
1. Thần linh có tồn tại không và hai đáp án khác biệt
1.1. Đáp án cho người đàn ông sùng bái thần Rama
Một buổi sáng, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi yên lặng trong một khu vườn cùng các môn đồ của mình, có một người đàn ông tới ngồi gần họ.
Đây là một người tin tưởng vào tâm linh và vô cùng sùng kính thần Rama. Ông đã dùng rất nhiều tiền của của bản thân để xây nhiều ngôi đền thờ thần Rama trên khắp đất nước. Đồng thời, ông cũng thường xuyên lẩm nhẩm hát những bài kinh nhắc đến tên gọi và sự vĩ đại của thần Rama.
!!!
Tuy nhiên, khi đã già yếu và đang đi đến những năm cuối cùng của cuộc đời, ông nhận thấy những cố gắng, nỗ lực của mình dường như không được đáp lại tương xứng so với những gì bản thân đã bỏ ra.
Chính vì thế, ông đã đi gặp Đức Phật – Người được cho là có trí tuệ thông suốt, hiểu được mọi lẽ trên đời để mong có thể được giải đáp câu hỏi, liệu thần linh có tồn tại hay không.
Sáng hôm ấy, ông đã bạo gan đến gặp Đức Phật và hỏi:
“Thưa Đức Phật, xin hãy nói cho tôi biết, thần linh có thực sự tồn tại không”?
Đức Phật biết người đàn ông này rất sùng bái thần Rama nên đã trả lời:
“Không, trên đời làm gì có thần linh”.
Nghe xong câu trả lời này, ông lão cùng các môn đồ của Đức Phật đều vui mừng và thở phào nhẹ nhõm khi biết được rằng, chẳng có thần linh nào cả.
Từ đây, họ sẽ không còn phải lo lắng khi nghĩ về địa ngục, thiên đường hay việc có một đấng tối cao nào đó luôn nhìn xuống thế gian, phán xét hành động của họ nữa.
Xem thêm: Vì sao Phật giáo không tin vào đấng sáng thế?
1.2. Đáp án cho người đàn ông vô thần
Một buổi tối khác, khi các môn đồ đang ngồi xung quanh Đức Phật, có một người theo thuyết vô thần bước vào.
arfAsync.push(“knye9xke”);
Người đàn ông này đã thuyết phục hàng ngàn người thành công, rằng trên đời này chẳng có thần linh, ác quỷ mà chỉ có hành động của con người quyết định tất cả.
Dù cả đời đã nhất nhất tin theo điều đó, nhưng đến cuối đời, ông lại có chút hoài nghi: “Nhỡ có thần linh thì sao? Chẳng phải ta đã phí hoài cả cuộc đời để chứng tỏ một điều không có thật sao?”
Để làm sáng tỏ vấn đề, ông ta quyết định tìm đến Đức Phật để tìm câu trả lời.
Sau khi bước vào căn phòng mà Đức Phật đang ngồi, ông hỏi:
“Thưa Đức Phật, hãy cho tôi biết thần linh có tồn tại không”?
Đức Phật biết người đàn ông này theo trường phái vô thần, nên đã trả lời:
“Có, thần linh có tồn tại”.
Đọc ngay: Vong hồn, ma quỷ, yêu tinh và Thần Phật khác nhau như thế nào?
Khi người đàn ông đã tìm thấy câu trả lời và an tâm ra về, các môn đồ của Đức Phật hết sức thắc mắc và hỏi Ngài rằng: “Tại sao với 2 người, Đức Phật lại đưa ra 2 câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi như vậy”?
Lúc này, Đức Phật mới trả lời họ rằng:
“Thật ra việc tin rằng thần linh thực sự tồn tại hay không tồn tại, về cơ bản đều chẳng để làm gì.
!!!
Điều quan trọng là mỗi người phải tự nhận ra một sự thật rõ ràng nhất, đó là bản thân phải thật sự nỗ lực và chăm chỉ.
Câu trả lời của ta chỉ giúp họ điều chỉnh thái độ cực đoan trong đức tin của mình mà thôi”.
2. Bài học rút ra từ câu chuyện của Đức Phật
Qua câu chuyện tâm linh thú vị và mang đậm chất nhân văn trên của Đức Phật, mỗi người hãy tự suy ngẫm và rút ra bài học cho chính mình.
2.1. Đừng hoang phí niềm tin và tiền bạc cho những đức tin cực đoan
Theo những lời răn dạy của Đức Phật qua hai câu chuyện trên có thể thấy, việc bỏ ra quá nhiều công sức, thậm chí là cả tiền của cho những đức tin cực đoan của mình là hoang phí và không cần thiết.
Đức Phật cũng từng nói rằng: “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành” để chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đã là một vị Phật, chỉ tu nhân tích đức, cố gắng làm nhiều việc thiện rồi sẽ có ngày tu thành Chính quả.
!!!
“Phật tại tâm”, thay vì sùng bái, lãng phí tiền bạc cho những điều biển vông bên ngoài, bản thân mỗi người hãy quay trở lại cái tâm của mình. Xem thêm: Hiểu thế nào cho đúng “thứ nhất tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”?
Nếu tin rằng có thần linh để tự răn đe bản thân sống tốt hơn, không làm chuyện xấu, đó là niềm tin đúng đắn nên được phát huy.
Điều đó cũng tốt ngang với việc tin rằng không có thần linh nào có thể giúp đỡ ta ngoài chính bản thân ta.
Đây chính là hàm ý sâu sa của Đức Phật và đã được thể hiện qua 2 câu trả lời khác nhau của Ngài dành cho 2 người đàn ông đã dành cả cuộc đời, tiền bạc và tâm sức của họ để chứng minh những điều vô nghĩa.
2.2. Hãy tin vào chính bản thân mình
Bạn đã thực sự hiểu chính mình?Hãy tin vào chính bản thân mình bởi vì, khi bạn đủ tin tưởng vào bản thân, cả thế giới không ai tin bạn cũng chẳng quan trọng gì. Đó là gốc rễ của mọi vấn đề!
Nhiều người cho rằng chỉ cần có niềm tin của người khác là bản thân sẽ có được tất cả, thế là cả đời họ, tất cả những gì họ làm, là cố chiếm lấy lòng tin của mọi người xung quanh.
!!!
Họ sống vì lòng tin của gia đình, của bạn bè, của xã hội, của công ty, của tôn giáo… nói chung của tất cả, trừ của người quan trọng nhất – chính bạn.
Họ dường như chưa bao giờ tin tưởng bản thân mình mà điều đó lại phụ thuộc vào cách nghĩ của mọi người xung quanh. Một việc làm có vẻ ngớ ngẩn nhưng lại được cả thế giới ca tụng.
Nhưng: Nếu chính bạn còn không có đủ niềm tin nơi bản thân thì tại sao người khác lại phải tin bạn?
Thay vì hướng ra ngoài, làm mọi cách để người khác tin bạn thì hãy làm ngược lại, quay về bên trong, gây dựng niềm tin cho chính mình, về chính mình.
Sở dĩ mọi người cố lấy lòng người khác vì họ luôn tâm niệm người khác sẽ mang lại cho họ tiền bạc, mối quan hệ, quyền lực…Nhưng nếu bạn có thể sống một cuộc sống không dựa vào ai, không cần ai mang lại thứ gì, bạn sẽ độc lập, tự do và hạnh phúc…
Bạn có mặt trên đời không phải là một sự cố, không phải là một sản phẩm sản xuất hàng loạt, cũng không phải được sản xuất theo dây chuyền. Bạn được sinh ra với ý nghĩa riêng, có tài năng đặc biệt và được những người thân yêu trân trọng.
Nếu bạn muốn có được cuộc sống như mơ ước, bạn cần phải tin rằng mình có khả năng làm được việc đó và bạn phải tin vào chính mình.
Hãy luôn nhớ rằng, chúng ta sinh ra là để hạnh phúc! Đừng vì người khác nói ra nói vào mà bị ảnh hưởng, cuối cùng lại để hạnh phúc vượt khỏi tầm tay.
Đức Phật có sợ mình thất bại? Đâu là cách gỡ bỏ được mọi nỗi lo?
Tín Phật, cầu Phật nhưng vì sao Đức Phật không giúp ta? Nghe xong câu trả lời ai cũng được khai sáng
Lời Phật dạy về chấp niệm: Chỉ khi vứt bỏ điều này, đời người mới được thanh thản tự do
Chăm chỉ tụng kinh cầu khấn, nhưng liệu Đức Phật có tha thứ cho những tội lỗi ta đã gây ra không?
10 sự thật thú vị về Đức Phật để thấy Ngài gần gũi và thân thuộc đến nhường nào