Hiểu đúng về chữ buông của đạo Phật để tránh phí hoài một đời vô nghĩa

Hiểu đúng về chữ buông của đạo Phật để tránh phí hoài một đời vô nghĩa
By Tâm Linh
Th1 15

Hiểu đúng về chữ buông của đạo Phật để tránh phí hoài một đời vô nghĩa

(Lichngaytot.com) Nếu hiểu đúng về chữ buông mà Phật nói người ta sẽ chẳng còn oán giận vì sao Đức Phật muốn chúng ta xuất gia, bỏ rơi cả gia đình, con cái. Thực tế, việc này xuất phát từ những hiểu nhầm cơ bản của hầu hết mọi người.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);

Thấm thía câu chuyện về sự buông bỏ

Thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Một hôm có một vị người Bà La Môn vận dụng công năng, hai tay cầm hai chiếc bình hoa tiến đến dâng tặng Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni nói với vị người Bà La Môn rằng: “Buông!”
 
Vị người Bà La Môn này lập tức đặt chiếc bình hoa bên tay trái xuống mặt đất.
 
Phật Thích Ca Mâu Ni lại nói: “Buông!”
 
Vị người Bà La Môn kia lại đặt chiếc bình hoa bên tay phải xuống mặt đất.
 
Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục nói: “Buông!”
 
Hieu dung ve chu buong
 
 
Vị người Bà La Môn cho rằng trên hai tay của mình đã không còn thứ gì cả liền hỏi lại: “Thưa ngài! Trên hai tay con đã trống trơn rồi không còn gì có thể buông được nữa. Vì sao ngài vẫn bảo con phải buông? Con thật không hiểu!”
 
Phật Thích Ca Mâu Ni lúc này mới giải thích: “Kỳ thực, ta cũng không bảo ngươi phải buông bình hoa kia. Điều ta muốn ngươi buông bỏ chính là lục căn (buông bỏ những điều mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thức thấy), lục trần và lục thức. Bởi vì chỉ khi nào buông bỏ được những điều này, ngươi mới giải thoát được mình khỏi luân hồi sinh tử!”
 

Buông bỏ không phải là sự trốn chạy
 

Ngày nay, nhiều người vì hận tình, hận con cháu nên cắt tóc đi tu, nương nhờ cửa Phật và tự xem đó là sự Buông bỏ. Thực ra đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Xem thêm  Bùa ngải - Các Pháp Sư nuôi vong ma xó để làm gì?

Nếu hiểu đúng về chữ buông mà Phật nói tới bạn sẽ hiểu ra rằng buông bỏ không phải là cố quên, là mặc kệ, là oán hận, là tìm cách trốn tránh, mà buông bỏ là chúng ta có thể dùng tâm thái bình thường để đối diện với nó.

Điều đó xuất phát từ trong tâm của chứ không phải hình thức bên ngoài như cạo đầu, mặc áo tu hay ngồi tụng kinh, chúng ta chỉ thực sự buông khi không còn muốn kiểm soát mọi thứ, không còn gượng ép mọi việc phải xảy ra theo ý mình nữa. 

 
Chữ “Buông” chẳng phải là cứ vứt bỏ tất cả là hay, nên không cứ “Buông” là bỏ hết nhà cửa, con cái, người thân,… Đó chỉ là một phần nhỏ của chữ “Buông” mà không phải ai cũng hiểu ra bản chất của nó.

Mục đích cuối cùng của việc buông bỏ là để tránh việc chúng ta quá chìm đắm quá khứ hoặc lo lắng tương lai mà không lúc nào thực sự sống được thảnh thơi giữa phút giây hiện tại, trong khi phút giây hiện tại là thứ duy nhất chúng ta đang có được, là thứ duy nhất tồn tại với chúng ta ngay trong khoảnh khắc này. Xem thêm: Lời Phật dạy về an nhiên giúp bạn mạnh mẽ trước mọi sóng gió

arfAsync.push(“knye9xke”);
 
neu van hieu sai ta chang the buong bo
 
 

Chỉ khi đủ trí tuệ mới có thể hiểu đúng về chữ buông

Đức Phật đã dùng vô số cách để nhắc nhở chúng đệ tử của Ngài rằng, nguyên nhân của khổ đau là tham ái, và từ bỏ tham đắm dục lạc là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc tối thượng. Lời khuyên của Ngài luôn có giá trị đấy nhưng đâu phải ai cũng có thể thực hành được?

Xem thêm  Liên tục bị BÓNG ĐÈ, phải làm sao để THOÁT cơn ác mộng?

Chỉ khi nào có tuệ giác ở mức độ nhất định, chúng ta mới có thể buông bỏ hạnh phúc phù du thoáng qua để chọn thứ hạnh phúc lâu dài và trọn vẹn. Như vậy, trí tuệ là nền tảng căn bản cho mọi sự buông bỏ, vì chỉ ánh sáng trí tuệ mới có đủ sức soi thấu để chúng ta thấy rõ những ham muốn tầm thường có phần ngọn thì ngọt mà phần gốc thì đắng để sớm buông bỏ trước khi quá muộn màng. 

Đó là lý do mỗi người vẫn có quan niệm tư duy và trình độ giác ngộ của mỗi cá nhân mà chúng ta có những khái niệm xa gần, nông sâu khác nhau. Có người thấy rằng cần bỏ tâm tranh đấu, sống một đời nhàn vi, còn lại phó mặc cho duyên là một loại buông xả, có người lại cho rằng chẳng cần thiết nghĩ bất cứ điều gì, điềm nhiên mà sống cũng là buông xả. 

Đủ trí tuệ chúng ta có thể an ổn khi việc đến vì biết “việc này do đủ duyên mà tạm thời xảy đến”, rồi khi nó đi thì chúng ta cũng có thể bình thản vì hiểu được “việc này đã làm xong nhiệm vụ của nó trong cuộc đời mình, hết duyên thì sẽ phải đi”. Tham khảo: Buông 10 điều để cuộc sống an nhàn thêm 10 phần

Hiểu đúng về chữ Buông là quá trình cuối cùng sau khi chúng ta đủ hiểu để biết nới rộng sợi dây thương yêu ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp, chật chội của gia đình, người thân.

 
chi khi biet buong bo ta moi thanh than
 

Khi tâm thức đã đủ rộng lớn, bao dung và sáng suốt, thì đến một ngày, nhìn lại những thứ mà mình đã từng cho là khổ đau phiền não cùng cực khi xưa, chúng ta có thể bình thản mỉm cười và thấy rằng sao mà chúng nhỏ bé, vụn vặt và thực sự không đáng phải khiến ta đau khổ. 

Cuộc đời này có gập ghềnh, khó khăn nhưng chúng vẫn rất đẹp. Nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua và mang theo tất cả những khổ đau sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều phiền não. Sẵn sàng buông bỏ là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và an nhiên đối mặt với cuộc sống. 
Mục đích cuối cùng, buông xả chính là thân mình được khỏe mạnh, tâm mình được thanh thản an vui, mình cầu cho tất thảy chúng sinh đều an lạc, mọi người được hạnh phúc thế giới được hòa bình. Tâm mình được giác ngộ, ham học,  tự do chẳng cần tranh đấu.

Không phải ai cũng đủ duyên xuất gia, ta vẫn có thể tập buông bỏ bằng cách thoát khỏi dần những phiền não, những tham lam, tính toán đang siết chặt lấy tâm chúng ta hơn, để có thể thảnh thơi hơn trong cuộc sống này. 

Xem thêm  Những minh chứng sống khiến cả thế giới tin vào hiện tượng quỷ ám

MiMo

Buông xả là gì, học buông xả để làm gì?
Nếu cuộc sống bế tắc, hãy nhớ những điều này!
Buông bỏ là gì? Đọc 3 câu chuyện Phật giáo dưới đây sẽ rõ
Buông bỏ 10 điều phiền não này, chắc chắn bạn sẽ thấy yêu đời hơn

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!