Tấn hương – Đốt thân thể cúng dường chư Phật là gì?
Trên đầu của những người xuất gia theo đạo Phật thường có những vết sẹo tròn, đây là vết tích của việc lễ Tấn hương cúng dường chư Phật mà tục gọi là “vết sẹo đốt hương”.
Tấn hương còn gọi là đốt liều, nhiệt đảnh (Đốt đầu) là sự phát nguyện đốt thân cúng dường Tam bảo. Thường thì người phát tâm tấn hương tự nguyện đốt từ một liều hoặc ba liều hoặc nhiều hơn trên đỉnh đầu. Sau khi tấn hương xong, liều hương sẽ cháy thủng một phần da đầu, về sau để lại những vết sẹo hình chấm tròn trên đỉnh đầu.
Tuy chưa chứng được Vô Thượng Bồ Đề, nhưng người này đối với giáo pháp của Như Lai, tâm đã quyết định. Nếu như không làm được một chút về sự xả thân như vậy thì cho dù có đạt được vô vi, rồi cũng phải sanh trở lại làm người hoàn trả nợ cũ…”.
Tấn hương là hành động tự giác, hoàn toàn tự nguyện, hành động này mang tính đánh dấu lòng quyết tâm tin Phật của người xuất gia. Vết sẹo chấm hương đó không phải chỉ có ở trên đầu mà là ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể cũng đều có thể làm được.
Họ sẽ cùng những người xung quanh đồng thanh niệm danh hiệu Phật và trì tụng thần chú của quý chư Tăng, Ni, Phật tử… Việc tập trung cầu nguyện cũng giúp họ quên đi nỗi đau thể xác hiện tại.
Viên hương tròn thành phần gồm bột trầm hương và lá ngải cứu. Trầm để cho thơm và dễ cháy, còn ngải cứu là vị thuốc chống nhiễm trùng và nhanh lành vết thương.
Có những nhân viên y tế đo và đánh dấu trên đầu trước để tránh trúng mạch máu và dây thần kinh tránh gây nguy hiểm, bên cạnh còn có những người phụ giúp xem hương cháy được chừng nào và có ai bị xỉu, bị chảy máu…hay không.
Nguồn gốc lễ tấn hương
Tượng của Ngài Huyền Trang cũng không thấy vết tích của sự đốt hương.
Thiền sư Nguyên Thiều vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) sang Quảng Đông thỉnh ngài Thạch Liêm và các vị danh tăng khác, cùng thỉnh được nhiều kinh điển, tượng khí đem về. Chúa Nguyễn liền sắc mở đàn truyền giới rất long trọng tại chùa Thiên Mụ”,
và từ giới đàn này luật thọ Bồ tát giới tấn hương cho Tăng Ni được truyền vào Việt Nam và lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay (Thích Tâm Mãn, Học hạnh Bồ tát phát nguyện đốt liều khi thọ giới).
Có phải có nhiều chấm hương là càng tốt
Mỗi kỳ thọ đại giới những người nào thọ giới Sa Di sẽ đốt một liều hương, còn với người thọ Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni thường đốt 3 liều hương. Mức độ đốt nhiều hay ít là do người đó phát nguyện. Riêng với Phật tử tại gia việc chấm hương cúng dường tùy theo tâm nguyện của người đó.
Cạo tóc hay Tấn hương trên đầu mới chỉ là khởi động và hình thức, điều quan trọng vấn là quyết tâm tu tâm kể từ đây. Đó là cái tâm đoạn trừ phiền não, ly tham, kính tín Tam bảo, kiên trì tu tập, tinh tấn trong giải thoát.
(Tổng hợp)