Hồ nước và lời dạy của Đức Phật về việc tránh nóng vội kẻo xôi hỏng bỏng không

Hồ nước và lời dạy của Đức Phật về việc tránh nóng vội kẻo xôi hỏng bỏng không
By Tâm Linh
Th1 08

Hồ nước và lời dạy của Đức Phật về việc tránh nóng vội kẻo xôi hỏng bỏng không

(Tamlinhthanbi.com) Hồ nước và lời dạy của Đức Phật trở thành hình ảnh vô cùng chân thực, có thể khắc sâu vào tâm trí, giúp ta nhận thức về bài học về lợi lộc của sự kiên nhẫn, điềm tĩnh.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!

 

Hồ nước và lời dạy của Đức Phật 

Trên đường di chuyển cùng các đệ tử của mình từ làng này sang làng khác, Đức Phật thấm mệt và khát nước. Khi gặp một giếng nước trên đường, Ngài đã cùng đệ tử chọn dừng chân ở đây để nghỉ lại trước khi lấy sức đi tiếp.

Ngài đang khát nên nhờ một đệ tử đi lấy nước dưới hồ cạnh đó để uống. Vị đệ tử này vâng lời và tới gần chỗ hồ nước. Nhưng không may đúng lúc này có rất nhiều người đang cùng nhau giặt quần áo ở hồ.

Một lúc sau, cậu đệ tử còn nhìn thấy cả một chiếc xe bò còn băng qua hồ nên nước trong hồ trở nên đục ngầu và nhìn rất bẩn, không thể nào có thể dùng để uống được.

 
Đệ tử của Đức Phật chứng kiến cảnh này nên thầm nghĩ: “Không thể đưa cho Đức Phật đồ uống bẩn như thế này được”. Nghĩ là làm, cậu đệ tử quay trở lại nơi cả đoàn đang nghỉ ngơi và thưa: “Thưa Ngài, nước trong hồ đang rất bẩn và đục nên con nghĩ Ngài không uống được đâu ạ”. 
 
Đức Phật từ tốn trả lời: “Vậy thì chúng ta hãy nghỉ ngơi ở dưới lùm cây này thêm chút nữa xem sao”.

Sau khoảng nửa tiếng đồng hồ, Đức Phật lại yêu cầu người đệ tử ban nãy quay lại hồ và lấy nước về uống. Người đệ tử tuân lệnh và lập tức chạy lại chỗ hồ nước.

Xem thêm  Đức Phật nói về tái sinh, cuộc sống sau khi chết

Cảnh tưởng ban nãy đã không còn nữa, khi không còn ai ở gần hồ thì nước đã lại sạch sẽ và trong veo. Bùn bẩn đã lắng xuống đáy hồ và nước đó hoàn toàn có thể uống được.

Anh ta múc nước vào bình rồi mang lại chỗ Đức Phật, Ngài liền đón bình nước và nhìn vào nước trong bình, sau đó nhìn vào người đệ tử và nói: “Các con hãy nhìn xem, nếu các con cứ để nước yên bình ở đó thì bùn sẽ tự lắng xuống. Con sẽ có nước sạch để uống mà không cần đến bất cứ nỗ lực hay khó khăn nào cả”.

 
ho nuoc va loi day cua duc phat
 
!!!

Hãy xem tâm trí ta cũng như mặt hồ

comment leftĐừng bao giờ vội vàng; làm mọi thứ lặng lẽ với tâm thế bình tĩnh. Đừng đánh mất sự bình yên trong tâm hồn vì bất cứ điều gì, ngay cả khi cả thế giới của bạn sụp đổ.
Giám mục Francis de Sales
comment right
 

Hồ có lúc trong lúc đục

Qua việc lấy nước ở chiếc hồ kia, Đức Phật muốn cho cậu học trò của mình một bài học về sự kiên nhẫn cần thiết khi đợi hỗ tĩnh lại mới có được nước trong để uống.

Trong cuộc sống cũng vậy, tâm trí của bạn cũng như hồ nước kia có khi bình lặng có khi dậy sóng nên nước có lúc trong, lúc đục là chuyện đương nhiên vậy. Nhưng điều quan trọng là chính ta phải nhận diện được khi nó đang xáo trộn để kiên trì đợi tới khi tĩnh lại thì lòng ta mới yên.

Thế nên khi gặp việc bất như ý có một số người rất nóng vội, chỉ vì một chút việc nhỏ mà nổi trận lôi đình, hoặc bởi một câu nói không hợp ý mà buông lời nhục mạ. Có thể liên hệ hình ảnh này với nước trong hồ bị khuấy động và đục ngầu.

Xem thêm  Hướng dẫn chọn hướng đặt bàn thờ, phòng thờ hợp tuổi gia chủ

Ngược lại, một vài người khác có tâm tĩnh hơn thì mỗi ngày đều dùng tâm thái bình tĩnh để xử lý vấn đề, không sợ hãi trước vinh nhục cũng giống như hồ nước tĩnh lặng, cặn bẩn đã rơi sâu xuống đáy nên nước vẫn trong veo.

 
Người gặp chút sóng gió tâm đã loạn động, bị tổn thương đã muốn tự tử, khi bị phản bội sẽ cảm thấy căm phẫn,… có thể ta xem đó là tâm lý bình thường nhưng đều là biểu hiện của định lực không cao và cũng là kết quả của việc tu dưỡng chưa đủ.
 
duc phat tam tinh nhu mat ho
 

Học cách để tĩnh tâm

Hãy học hạnh của Đức Phật khi Phật bị vu khống tội tà dâm và giết người nhưng Ngài vẫn tĩnh lặng như tờ, xem như không có chuyện gì xảy ra.

Vội vàng ta đâu có được gì ngoài việc thỏa mã cái tâm đang khuấy động ta ngay lúc đó, nhưng sau khi nhìn lại ta thường cảm thấy hối hận về những quyết định tức thời có phần ngu ngốc và thiếu lý trí. Vậy nên, chi bằng nhận diện nó là không tốt và học cách để “luyện” cho mình tĩnh tâm từ bây giờ.

Đơn giản thôi, khi tâm trí bị khuấy động, đừng để ý tới ngoại cảnh, hãy quan sát suy nghĩ, cảm xúc của mình, sau đó hãy để cho nó được nghỉ ngơi. Hãy dành chút thời gian không suy nghĩ gì.

Càng tìm cách để giải thích, xử lý vấn đề thì càng rối thêm mà thôi. Hãy tin rằng, tâm trí sẽ tự ổn định theo cách riêng của nó, khi tâm trí bình yên như hồ nước phẳng lặng, tự khắc mọi chuyện sẽ được giải quyết, chẳng nên dùng một chút nỗ lực nào trong đó làm gì. 

Xem thêm  Lời Phật dạy về cách báo hiếu mỗi ngày, phận làm con đừng nên bỏ lỡ
arfAsync.push(“knye9xke”);
 

Tâm ta thường khó có thể tĩnh lặng khi đuổi theo những ham muốn, mà phàm là người ít ai trong cuộc đời này sống không tham muốn.
 
Tham muốn và mong muốn khác nhau ở chỗ đó, một đàng muốn cho bằng được, nếu không được thì nổi giận, oán hờn, tìm cách trả đũa và quyết tâm chiếm đoạt cho mình nên bất chấp luân thường đạo lý, có khi cũng phải giết người để thỏa mãn lòng tham muốn.
 
Thậm chí cả khi thành công, ta vui sướng thì vẫn là lúc tâm trí đang xáo trộn chứ không hẳn đó là việc đáng mừng. Thực ra, cuộc sống thành bại đan xen, được mất vô cùng, tâm người nếu vui buồn như những con sóng thì sẽ mệt mỏi không nguôi. Cho nên, dù vui hay buồn thì cuối cùng tâm tĩnh như nước mới là cảnh giới tinh thần cao thượng trong cuộc đời.

Lời Phật dạy không đánh giá qua vẻ ngoài vì có khi bạn đang tự cười nhạo chính mình
Lời Phật dạy về quả báo vu khống: Hiểm họa vô cùng sao ta mãi thờ ơ?
Phật dạy: Một việc đơn giản này nếu không làm được, dù có cúng dường Phật nhiều đến đâu cũng vô ích

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!