- 1. Hắc Bạch Vô Thường là ai?
- 2. Truyền thuyết về Hắc Bạch Vô Thường
- 3. Những câu hỏi thường gặp về Hắc Bạch Vô Thường
1. Hắc Bạch Vô Thường là ai?
![]() |
1.1 Khái niệm Hắc Bạch Vô Thường
Trong đó Hắc (màu đen) và Bạch (màu trắng) là chỉ màu sắc bên ngoài, còn Vô Thường là một quân quỷ nhỏ dưới địa ngục, có nhiệm vụ vâng lệnh Diêm Vương, dựa theo những ghi chép trong cuốn Sổ sinh tử ở địa ngục để đến nhân gian câu lấy hồn phách của những ai mới qua đời.
Theo quan niệm dân gian, sau khi con người chết đi, linh hồn của người đó sẽ tách rời khỏi thân xác và Quỷ Vô Thường sẽ đưa linh hồn xuống địa ngục.
Khi hồn phách đưa đến địa ngục thì người đó sẽ chết, thế nên nhiều người rất sợ khi mơ thấy Hắc Bạch Vô Thường, họ xem đây là loài quỷ đáng sợ nhất.
1.2 Ý nghĩa thực sự của từ “vô thường”
Đạo giáo cũng cho rằng sự sinh diệt của vạn vật trên thế gian đều là vô thường. Tuổi thọ của con người cũng vậy, sau khi sự sống kết thúc, con người sẽ trở thành linh hồn.
Vô thường được tạm hiểu là mọi thứ không vĩnh hằng, mọi sự vật trên thế gian đều đang trong quá trình sinh ra, biến dị, hoại diệt, đó là một chu kỳ không ngừng nghỉ.
Có lẽ vì ảnh hưởng của tư tưởng coi cuộc sống con người là vô thường, sống chết có số nên mọi người đã sáng tạo ra hình ảnh quỷ Vô Thường.
1.3 Phân biệt Hắc Vô Thường và Bạch Vô Thường
Căn cứ vào quan niệm của dân gian, quỷ Vô Thường gồm có hai loại là Hắc Vô Thường và Bạch Vô Thường. Họ thường đảm nhận trách nhiệm to lớn là người bảo vệ và canh gác. Họ tuần tra trên đường phố hàng đêm để tìm linh hồn trôi dạt của những người mới qua đời.
HẮC VÔ THƯỜNG | BẠCH VÔ THƯỜNG | |
Trang phục | Mặc đồ đen, đầu đội mũ tròn, mặt vẽ hình mắt đen trắng, tay cầm thẻ bài hình vuông, phía trên ghi “Thiên hạ thái bình”, tay mang theo một cái quạt. | Mặc áo bào trắng, đầu đội mũ cao, mũ có chữ “Nhất kiến sinh tài”. Trên mặt vẽ hình con dơi đen trắng, tay cầm cái cùm hình con cá, một tay anh ta cầm quạt. |
Khả năng đồng cảm | Đòi hỏi vong linh làm theo yêu cầu của mình, không chịu tha thứ cho người phạm tội. | Có khả năng đồng cảm an ủi những tâm hồn bối rối trước cái chết. |
Tính cách | Nóng tính, dễ gắt gỏng, cáu kỉnh, không xem ai là thân thiết, xem việc câu hồn là nhiệm vụ chính trong đời. | Tấm lòng rất lương thiện. Dẫu người khác có đắc tội ông cũng không để bụng. Thích trêu chọc người sống, khinh thường những kẻ nhút nhát. |
Hoàn cảnh lúc qua đời | Khi nước sông dâng lên cao quá đầu, cận kề cái chết, ông vẫn đang giãy giụa giữa con nước lớn nên sắc mặt chuyển thành màu đỏ đen, từ đó | Bạch Vô Thường chết vì đuối nước, miệng của ngài mở rộng, thè lưỡi ra để cố gắng thở trong những giây phút cuối cùng khi còn sống, khuôn mặt ngài cũng trở nên trắng bạch |
Ngoài Hắc Bạch Vô Thường còn có ai làm chung nhiệm vụ? | Theo tương truyền, vợ của họ là Vô Thường bà chỉ cầu hồn của nữ giới. |
2. Truyền thuyết về Hắc Bạch Vô Thường
Ông vốn định nhảy sông tự tử dùng cái chết để tạ tội, nhưng do quá cao nên Tạ Tất An đành phải treo cổ tự sát ngay cạnh mép cây cầu đang đứng.
Đây là cách mà những linh hồn nổi tiếng được gọi là Hắc Bạch Vô Thường hay Hắc Bạch Nhị Gia ra đời.
Đừng bỏ lỡ: Thế giới bên kia – ÂM GIAN của phương Đông và phương Tây có gì?
3. Những câu hỏi thường gặp về Hắc Bạch Vô Thường
3.1 Có phải Hắc Bạch Vô Thường độc ác?
Tùy tâm ác hay thiện của mõi cá nhân mà Hắc Bạch Vô Thường có thể sẽ ban phát phước lành, hỗ trợ giúp đỡ người thiện sau khi chết, hoặc cũng có thể sẽ tàn nhẫn, thẳng tay trừng trị linh hồn độc ác.
Một số hình phạt họ thực hiện bao gồm kéo lưỡi, cắt tai và với những người xấu xa hơn là luộc trong vạc dầu.
Họ đều phải thực hiện nhiệm vụ tuân theo Nhân – Quả chứ không phải là tự nhiên ác hay hiền với ai đó. Mục đích chung của họ đều hướng đến con người đến cái thiện, lánh xa cái ác.
3.2 Hắc Bạch Vô Thường thường được thờ ở đâu?
Trong đó, Hắc Vô Thường được liệt vào hàng Thập Đại Âm Soái. Bạch Vô Thường luôn nở nụ cười trên mặt, đầu đội một cái mũ cao có đề bốn chữ “Ngươi cũng đến rồi”, Hắc Bạch Vô Thường thì gương mặt đen đúa xú ác, trên mũ dài cũng có bốn chữ “Đang đến bắt ngươi”.
Hắc Bạch Vô Thường luôn được thờ chung với nhau, nhưng ở mỗi nơi lại mỗi khác.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: