1. Phi nhân quả là gì?
Phi Nhân Quả có nghĩa rằng không đúng với nhân quả, không hợp với nhân quả. Nhân là nguyên nhân, Quả là kết quả. Phàm việc gì hiện tại chúng ta đón nhận đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa của nó ở trong quá khứ.
Và quá khứ theo nhân sinh quan của Phật giáo không chỉ hạn hữu từ khi chúng ta sinh ra giữa cuộc đời này mà nó được tiếp nối từ những quá khứ sâu xa của những kiếp trước từ rất lâu mà trong Kinh nói là vô lượng kiếp. Chúng ta không thể tính được cho nên có khi gọi là vô thị, tức là không xác định được điểm bắt đầu.
Hoàn toàn không có điều đó mà chúng ta phải mạnh dạn đương đầu để chuyển hóa nó không yếu đuối chạy trốn tất cả những khổ đau và không đổ lỗi cho bất kỳ ai cũng không cần phải van xin ai hết.
![]() |
Cho nên, mỗi hiện tượng mà trốn tránh sự thật đau khổ đó hay là cầu xin một đấng thần linh nào đó để ban phước cho mình, hiện tượng đó hoàn toàn không đem tới điều tốt đẹp và không có hiệu quả để cải thiện cuộc sống của chúng ta. Không phải là con đường đi của đệ tử Phật cho nên Đức Phật dạy cho chúng ta luật nhân quả.
![]() |
Dù Ngài không ra đời thì luật nhân quả vẫn tồn tại thí dụ như chúng ta đầu tư cho con em mình đi học đó là nhân, con em mình thành đạt đó là quả. Mình uống nước là nhân, mình hết khát đó là quả. Mình mắng người khác là nhân, bị mắng lại là quả. Mình giận hờn người khác là nhân, mình bị người khác giận hờn lại là quả.
Cho nên Bồ Tát Quan Thế Âm mới nghe được tất cả các âm thanh của chúng sinh , được gọi là Phản văn văn tự tấn – tức là nghe ngược lại tiếng lòng mình.
Khi một người nghe được những tiếng nói tham lam, tiếng nói ích kỷ, tiếng nói từ đáy lòng mình phát ra và tu sửa thì ta đã chạm được bàn chân Bồ Tát Quan Thế Âm. Sự cảm ứng ở đó rất quan trọng, chính ở chỗ tĩnh tâm. Chứ không phải chúng ta gào lên, kêu khóc, và chúng ta than van khổ sở.
![]() |
Chứ không phải chúng ta vất tiền vào đó, nhét tiền vào đó giống như bố thí cho ăn mày là không chấp nhận được cho nên các vị Phật tử đã hiểu biết về nghiệp báo, về những nhân duyên trong cuộc đời của mình do chính mình tạo ra và chính mình cải thiện thì chúng ta sẽ bước qua được những hủ tục đó.
2. Không nên xem Đức Phật là Thần linh cứu thế
Thời Đức Phật người ta quan niệm rằng Phạm Thiên – Thượng Đế là đấng tạo hóa ngay từ trước khi Đức Phật ra đời đã có quan điểm này và đạo Bà La Môn đã chủ trương. Tức là Phạm Thiên là đáng tối cao, đấng thượng đế tạo ra tất cả mọi hiện tưởng, cảnh vật, sự việc và con người của chúng ta. Và mỗi con người có một số phận, số phận đó cũng là Thần linh ban cho mình. Thuyết định mệnh bắt nguồn từ những điều này.
Tại sao muôn loài do chính ngài tạo ra lại phải bị đọa đày trong cảnh khổ đau. Tại sao ngài không ban hạnh phúc cho tất cả. Tại sao đời sống lại đầy rẫy những xấu xa, tội ác. Tại sao gian tham giả dối lừa đảo lại chiến thắng còn chân thật và công lý lại thất bại. Ta liệt Phạm Thiên vào hàng bất công đã tạo ra một thế giới hư hỏng”.
![]() |
Ngài cũng chỉ là người thầy dẫn đường, khai mở ra con đường mà mình đã đi qua. Ngài bằng thực chứng của đời sống nội tâm có lịch sử ghi rõ ràng và hôm nay chúng ta đi theo con đường đó thì chúng ta xác nhận niềm tin đó chứ không thể biến Đức Phật thành Thần linh.
Minh Minh