1. Vì sao chăm sóc gia đình cũng là cúng dường?
Nhiều người phụ nữ chăm chỉ làm việc nhà, chăm lo cho chồng con nhưng lại có cảm giác mình “chẳng làm được việc gì cho đời”. Nguồn gốc của suy nghĩ này chủ yếu xuất phát từ chủ nghĩa tiền bạc, tức là cứ không làm cái gì ra tiền nghĩa là không có ích.
Thế nên, không ít người tự trách bản thân rằng mình vô dụng hoặc thậm chí khi con đang đỏ hỏn cũng phải bỏ con cho người khác để nhanh chóng đi kiếm tiền nhằm lấp đầy cảm giác kém cỏi vì nghĩ mình không kiếm được tiền.
Thế nhưng thực ra ngay cả việc trông nom nhà cửa, chăm sóc một đứa trẻ cũng được xem là hành động cúng dường. Vì sao? Ví dụ như trong việc nuôi con, con của bạn cũng chỉ là một sinh linh nhỏ bé cần được giúp đỡ, thế nên một người mẹ dành toàn thời gian để có thể chăm sóc, cho con bú, thay bỉm, làm việc nhà,… cũng là đang làm một việc tốt.
Để có thể nuôi dạy trẻ hạnh phúc, bạn cần kết nối hoặc dành thời gian chơi với trẻ. Khi chơi cùng bé trong tâm trạng vui vẻ, có nghĩa trẻ cũng đang vui vẻ. Việc bạn kết nối với trẻ khi còn nhỏ là bước tốt nhất để đảm bảo trẻ sẽ hạnh phúc khi lớn lên.
Đây chính là những hạt giống tốt lành cho sự phát triển và hình thành nhân cách đứa trẻ về sau. Ở bên con cùng tạo ra niềm vui, nhưng cũng là cách giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết cho hạnh phúc trong tương lai.
Nói chính xác là bạn đang nuôi dưỡng một con người. Việc này vô cùng quan trọng.
Hãy tưởng tượng xem sau này con của bạn có thể giúp được vô số người nữa thì có phải việc tốt bạn đang làm ở hiện tại vô cùng ý nghĩa hay không?
Vì thế, những chị em đang dành thời gian chăm con đừng vì lời ra tiếng vào của người khác mà tự đánh giá thấp vai trò của mình trong việc nuôi dưỡng con trẻ, nhất là trong những tháng đầu đời của các con.
Cuộc sống hiện đại, nhiều người hoặc chịu áp lực vì cuộc sống mưu sinh hoặc không cưỡng lại được sức hấp dẫn của đồng tiền nên đã phải xa con cái để theo đuổi sự nghiệp riêng. Thứ họ có được là tiền bạc nhưng trong lòng vẫn luôn cảm thấy nuối tiếc vì khoảng thời gian quan trọng nhất lại không được ở gần con cái.
Phật đã từng dạy rằng làm một việc gì thành tâm đều có thể tạo phước. Vậy nên, ngay cả một người ở nhà làm nội trợ cũng có công đức tương đương với người đi làm. Đừng để cảm giác mặc cảm khiến bạn đi sai hướng.
Ngay cả việc mỗi ngày bạn thức dậy sớm dọn dẹp cho nhà cửa thật sạch sẽ, chu đáo chuẩn bị bữa cơm thật ngon để cho chồng, con, bố mẹ và những người trong gia đình đã là một việc rất tốt. Đó là chưa kể họ mang năng lượng tích cực này tới cho những đồng nghiệp, những người xung quanh thì việc tốt lại được nhân lên. Tất cả những việc này đều là cúng dường, tạo ra rất nhiều phước báu.
Phật dạy phương pháp cúng dường cao quý nhất không phải là càng nhiều vàng bạc châu báu, những thứ vật chất tiền tài hiện hữu, vật quý giá thì càng tốt, mà
2. Phước báu ít hay nhiều quan trọng ở cái tâm
Đức Phật luôn khuyến khích việc bố thí, cúng dường nhưng không chỉ dừng lại ở hình thức hay chăm chăm suy nghĩ cúng dường cho Phật sẽ nhận phước báu nên không muốn làm bất cứ việc gì khác.
Thái độ trên thực ra là xuất phát từ cái tâm nhỏ hẹp vì quả báo việc này không chỉ ở đối tượng được bố thí mà còn phụ thuộc cả vật phẩm bố thí và tâm của người đang bố thí.
Ví dụ như chăm sóc gia đình cũng là cúng dường thế nhưng không phải ai làm việc nhà hay chăm sóc con cũng có công đức như nhau. Quan trọng nhất vẫn là cái tâm của bạn đặt vào các công việc đó.
Có những người dù mỗi ngày đều làm việc nhà rất tốt, rất chu đáo, thế nhưng lại chẳng có được bao nhiêu phước báu. Dù cố gắng cũng không biết làm cách nào để cải thiện hoàn cảnh của mình mà quên mất rằng ngay trong việc họ đang làm họ chẳng đặt tâm mình vào đó hoặc cũng không thấy việc mình làm là quan trọng.
Nhiều người xem nhẹ việc của mình làm mỗi ngày vì họ nghĩ rằng đó chỉ là bổn phận và trách nhiệm mà bản thân phải làm mà thôi, cho nên phước báu từ việc này rất ít.
Thay vào đó, từng việc nhỏ hay lớn trong nhà mà bạn đang làm dù là rửa bát, nấu ăn, chăm con, dọn dẹp,… nhưng biết đặt cái tâm cúng dường của mình vào đó thì kết quả lại rất khác.
Thế nên dù làm gì cũng luôn giữ tâm không biệt việc nhỏ việc lớn, không chấp trước rằng việc này mình làm, việc kia người ta phải làm. Ta giữ cho mình tâm thế chủ động rằng việc nào mình làm cũng cảm thấy hoan hỉ thì mới là đang tích phước cho bản thân mình.
Mỗi việc đang làm chỉ là để được bản thân được thoải mái, mong người khác được vui vẻ, được hạnh phúc là tôi hài lòng. Như thế phước báu mới càng gia tăng.
Không chỉ dừng lại ở đó, khi tạo được thói quen giữ tâm cúng dường từ việc trong nhà còn có thể áp dụng cho tất cả các việc khác, kể cả những việc xung quanh cuộc sống của mình.
Ví dụ như đối xử với bạn bè, người lạ bằng sự bình đẳng, chân thành, sẵn lòng giúp họ mọi việc không chỉ giới hạn ở trong gia đình thì phước báu vô cùng nhiều.
Vì thế, từ nay đừng giữ tâm phân biệt đó là việc tôi hay việc của người khác, cũng đừng so đo việc nặng hay việc nhẹ, mà hãy cứ hoan hỷ làm cho thật tốt công việc của mình, thì đây chính là cúng dường.
Vậy nên việc cúng dường không phải cứ lên chùa mới làm được. Ngay trong nhà mình chúng ta cũng có thể cúng dường bằng những việc rất đơn giản. Điều tưởng như rất nhỏ bé ấy thôi cũng có thể thay đổi vận mệnh cho bạn trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, vì mọi thứ đều xuất phát từ cái tâm nên khi làm chớ nên khoe khoang, cũng đừng sợ mọi người không biết. Cẩn thận với những lời khen vì mỗi lần như thế ta lại nâng cái tôi lên một chút thì phước báu lại dần tiêu tan. Tốt hơn hết là cứ âm thầm mà làm.
Hãy tin rằng chỉ cần bản thân tạo ra nhiều phước đức, theo thời gian chúng thành âm đức thì mọi sự hanh thông, gặp nạn cũng sẽ hóa lành, gia đạo an yên, sự nghiệp mãi hưng vượng.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: